1.7K
Tác giả:MEDIPLUS
•
Chuyên mục:Sức khỏe
MỤC LỤC
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Chính vì thế, rất nhiều chị em quan tâm đến việc xây dựng thực đơn, lựa chọn các món ăn bổ máu giúp nâng cao sức khỏe cho gia đình. Top 10 món ăn dưới đây không chỉ đem lại sự đa dạng trong thực đơn mà còn là những món ăn rất tốt cho sức khỏe chị em đừng bỏ lỡ nhé!
Thịt bò là một trong những thực phẩm có chứa rất nhiều các dưỡng chất cần thiết như: axit amin, chất béo, vitamin, khoáng chất,… tốt cho cơ thể.
Đặc biệt hàm lượng chất sắt trong nó vô cùng lớn, nên đây là món ăn bổ máu được nhiều chị em nội trợ lựa chọn. Theo nghiên cứu cho thấy trong 100g thịt bò có chứa tới 3,1mg sắt. Ngoài ra trong thịt bò còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin B3, B6, B12, kẽm và phốt pho.
Chất sắt trong cơ thể tham gia quá trình tổng hợp hemoglobin-một yếu tố cần thiết để vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận khác. Sắt tham gia cấu tạo hồng cầu, do đó nếu thiếu sắt, sẽ dẫn đến triệu chứng thiếu máu như yếu ớt, mệt mỏi,…
Ngoài ra, hàm lượng protein và vitamin B6 cao, giúp quá trình chuyển hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng, xây dựng hệ thống miễn dịch, góp phần hồi phục cơ thể sau khi hoạt động với cường độ cao. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý chỉ nên ăn một lượng vừa phải: từ 300g đến 500g mỗi tuần không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Thịt bò là món ăn phổ biến trong thực đơn của các gia đình
Theo đông y, lòng đỏ trứng gà có tác dụng bổ huyết, tốt cho thần kinh, thích hợp với người thiếu máu, phụ nữ có thai… Lòng đỏ cũng là phần quan trọng nhất của trứng gà, trong 100g lòng đỏ có chứa tới 13,6g protein, 134mg canxi, 7mg sắt, 3,7mg kẽm, cùng nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin A, cholesterol,…
Do đó, ăn trứng có thể hạn chế nguy cơ thiếu dinh dưỡng, tốt cho máu, tăng cường lượng máu đi nuôi cơ thể. Món trứng luộc hoặc hấp sẽ cung cấp nguồn năng lượng, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, phòng chống bệnh thiếu máu.
Không chỉ tươi ngon, hấp dẫn, hải sản còn là món ăn bổ máu, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Một số món hải sản như tôm, cua, sò, hàu, cá thu, cá hồi,… đều là những thực phẩm giúp điều trị thiếu máu hiệu quả.
Trong 100g tôm có 3mg sắt, trong 100g cua đồng có 4,7mg sắt,… Không những giàu chất sắt, hải sản còn chứa hàm lượng lớn các khoáng chất như: chất kẽm, photpho, vitamin,… có lợi cho cơ thể.
Khoai tây là thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khoẻ như vitamin C, D, sắt, chất xơ,… Vitamin C có trong khoai tây giúp kháng viêm, giảm đau, tăng sức đề kháng.
Ngoài ra, khoai tây còn cung cấp nguồn chất sắt dồi dào cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy trong 100g khoai tây sẽ có 3,2 mg sắt. Chính vì thế bổ sung khoai tây vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày là giải pháp đơn giản để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên nên luộc, hấp khoai tây thay vì chiên, rán để không gây hại cho cơ thể bởi chất béo bão hoà có trong dầu.
Khoai tây là món ăn giúp bổ máu, tăng cường sức đề kháng
Nhiều nghiên cứu chỉ ra bí ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vitamin C của bí ngô có tác dụng tăng cường tổng hợp các globulin miễn dịch hỗ trợ bạch cầu hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, bí ngô còn chứa nhiều sắt tốt cho cơ thể. Vì trong 100g bí ngô có 15mg sắt nên rất tốt cho những người đang có triệu chứng thiếu máu như gầy gò, xanh xao,… Bí ngô là món ăn bổ máu, dễ ăn, do đó chúng thường là nguyên liệu ưa chuộng trong thực đơn ăn dặm của các bé.
Rau được nhiều người tiêu dùng biết đến là loại thực phẩm ít calo và giàu dưỡng chất, có nhiều lợi ích trong việc phòng và chống các bệnh, tăng sức đề kháng, đặc biệt các loại rau xanh đậm còn có tác dụng bổ huyết.
Ngoài cung cấp vitamin và khoáng chất, chất xơ,… thì các loại rau màu xanh đậm còn chứa rất nhiều sắt và vitamin C đảm bảo bổ sung đủ và tăng cường hấp thu sắt cho cơ thể.
Hơn nữa, trong các loại rau xanh đậm còn chứa hàm lượng acid folic – một vitamin tham gia vào quá trình tạo máu, thiếu acid này có thể gây ra bệnh hồng cầu khổng lồ. Cải bó xôi, rau ngót, rau cần tây, súp lơ… đều được xếp vào danh sách các món ăn bổ máu.
Nói về các món ăn bổ máu, không thể không nhắc đến gan động vật. Các loại gan bò, gan gà, gan lợn,… đều là những thực phẩm giúp bổ máu vì chúng chứa hàm lượng sắt cao. Cụ thể, trong gan lợn chứa 12mg sắt, trong gan gà chứa 10mg sắt, trong gan bò chứa 6,5mg sắt.
Tuy nhiên, khi ăn cần rửa sạch, ngâm với nước hoặc sữa để loại bỏ các chất độc trong gan và nấu chín trước khi ăn để không gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt trong gan có chứa nhiều cholesterol, do đó nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, mắc các bệnh tim mạch.
Gan động vật chứa hàm lượng sắt cao tốt cho máu
Sắt là một trong các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu của cơ thể. Các loại đậu như: đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh,… đều chứa hàm lượng sắt cao. Trong 100g đậu nành hoặc đậu xanh có đến 15,7g sắt. Hơn nữa, trong đậu còn có molypden – một loại khoáng chất cần thiết giúp cơ thể hấp thụ sắt và phát huy chức năng của enzyme.
Các loại hạt này có thể chế biến thành các món ăn như đậu phụ rán, canh đậu hoặc chế biến thành các loại sữa hạt để uống. Lưu ý, nên lựa chọn các loại đậu sạch, nguồn gốc rõ ràng để không gây hại cho sức khỏe.
Các loại đậu thường chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có cả sắt
Không thể bỏ qua các loại quả mọng khi nhắc đến các món ăn bổ máu. Các loại quả mọng như cam, quýt, bưởi,… rất giàu vitamin C. Đây là loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu chất sắt, thúc đẩy hoạt động lưu thông máu trong cơ thể. Ngoài ra trong các loại quả mọng có chứa cả sắt, vitamin B12, axit folic,… đều cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu. Sự hiện diện của các chất này giúp các loại quả mọng trở thành thực phẩm bổ sắt được các mẹ ưu ái lựa chọn cho trẻ lười ăn rau.
Trong nho khô có chứa nhiều dưỡng chất như: axit amin, canxi, vitamin, sắt, kẽm,… là những chất cần thiết cho quá trình tạo máu. Nho còn có nhiều chất oxy hóa, thúc đẩy cơ thể sản sinh ra tế bào bạch cầu, tăng sức đề kháng, hạn chế bệnh thiếu máu.
Bên cạnh đó, nho còn có vai trò trong việc lọc sạch và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Do đó, bổ sung nho khô vào thực đơn bằng cách ăn kèm cùng ngũ cốc, yến mạch, sữa chua,.. sẽ cải thiện thiếu máu, thúc đẩy quá trình đông máu để nhanh làm lành vết thương.
Bổ sung đầy đủ những loại thực phẩm giàu sắt, vitamin, axit folic,… sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu an toàn, hiệu quả. Với top 10 món ăn bổ máu trên đây các chị em có thể phối hợp và chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau để đem lại sự đa dạng trong mâm cơm gia đình. Nếu còn bất kì điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn về chăm sức khỏe gia đình, xin vui lòng liên hệ qua Hotline 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia y tế của MEDIPLUS!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Nhiều cặp vợ chồng tiết lộ rằng việc quan hệ khi mang thai giúp họ có trải nghiệm tốt nhất trong đời sống tình dục.…
Chuyên mục: Sức khỏe
Quan hệ tình dục không chỉ mang lại sự thân mật và gắn kết giữa hai người, mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe…
Quan hệ sau 8 ngày thử thai được chưa?, hay Có thai mấy tuần thì thử que lên 2 vạch? là băn khoăn của rất…
1 hiệp quan hệ là bao lâu? Là thắc mắc của rất nhiều cặp đôi thời gian qua. Không có một con số chính xác,…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.