Đau nửa đầu bên phải cảnh báo tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm

Cập nhật 12/05/2023

3.1K

BSCKII Nguyễn Thanh Tùng

Tham vấn y khoa:BSCKII Nguyễn Thanh Tùng

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Đau nửa đầu bên phải là vấn đề sức khỏe mà nhiều người gặp phải, tình trạng đau này cứ lặp lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và làm việc của người bệnh. Vậy đau nửa đầu bên phải là bị gì, có nguy hiểm không và làm thế nào để giảm tình trạng đau này?

Tình trạng đau nửa đầu bên phải

Tình trạng đau nửa đầu bên phải là đau ở bên phải đầu, kèm theo xung quanh thái dương và hốc mắt, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ sự lưu thông máu kém ở não do mệt mỏi, căng thẳng, do một số bệnh lý nguy hiểm, hoặc một vài lý do khác.

Tình trạng đau có thể kèm theo chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thị giác. Mức độ đau tùy thuộc mỗi người: có người đau âm ỉ, dữ dội hoặc đau nhói thành từng cơn. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi và ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của họ.

Đau nửa đầu bên phải

Đau nửa đầu bên phải, triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý

Đau nửa đầu bên phải nguyên nhân do đâu

Tình trạng đau đầu có khá nhiều loại, hiện tại vẫn chưa có một nguyên nhân cụ thể và rõ ràng cho hiện tượng này. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế nhận định, nguyên nhân gây đau đầu bên phải chủ yếu gồm:

Đầu đau nhức do vấn đề về thần kinh

Một số bệnh lý về thần kinh gây nên tình trạng đau nửa đầu cho người bệnh thường gặp:

  • Tổn thương, viêm dây thần kinh chẩm: Gây cảm giác đau, nhói phía sau đầu, dọc theo vùng đầu bên phải, da đầu trở nên nhạy cảm, đau cả ở vị trí sau hốc mắt và nhạy cảm với ánh sáng.
  • Viêm động mạch thái dương (động mạch cung cấp máu cho đầu và não): cơ thể mệt mỏi, vùng đầu bên phải đau nhức dữ dội, đau cả phần thái dương và hàm.
  • Rối loạn dây thần kinh sinh ba: sự rối loạn khi truyền tín hiệu của dây thần kinh sinh ba từ đáy não lên gây cơn đau dữ dội ở một bên đầu tại một thời điểm.
  • Thiếu máu lên não: Do sự thiếu oxy lên não khiến não phản ứng lại bằng các cơn đau và có đau nửa đầu bên phải. Thường các cơn đau không quá dữ dội nhưng đi kèm là các biểu hiện: choáng váng, tê đầu ngón tay, nhức mỏi vùng vai gáy…
  • Có khối u trong não: Sự phát triển lớn dần của các khối u trong não chèn ép vào các dây thần kinh, gây nên các cơn đau nửa đầu vùng bên phải.
  • Đột quỵ: Hiện tượng lưu thông máu lên não bị ngưng trệ, tắc nghẽn đột ngột gây nên đau đầu dữ dội kèm suy kiệt cơ thể.

Đau nửa đầu do tác dụng từ các loại thuốc

Nguyên nhân gây đau nửa đầu cũng có thể bắt nguồn do tác dụng phụ của một số loại thuốc người bệnh sử dụng. Việc lạm dụng sử dụng một số loại thuốc để điều trị như: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen… khiến người dùng cảm thấy đau nửa đầu bên phải. Tuy nhiên, đau nửa đầu do tác dụng từ các loại thuốc là nguyên nhân thứ phát, có thể hồi phục.

Để tránh tình trạng này và đảm bảo an toàn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, sử dụng đúng liều lượng theo quy định của bác sĩ.

Căng thẳng kéo dài khiến đầu đau nhức

Khá nhiều người bị chứng đau nửa đầu do căng thẳng, stress kéo dài, đặc biệt thường xuyên xảy ra với những người làm việc cường độ cao, nhiều áp lực trong cuộc sống.

Sự căng thẳng thần kinh dẫn đến não bộ bị kích thích về sinh lý hoặc tâm lý. Các kích thích này kéo dài, kích thích khiến não bộ phải hoạt động liên tục và quá sức, các mạch máu não co giãn bất thường gây tình trạng đau, khó chịu cho người bệnh.

Để tránh tình trạng này, bệnh nhân cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, nên có thời gian dành cho các hoạt động vui chơi, giải trí để đầu óc thả lỏng, thư giãn.

Một số nguyên nhân khác gây đau đầu

  • Rối loạn nội tiết ở nữ giới: Liên quan đến hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen thay đổi gây nên đau nửa đầu ở các chị em phụ nữ (trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh và mãn kinh…)
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc không khoa học: Sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe… hay ăn nhiều đồ ngọt, mì chính, socola… đều gây hại đến sức khỏe và có thể là nguyên nhân dẫn đến đau nửa đầu. Việc thường xuyên bỏ bữa, thức khuya, sử dụng nhiều các thiết bị điện tử và làm việc với cường độ cao cũng khiến cơ thể mệt mỏi, nhịp sinh hoạt bị đảo lộn và rối loạn các chuyển hóa trong cơ thể gây đau nửa đầu.
  • Thường xuyên ở trong môi trường âm thanh quá lớn làm tăng nguy cơ đau nửa đầu do các dây thần kinh thính giác liên hệ với não bộ người. Các đối tượng nguy cơ cao cần chú ý như: công nhân xây dựng, làm việc tại các mỏ, xưởng cơ khí…
  • Đau nửa đầu cũng có thể do thay đổi thời tiết khiến người mệt mỏi, bị cảm cúm, ốm… hoặc do yếu tố di truyền từ gia đình.

Đau nửa đầu với các dạng và triệu chứng khác nhau

Chứng đau nửa đầu bên phải có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện sớm thông qua các triệu chứng để đưa ra cách điều trị đúng cách.

Đau đầu thoáng qua (Migraine)

Đau đầu thoáng qua Migraine

Triệu chứng đau đầu thoáng qua nguyên phát Migraine

Đau đầu thoáng qua(Migraine) là chứng đau đầu nguyên phát và chia thành từng đợt. Các cơn đau đầu có thể vừa hoặc nặng và đau nhói ở một bên đầu. Đi kèm với cơn đau là các biểu hiện triệu chứng khác như: buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, ù tai…

Cơn đau có thể kéo dài nhiều tiếng đồng hồ đến nhiều ngày và khiến cho bệnh nhân mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của họ.

Một số bệnh nhân có thể gặp các dấu hiệu cảnh báo trước của dạng đau nửa đầu này(aura) như: rối loạn thị giác, ngứa da bên mặt hoặc tay chân, rối loạn ngôn ngữ khiến gặp khó khăn khi nói chuyện, thay đổi mùi vị…

Triệu chứng đau đầu chùm

Đau đầu chùm là chứng đau đầu kèm theo đau tại các vùng quanh ổ mắt hoặc thái dương một bên, có thể lan sang vùng khác trên đầu, mặt, cổ và vai. Cơn đau dữ dội, cảm giác đâm xuyên, rát bỏng một bên đầu. Các cơn đau chùm thường đột ngột và không có dấu hiệu báo trước nào, có thể xuất hiện cùng một thời điểm mỗi ngày và có thể kéo dài, xuất hiện theo chu kỳ.

Đau đầu chùm còn đi kèm với các triệu chứng khác như: cảm giác bồn chồn khó chịu, đổ mồ hôi, ngạt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt và mắt đỏ,… Bệnh thường gặp ở nam giới và xu hướng phát triển ở người nam trên 20 tuổi, có nhiều người mắc bệnh cũng do sử dụng rượu quá mức gây khởi phát cơn đau và còn do yếu tố bệnh sử gia đình.

Đau đầu mãn tính

Đau đầu mãn tính khi người bệnh bị đau đầu kéo dài trên 15 ngày. Bệnh nhân có các cơn đau đầu kinh niên hàng ngày với mức độ đau từ vừa đến nặng. Nguyên nhân gây nên đau đầu mãn tính có thể do bệnh nhân bị stress, căng thẳng kéo dài hoặc do các tổn thương thần kinh gây nên. Do tình trạng bệnh kéo dài và thường xuyên nên rất ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, họ cần cải thiện bằng cách đi khám bác sĩ, luyện tập thư giãn và có chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ hợp lý.

Thường xuyên bị đau nửa đầu bên phải là bị bệnh gì?

Thường xuyên bị đau nửa đầu bên phải, người bệnh không nên chủ quan bởi đó có thể cảnh báo cho những bệnh lý sau: tổn thương, viêm dây thần kinh chẩm dẫn đến đau dây thần kinh chẩm.

Bệnh viêm động mạch thái dương (viêm động mạch tế bào khổng lồ), xuất hiện các khối u chèn ép lên dây thần kinh não, hoặc nguy hiểm hơn là cảnh báo hiện tượng đột quỵ do không cung cấp đủ máu lên não, cần đặc biệt lưu ý.

Đau nửa đầu bên phải kéo dài có thể gây nên nguy cơ mắc bệnh trầm cảm đặc biệt là ở phụ nữ. Hơn nữa, đau nửa đầu bên phải kèm theo các triệu chứng như sốt, nhức mắt, buồn nôn có thể là dấu hiệu của các bệnh như viêm màng não, bệnh viêm xoang…

Bởi vậy khi tình trạng đau nửa đầu thường xuyên, không thuyên giảm, người bệnh nên đi khám và làm các xét nghiệm để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp sớm, tránh để lâu có thể gây ảnh hưởng sức khỏe.

Chứng đau nửa đầu bên phải có nguy hiểm không?

Đối tượng nào cũng có thể mắc chứng đau nửa đầu bên phải, kể cả người trẻ, đặc biệt dưới áp lực cuộc sống hiện đại ngày nay bệnh trở nên khá phổ biến.

Chứng đau nửa đầu không gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng con người, tuy nhiên đau đầu kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Người bệnh cũng không nên chủ quan khi mắc phải chứng đau nửa đầu bên phải bởi đó có thể là dấu hiệu bản thân đang mắc phải một số bệnh lý liên quan đến thần kinh, não và nguy hiểm hơn là dấu hiệu của đột quỵ.

Khi bị đau kéo dài thường xuyên hoặc đau quá dữ dội kèm một số triệu chứng khác như sốt, nhức mắt, nôn… cần đi khám ngay để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị sớm.

Làm gì để giảm tình trạng đau nửa đầu bên phải?

Có thể giảm tình trạng đau nửa đầu bên phải bằng cách điều chỉnh lối sống sinh hoạt lành mạnh, sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, tránh làm việc với cường độ cao và nên nghỉ ngơi, vui chơi để giảm căng thẳng, stress.

  • Nếu bị đau đầu, nên dành một khoảng thời gian cố định trong ngày để vận động, tập thể dục, yoga. Tập thể dục giúp cơ thể giải phóng ra hormon endorphins – giúp cơ thể giảm đau tự nhiên, làm giảm căng thẳng và mang đến giấc ngủ ngon.
Tập Yoga giúp giảm đau đầu

Các bài tập Yoga nhẹ nhàng giúp giảm nhanh các cơn đau đầu

  • Cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng các nhóm thực phẩm: carbohydrate, protein, nhóm chất béo, vitamin và khoáng chất, uống nhiều nước. Tránh các thực phẩm kích thích như cafe, rượu, bột ngọt…
  • Ngủ đủ giấc và hạn chế thời gian cho các thiết bị điện tử. Tránh xa những nơi âm thanh quá lớn, ánh sáng mạnh hoặc có những mùi hương nồng nặc.
  • Khi bị đau đầu có thể sử dụng các thuốc giảm đau nếu đầu đau quá mức, tuy nhiên không nên quá lạm dụng. Và cần có chỉ định hoặc hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về hướng dân sử dụng.
  • Chườm nóng hoặc lạnh trên trán, sau gáy và xoa bóp nhẹ nhàng các cơ căng cứng ở cổ vai, đồng thời có thể sử dụng chút tinh dầu có mùi hương dễ chịu, nhẹ nhàng.

Trong trường hợp đau đầu dữ dội không thuyên giảm và đau kéo dài, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và chẩn đoán nếu mắc phải các bệnh lý hoặc đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết về đau nửa đầu bên phải. Khi xuất hiện triệu chứng này, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, làm các xét nghiệm thích hợp để xác định chính xác nguyên nhân và có phác đồ điều trị đúng.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo thêm, không thay thế phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn sơ cứu gãy xương đúng kỹ thuật

    Sơ cứu gãy xương là một kỹ thuật vô cùng cần thiệt trong cuộc sống. Gãy xương xảy ra khi xương phải chịu một lực…

    07 Th11, 2023
    625

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm ở bé gái bố mẹ không được bỏ qua

    Thông thường, độ tuổi dậy thì ở bé gái trung bình từ 8 – 13 tuổi. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân nào đó…

    19 Th6, 2023
    955

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Chu Việt Anh

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Thai trứng bán phần là gì? Có nguy hiểm hay không?

    Thai trứng bán phần hay bệnh lý thai trứng nói chung là một bệnh lý rất hay gặp ở các mẹ bầu trong quá trình…

    16 Th8, 2023
    1.6K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sức khỏe, Sản khoa

    Loạn thị là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Loạn thị là một tật ở mắt có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn sẽ thắc mắc vậy loạn thị có…

    29 Th8, 2023
    660

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám