Siêu âm 4D thai 20 tuần những thông tin bạn cần biết

Cập nhật 24/06/2023

16.6K

Bác sĩ Chu Việt Anh

Tham vấn y khoa:Bác sĩ Chu Việt Anh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Siêu âm

Rất nhiều mẹ muốn siêu âm 4D thai 20 tuần bởi đây là một trong những mốc quan trọng để bố mẹ biết được những thay đổi về cơ thể ở cả mẹ và bé. Cụ thể những thay đổi đó là gì? Cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS tìm hiểu thêm rất nhiều thông tin hữu ích dưới đây. Các mẹ cũng theo dõi nhé!

>>> Xem thêm: Mẹ có nên siêu âm 4D 27 tuần không?

1. Có nên siêu âm 4D thai 20 tuần không?

20 tuần là một trong các giai đoạn lý tưởng để thực hiện siêu âm 4D. Sở dĩ như vậy là vì:

  • Thai nhi 20 tuần đã phát triển khá đầy đủ các bộ phận nên siêu âm 4D cho phép mẹ và bác sĩ quan sát chi tiết hình thể của thai nhi thông qua hình ảnh siêu âm.
  • Từ tuần 20 trở đi, siêu âm 4D mới có thể cho kết quả chính xác giải phẫu hình thể. Bởi trước tuần 20, thai nhi vẫn chưa hoàn thiện và còn quá nhỏ để xem chi tiết. Do đó, bác sĩ thường chỉ định mẹ nên siêu âm 2D để vừa an toàn vừa tiết kiệm chi phí.
  • Phát hiện các bất thường hoặc dị tật ở thai (nếu có) như sứt môi, hở hàm ếch, thiếu tai, thiếu ngón tay, thiếu ngón chân, tim bẩm sinh…
  • Đặc biệt, ở tuần tuổi này dù còn nhỏ nhưng thai nhi đã có đầy đủ các dòng chảy tĩnh mạch và dòng chảy tim.
  • Ở tuần tuổi 20, bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe tim phổi. Vì siêu âm 4D thai 20 tuần có thể quan sát rõ tim phổi cũng như cấu trúc của tim phổi nên  cho phép bác sĩ chẩn đoán các bất thường và dị tật nếu có.
  • Ngoài ra, siêu âm 4D ở tuần thai 20 còn giúp bác sĩ kiểm tra sức khỏe của mẹ xem có vấn đề ở tử cung, buồng trứng hay không.
Siêu âm 4D thai 20 tuần

20 tuần là một trong các giai đoạn lý tưởng để thực hiện siêu âm 4D

2. Siêu âm 4D 20 tuần tuổi biết những điều gì?

Thai 20 tuần tuổi là một trong những mốc siêu âm lý tưởng. Trong đó siêu âm 4D thai 20 tuần tuổi sẽ giúp kiểm tra dị tật thai nhi, đo lường sự phát triển của em bé, lúc này cũng là thời điểm xác định lại giới tính của con và cũng để mẹ có kế hoạch sinh nở. Cụ thể:

2.1. Kiểm tra dị tật thai nhi

Siêu âm 4D thai tuần 20 sẽ xem xét chi tiết xương, tim, não, tủy sống, mặt, thận và bụng của em bé. Những dị tật bất thường sẽ được quan sát chi tiết và dự đoán được ở giai đoạn này gồm:

  • Bất thường về hệ thần kinh, tủy sống.
  • Khiếm khuyết não.
  • Thiếu ngón tay, chân.
  • Sứt môi, hở hàm ếch.
  • Tật nứt bụng.
  • Thoát vị hoành.
  • Loạn sản xương.
  • Chứng suy nhược.
  • Hội chứng Edwards.
  • Chứng mở cột sống.
  • Co thắt thận hai bên.
  • Dị tật về tim, phổi.
Siêu âm 4D 20 tuần giúp bác sĩ kiểm tra dị tật thai nhi

Siêu âm 4D 20 tuần giúp bác sĩ kiểm tra dị tật thai nhi

2.2. Siêu âm 4D thai 20 tuần giúp đo lường sự tăng trưởng của con

Tuần thai thứ 20 là một trong những mốc quan trọng trong quá trình siêu âm thai 4D. Bởi việc siêu âm 4D ở mốc này giúp bố mẹ theo dõi sự phát triển của con như thế nào? Cụ thể:

Não bộ

Não thất bên (gồm cả đám rối mạng mạch), đường giữa, đồi thị, vách trong suốt, tiểu não, bể lớn. Bác sĩ siêu âm 4D ở tuần 20 để đánh giá sự phát triển của não và phát hiện các bất thường ở não của thai nhi như não úng thủy, nhẵn não, giãn não thất, hội chứng Dandy-Walker, không phân chia não trước, thoát vị màng não tủy, hội chứng Arnold-Chiari II

Nhịp tim

Nhịp tim bình thường của thai nhi ở tuần 20 dao động trong khoảng 120-160 lần/phút. Việc đo nhịp tim thai nhi hỗ trợ bác sĩ trong việc đánh giá tình trạng tim mạch và phát hiện các dị tật tim bẩm sinh.

Nước ối

Siêu âm 4D thai 20 tuần sẽ giúp đánh giá tình trạng lượng nước ối bình thường hay dư ối, thiểu ối hoặc đa ối.

Nhau thai

Ở tuần 20 thường không có bánh rau phụ hoặc khối u. Bác sĩ siêu âm nhau thai để đánh giá vị trí của nhau thai, có khối u hoặc bánh rau phụ không, diện tích bám nhau bám lớn hay bé, bánh nhau bám chắc không…

Dây rốn

Thông qua siêu âm 4D thai 20 tuần, bác sĩ có thể phát hiện những bất thường ở dây rốn như: dây rốn có hai mạch máu, dây rốn bám ở mép, bám ở màng hay ở trung tâm bánh nhau.

Cấu trúc phần đầu của thai nhi: Ở giai đoạn 20 tuần, thai nhi đã có vòm sọ toàn vẹn.

Kiểm tra sự phát triển của thành bụng

Có hai thận, dây rốn bám vào thành bụng bình thường. Kiểm tra sự phát triển của thành bụng bằng siêu âm 4D ở tuần 20 giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý về cơ quan tiết niệu như: thận đa nang, thận lạc chỗ, hội chứng dị dạng về số lượng thận, teo thận, tắc nghẽn đường tiểu, nang ống mật chủ, nang mạc treo, nang đuôi tụy, nang buồng trứng,…

Kiểm tra cấu trúc tim

Siêu âm 4D thai 20 tuần sẽ biết được Tim của em bé 20 tuần có hoạt động, gồm 4 buồng ở vị trí tim bình thường, buồng thoát ĐMC và ĐMP; không có thoát vị hoành. Các bác sĩ kiểm tra cấu trúc tim để phát hiện sớm các dị tật về tim ở thai nhi như: đảo gốc động mạch, thông liên thất, thất phải 2 đường ra, giãn gốc động mạch chủ, thiểu sản tâm thất trái, thiểu sản tâm thất phải, hẹp eo động mạch chủ, tim to, hội chứng Ebstein, tràn dịch màng ngoài tim,…

Xem xét dạ dày của trẻ

Dạ dày của em bé 20 tuần tuổi ở vị trí bình thường, ruột không giãn. Siêu âm kiểm tra dạ dày giúp bác sĩ phát hiện sớm các bệnh lý về ống tiêu hóa như thoát vị cơ hoành, tắc tá tràng, teo thực quản, tắc ruột…

Kiểm tra các thông số thận và bàng quang: Nhằm đánh giá và chẩn đoán xem bể thận và bàng quang có bị giãn không.

Đặc điểm khuôn mặt thai nhi

Gương mặt của thai 20 tuần tuổi có hai nhãn cầu, mặt nghiêng, có miệng, môi trên, xương mũi. Siêu âm 4D mặt thai nhi ở giai đoạn này giúp phát hiện các dị tật ở mặt như sứt môi, hở hàm ếch, thiếu tai…

Đặc điểm khuôn mặt thai nhi 20 tuần

Khuôn mặt của bé 20 tuần tuổi có mặt nghiêng, môi trên, miệng, xương mũi…

2.3 Siêu âm 4D giúp xem xét đầy đủ các chỉ số phát triển ở tuần thứ 20

Dưới đây là bảng chỉ số chuẩn về sự phát triển của thai nhi 20 tuần tuổi:

Tuổi thai (tuần) BPD (Biparietal diameter): đường kính lưỡng đỉnh (mm) FL (Femur length): chiều dài xương đùi(mm) EFW (estimated fetal weight): cân nặng ước tính (g) CRL (Crown rump length): chiều dài đầu mông (mm) HC (Head circumference): chu vi đầu(mm) AC (Abdominal circumference): chu vi vòng bụng (mm)
20 49 33 300 164 175 152

Bác sĩ sẽ đối chiếu các chỉ số chuẩn ở tuần 20 với tình trạng thực tế của thai nhi và tư vấn cho mẹ có vấn đề gì cần cải thiện không.

2.4. Siêu âm 4D giúp xác định lại giới tính thai nhi ở tuần thứ 20

Thực tế từ những lần siêu âm trước mẹ đã được dự đoán về giới tính của con rồi, tuy nhiên vì tuần tuổi nhỏ nên có thể xuất hiện sai lệch.

20 tuần là giai đoạn thai nhi đã phát triển khá đầy đủ về bộ phận sinh dục giúp nên việc siêu âm 4D để xác định giới tính chính xác hơn. Ở bé gái, buồng trứng phát triển hoàn chỉnh (có khoảng 7 triệu trứng) và di chuyển từ ổ bụng xuống tử cung. Ở bé trai, tinh hoàn được tạo thành trong ổ bụng và chứa tinh trùng chưa trưởng thành.

Ở bé trai, tinh hoàn được tạo thành trong ổ bụng và chứa tinh trùng chưa trưởng thành

Ở bé trai, tinh hoàn được tạo thành trong ổ bụng

Ở bé trai, tinh hoàn được tạo thành trong ổ bụng

Ở bé gái, buồng trứng phát triển hoàn chỉnh và di chuyển từ ổ bụng xuống tử cung

Ở bé gái, buồng trứng phát triển hoàn chỉnh

Ở bé gái, buồng trứng phát triển hoàn chỉnh

2.5. Kiểm tra tử cung, lên kế hoạch sinh nở

Siêu âm 4D tuần 20 giúp bác sĩ kiểm tra chi tiết về:

  • Tử cung: Đo chiều dài tử cung ở mẹ bầu có tiền sử sinh non hoặc dấu hiệu dọa sinh non.
  • Buồng trứng: Hạn chế đánh giá do tử cung lớn, thấy khối u lớn hoặc bệnh lý cấp tính như xoắn, chảy máu trong nang.
  • Dây rốn: 3 mạch máu, đánh giá doppler động mạch rốn.
  • Nhau thai: Vị trí bám, độ dày và trưởng thành bánh rau.
  • Nước ối: Kiểm tra số lượng thừa hay thiếu.

Từ những kiểm tra trên, bác sĩ sẽ đưa ra khuyến nghị liên quan đến kế hoạch sinh nở, đảm bảo việc sinh em bé khỏe mạnh.

3. Phải làm sao nếu siêu âm 4D thai 20 tuần phát hiện bất thường?

Khi siêu âm 4D thai 20 tuần phát hiện có dấu hiệu bất thường, mẹ sẽ được thông báo vấn đề ngay lập tức và tùy từng trường hợp sẽ được tư vấn để làm thêm các xét nghiệm khác nhau.

Chuyển mẹ bầu đến bác sỹ sản khoa hoặc bác sĩ y học bào thai để tư vấn và điều trị theo từng bất thường cụ thể.

Nếu phát hiện bất thường qua siêu âm, mẹ bầu sẽ được tư vấn và điều trị bởi bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ y học bào thai.

4. Hình ảnh, video siêu âm 4D thai nhi 20 tuần tuổi

Dưới đây là một số hình ảnh siêu âm 4D thai nhi 20 tuần tuổi:

Hình ảnh siêu âm 4D thai nhi 20 tuần tuổi phát triển khỏe mạnh và bình thường

Hình ảnh siêu âm 4D 20 tuần phát triển bình thường

Hình ảnh siêu âm 4D 20 tuần phát triển bình thường

Hình ảnh siêu âm 4D thai nhi 20 tuần tuổi có dấu hiệu bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch

Hình ảnh siêu âm 4D thai nhi 20 tuần tuổi có dấu hiệu bị dị tật sứt môi

Hình ảnh siêu âm 4D thai nhi 20 tuần tuổi có dấu hiệu bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch

Siêu âm 4D thai 20 tuần là một cột mốc quan trọng để đánh giá tình trạng thai nhi. Tuy hiện tại siêu âm 4D được coi là an toàn, không có hại gì đến thai nhi nhưng mẹ cũng nên lưu ý không nên lạm dụng. Chỉ nên siêu âm 4D khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc và cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366!

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám