Chàm sữa ở trẻ sơ sinh (lác sữa): Mẹ bỉm xử trí thế nào?

Cập nhật 12/05/2023

1.9K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Chàm sữa là bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khiến nhiều ba mẹ lo lắng đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Nếu con của bạn đang gặp phải tình trạng này và chưa biết cách xử trí như thế nào, hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn và có cách chăm sóc trẻ thật tốt nhé!

Mẹ đã biết gì về chàm sữa ở trẻ sơ sinh chưa?

Chàm sữa ở trẻ là gì?

Chàm sữa ở trẻ nhỏ là gì, có nguy hiểm không?

Chàm sữa (hay lác sữa) ở trẻ sơ sinh là bệnh lý viêm da cơ địa thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi. Nguyên nhân gây nên bệnh lý này có thể do trẻ có cơ địa dị ứng hoặc do di truyền. Chàm sữa tuy không nguy hiểm nhưng khó khăn trong việc điều trị dứt điểm và có thể tái phát nhiều lần gây mẩn đỏ và ngứa cho trẻ.

Một cách đơn giản hơn để ba mẹ có thể dễ hiểu thì đây là một bệnh lý viêm da cơ địa do rối loạn hệ thống miễn dịch. Các vết chàm sữa ở trẻ sơ sinh được chia ra ở các mức độ khác nhau:

  • Mức độ cấp tính: Xuất hiện những mụn nước màu đỏ hồng, có chứa dịch, ngứa tại vùng da bị tổn thương.
  • Mức độ mãn tính: Da khô thành từng mảng, dày, tróc vảy, sắc tố da tại vùng bị tổn thương thay đổi sau khi viêm
  • Mức độ bán cấp: Giai đoạn trung gian giữa mức độ cấp tính và mãn tính.

Chàm sữa ở trẻ nguyên nhân và dấu hiểu nào để biết?

Hiện nay, theo các bác sĩ chuyên khoa cho hay, nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được rõ ràng. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu thì nguyên nhân gây chàm sữa có thể là:

  • Trẻ có cơ địa dị ứng hoặc do di truyền (bố hoặc mẹ có tiền sử mắc các bệnh lý hen suyễn, dị ứng thời tiết, mề đay)
  • Dị ứng với các loại thực phẩm người mẹ sử dụng. Khi mẹ ăn các thực phẩm chứa nhiều chất đạm, đồ tanh gây ảnh hưởng đến nguồn sữa khiến cơ thể bé không thích ứng được gây dị ứng.
  • Da của trẻ sơ sinh còn yếu nên các tác nhân bên ngoài như: khói bụi, thời tiết, lông động vật hoặc từ đồ chơi của trẻ nếu không được vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây chàm sữa.
Dấu hiệu nhận biết chàm sữa

Những triệu chứng điển hình để nhận biết trẻ bị chàm sữa

Dưới đây là một số dấu hiệu để mẹ nhận biết:

Cha mẹ có thể nhận biết những dấu hiệu bệnh lý chàm sữa ở trẻ sơ sinh trực tiếp bằng cách quan sát những thay đổi trên cơ thể của bé.

  • Xuất hiện những tổn thương ở hai bên má, mặt, chân tay và có thể lan rộng toàn thân.
  • Giai đoạn đầu da có hiện tượng mẩn đỏ và ngứa kèm theo các hạt nhỏ li ti màu trắng trên bề mặt da. 
  • Giai đoạn 2 bắt đầu xuất hiện các mụn nước kích thước nhỏ, chúng có thể lan ra những vùng da xung quanh.
  • Mụn nước căng dần và vỡ ra gây viêm nhiễm khiến trẻ có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.
  • Mụn nước sau khi vỡ sẽ đóng vảy khiến cho vùng da tổn thương bị khô, đóng vảy và bong dần. 
  • Ngoài ra trẻ còn có các triệu chứng khác kèm theo như: hen suyễn, viêm mũi, dị ứng.

Tuy nhiên, có nhiều ba mẹ bị nhầm lẫn các dấu hiệu của bệnh chàm sữa với các bệnh lý về da khác như: chốc, mề đay, vảy trắng,…

  • Mề đay: chỉ là những nốt mẩn đỏ xuất hiện rải rác trên da mặt.
  • Chốc: Vùng da tổn thương cũng xuất hiện mụn nước hoặc bọc nước nhưng sau đó tiến triển thành các mụn mủ, khi bị vỡ đóng vảy màu vàng
  • Vảy trắng: là những vùng da bị giảm sắc tố có màu trắng, vảy mịn và xuất hiện ở má, tay và phần thân trên.

Bệnh chàm sữa thuyên giảm dần theo thời gian và có thể mất hẳn khi trẻ được 2 tuổi. Nhưng trong trường hợp trên 4 tuổi mà vẫn chưa khỏi thì có thể gây chàm mạn tính, cần được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị.

Chăm sóc và điều trị chàm chữa cho bé đúng cách

Mục tiêu điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh là giảm ngứa, tránh bội nhiễm, nhiễm khuẩn trên da và hạn chế tái phát. Trong quá trình điều trị chàm sữa cho trẻ bố mẹ cần lưu ý.

  • Hạn chế tiếp xúc với các chất dị nguyên, nguyên nhân gây bệnh.
  • Không tự ý mua thuốc bôi điều trị chàm sữa, đặc biệt là các thuốc corticoid cũng như các loại thuốc lá dân gian đắp lên da. Bởi vì đây sẽ là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bội nhiễm nấm, làm teo da cũng như mất sắc tố da khiến cho bệnh ngày càng nặng.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa da liễu trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào cho trẻ.

Đối với những trẻ sơ sinh bị chàm sữa, da bé khá nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương cần được chăm sóc cẩn thận.

  • Nên cho trẻ bú sữa mẹ tối thiểu là 6 tháng sau khi sinh để tạo hàng rào miễn dịch vững chãi.
  • Chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ đủ 6 tháng.
  • Tránh cho trẻ ăn những loại thực phẩm gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Giữ cho làn da của trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng. Nếu da trẻ khô thì cần sử dụng thêm kem dưỡng ẩm cho trẻ ít nhất 2 lần mỗi ngày.
  • Lựa chọn những bộ quần áo thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt và không giặt quần áo cho trẻ bằng các loại hóa chất tẩy rửa.
  • Khi tắm cho trẻ bị chàm sữa không nên tắm quá lâu, chỉ nên tắm bằng nước ấm và không sử dụng sữa tắm có nhiều hóa chất.
  • Thường xuyên thay ga trải giường, giữ gìn môi trường xung quanh bé luôn được sạch sẽ, không ô nhiễm, không có lông động vật
  • Vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên để hạn chế các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng có khả năng gây nhiễm trùng cho da bé.

Những vấn đề về chàm sữa Mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh bị chàm sữa thì không nên ăn gì?

Nguồn thực phẩm bổ sung hàng ngày chủ yếu cho trẻ sơ sinh là thông qua sữa mẹ. Chính vì thế, với trẻ đang bú sữa mẹ mà bị chàm sữa thì người mẹ cần hạn chế ăn các loại thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm có chất gây tanh như tôm, cua, cá hoặc tảo, lạc, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa. Đây là những thực phẩm dễ gây dị ứng. Khi mẹ ăn các loại thực phẩm này, chúng sẽ bài tiết vào sữa mẹ và gây kích thích chuỗi dị ứng khi trẻ bú.
  • Thực phẩm có chất béo như các đồ ăn chiên rán, thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể gây kích hoạt cơ địa dị ứng. Điều này sẽ dẫn đến chàm sữa ở trẻ dễ phát sinh thêm nốt.
  • Thực phẩm cay, nóng như ớt, tiêu: Đây có thể là những loại gia vị kích thích tiêu hóa tốt  nhưng lại khiến sữa mẹ bị nóng làm cho tình trạng chàm sữa ở trẻ sẽ ngày càng trầm trọng. 

Trẻ sơ sinh bị chàm thì có tự hết được không?

Thông thường tình trạng chàm sữa trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi trên 2 tuổi, bởi vì lúc này hàng rào miễn dịch của trẻ đã vững chắc hơn. Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn ngừa tình trạng chàm sữa phát triển thành chàm mạn tính.

Để quá trình điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh an toàn, nhanh chóng và có hiệu quả, bố mẹ nên cho bé đi khám sớm để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp xử trí, chăm sóc trẻ phù hợp.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Khi quan hệ con gái có ra gì không? 6 Dấu hiệu bạn nữ lên đỉnh

    Trong khi quan hệ tình dục, con trai thường đạt cực khoái và dẫn đến việc xuất tinh. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người…

    16 Th9, 2024
    4.5K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    1 hiệp quan hệ là bao lâu? 6 cách kéo dài thời gian quan hệ

    1 hiệp quan hệ là bao lâu? Là thắc mắc của rất nhiều cặp đôi thời gian qua. Không có một con số chính xác,…

    16 Th9, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Tiêm bạch hầu ho gà uốn ván có sốt không? 2 Lưu ý khi tiêm

    Nhờ vào sự phát triển của khoa học và công nghệ sản xuất vắc xin, các loại vacxin bạch hầu ho gà uốn ván đã…

    16 Th9, 2024
    185

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu? 3 Lưu ý

    Tiêm vắc-xin là một trong những biện pháp phòng ngừa bạch hầu ho gà uốn ván hiệu quả. Vậy cụ thể tiêm bạch hầu ho…

    16 Th9, 2024
    213

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám