Dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm ở bé gái bố mẹ không được bỏ qua

Cập nhật 19/06/2023

1.3K

Bác sĩ Chu Việt Anh

Tham vấn y khoa:Bác sĩ Chu Việt Anh

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Thông thường, độ tuổi dậy thì ở bé gái trung bình từ 8 – 13 tuổi. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân nào đó gây dậy thì sớm ở bé gái với các biểu hiện: tuyến vú phát triển, chiều cao tăng nhanh, hành kinh sớm,… Dậy thì sớm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý cũng như sức khỏe của con. Chính vì thế, bố mẹ cần theo dõi và tuyệt đối không được chủ quan trước bất cứ sự thay đổi nào.

1. Nguyên nhân gây dậy thì sớm ở bé gái

Theo các nghiên cứu, hiện tượng dậy thì ở trẻ bắt đầu khi não bắt đầu thực hiện quá trình sản xuất hormon giải phóng gonadotropin (GnRH). Đây là hormon kích thích tuyến yên sản xuất estrogen, từ đó kích thích sự tăng trưởng và phát triển đặc tính sinh dục của bé gái.

Dậy thì sớm là tình trạng phát triển các đặc tính sinh dục sớm hơn bình thường ở bé gái là trước 8 tuổi.

Dậy thì sớm là tình trạng phát triển các đặc tính sinh dục sớm hơn bình thường ở bé gái là trước 8 tuổi.

Dậy thì sớm ở bé gái có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như u buồng trứng, u tuyến thượng thận, u tuyến yên, u não, rối loạn hormon, tiền sử gia đình, di truyền hiếm gặp,…Tuy nhiên một số trường hợp dậy thì sớm không rõ nguyên nhân cụ thể:

1.1 Dậy thì sớm trung ương

Với những trẻ dậy thì sớm kiểu này đa phần thường không có tiềm ẩn vấn đề về sức khỏe và cũng không có lý do nhất định gây nên tình trạng này.

Một số nguyên nhân có thể gây ra dậy thì sớm trung ương (chỉ xảy ra với một số ít trường hợp) có thể kể đến như:

  • Có khối u trong hệ thống thần kinh trung ương (não hoặc tủy sống).
  • Trẻ sinh ra đã có khiếm khuyết tại não như tràn dịch não (có khối chất lỏng dư thừa tích tụ tại não, khối ung thư não,…)
  • Tổn thương tại não hoặc tủy sống. Bị bức xạ tác động đến não hay tủy sống.
  • Hội chứng di truyền hiếm gặp gây ảnh hưởng xương, màu da, vấn đề nội tiết tố – Hội chứng McCune – Albright.
  • Tuyến thượng thận bị tăng sản bẩm sinh: có một nhóm các rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sản xuất hormon tại đây.
  • Suy giáp.

1.2 Dậy thì sớm ngoại vi

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm ngoại vi là do lượng hormone estrogen trong cơ thể. Các vấn đề tại buồng trứng: u nang buồng trứng, khối u buồng trứng,…; khối u ở tuyến thượng thận hay trong tuyến yên cũng gây kích thích tiết ra estrogen.

Ngày nay, trẻ có thể được tiếp xúc sớm với các hình ảnh dành cho người lớn qua sách báo, phim ảnh, mạng internet, những hình ảnh tác động lên tuyến yên, buồng trứng, gây giải phóng hormone khiến bé gái dậy thì sớm.

1.3 Một số nguyên nhân khác

Dậy thì sớm có thể do đột biến gen kích hoạt giải phóng hormone giới tính. Gen này có thể được di truyền từ thế hệ trước, bởi vậy cha mẹ hay anh chị em có thể có bất thường tương tự.

Theo nhiều nghiên cứu y khoa đã cho thấy rằng béo phì là một trong những yếu tố tăng nguy cơ dậy thì sớm ở bé gái.

Một số trẻ do tiếp xúc với các hóa chất chứa hormone sinh dục hoặc có đặc tính gần giống trong mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc mà mẹ dùng cho bé gái (Diethyl phthalate, triclosan, dichlorophenol, methylparaben,…) cũng là nguyên nhân khiến bé dậy thì sớm.

Dậy thì sớm ở bé gái có thể do lượng hormone estrogen

Dậy thì sớm ở bé gái có thể do lượng hormone estrogen

2. Dậy thì sớm ở bé gái có nguy hiểm không?

Vấn đề dậy thì sớm thường không gây nguy hiểm cho bé gái, tuy nhiên sẽ gây ảnh hưởng đến chiều cao và tâm lý của trẻ như sau:

2.1. Gây hạn chế chiều cao

Dậy thì khiến trẻ phát triển chiều cao nhanh chóng so với lứa tuổi. Tuy nhiên, khi quá trình dậy thì kết thúc, sự tăng trưởng chiều cao của trẻ dừng lại. Lúc này, trẻ dậy thì sớm sẽ kết thúc sớm quá trình tăng trưởng và phát triển của xương. Bởi vậy, các trẻ này thường có chiều cao thấp hơn so với các bạn đồng trang lứa dậy thì đúng tuổi.

2.2. Ảnh hưởng đến tâm lý của bé

Trẻ ở giai đoạn dậy thì rất nhạy cảm và dễ bị tác động. Ở giai đoạn này, con trẻ thường hay căng thẳng, tự ti về bản thân trước bạn bè đồng trang lứa. Cơ quan sinh dục phát triển, có kỳ kinh nguyệt đầu tiên gây khủng hoảng cho bé; bé có thể nghĩ rằng đó là dấu hiệu chảy máu âm đạo bất thường do chưa có kiến thức về những thay đổi mới trong cơ thể.

Dậy thì sớm cũng làm trẻ thay đổi cảm xúc, hành vi, dễ trở nên cáu gắt, tức giận, có những tò mò về nhu cầu tình dục khi chưa đủ lứa tuổi. Bởi vậy, khi trẻ đang trong giai đoạn dậy thì mẹ nên quan tâm, trò chuyện và cung cấp thêm cho con kiến thức về những thay đổi của bản thân.

Việc dậy thì quá sớm làm bé có những thay đổi về tâm sinh lý, trẻ chăm chút vào bản thân và ngoại hình, muốn thể hiện bản thân nhiều hơn và các mối quan hệ xung quanh, việc học có thể bị lơ là gây ảnh hưởng xấu tới học tập.

3. Dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm ở bé gái

Một số thay đổi của cơ thể bé gái cảnh báo tình trạng dậy thì sớm bao gồm:

  • Ngực phát triển to lên, có thể phát triển hơn ở một bên hoặc đều cả hai bên.
  • Xuất hiện mụn do thay đổi về nội tiết tố.
  • Xuất hiện lông mu và lông nách, cơ quan sinh dục ngoài thay đổi: môi lớn và môi bé phát triển.
  • Cơ thể có thể có một mùi khác.
  • Tiết nhầy ở âm đạo.
  • Có kỳ kinh nguyệt hàng tháng (cơ thể bé sẽ có những thay đổi trước khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên khoảng một đến một năm rưỡi).
  • Chiều cao và thể chất tăng nhanh, có sự thay đổi rõ rệt.

Bên cạnh các dấu hiệu cơ thể của dậy thì sớm, khi đi khám, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số phương pháp chẩn đoán chính xác tình trạng này bao gồm:

  • Siêu âm tử cung, siêu âm buồng trứng để kiểm tra hình thái và chức năng, sự thay đổi các bộ phận này của trẻ.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số về nội tiết hay chỉ số hormon tuyến giáp tiết ra.
  • Chụp X-quang kiểm tra tuổi xương bàn tay.

Khi trẻ có dấu hiệu về những thay đổi trong cơ thể cảnh báo việc dậy thì sớm, cha mẹ nên chú ý và đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có cách điều trị phù hợp.

4. Ba mẹ cần xử trí khi trẻ dậy thì sớm

Nhận biết và phát hiện có hướng xử lý dậy thì sớm ở trẻ ngăn chặn sự phát triển xương, hạn chế các ảnh hưởng của dậy thì sớm mang lại. Đồng thời ngăn chặn sự phát triển sớm của cơ thể:

  • Giáo dục cho trẻ hiểu hơn về cơ thể mình: Cha mẹ cần đồng hành cùng con trẻ, giải thích để con hiểu rằng những thay đổi này của bản thân là điều hoàn toàn bình thường, giúp con hiểu rõ về cơ thể. Nên thông báo với con về việc điều trị giúp con sống đúng với lứa tuổi. Theo dõi các dấu hiệu về hành vi và tâm lý của trẻ. Luôn động viên và khen ngợi khéo léo để tránh tác động tiêu cực đến con.
  • Đưa con đi thăm khám để điều trị kịp thời: Bác sĩ sẽ xây dựng một phác đồ điều trị phù hợp cho bé ở từng nguyên nhân và trường hợp cụ thể. Với mục tiêu điều trị: ngăn chặn, có thể đảo ngược sự phát triển dậy thì của bé, ngăn chặn xương phát triển nhanh chóng, trưởng thành dẫn đến quá trình phát triển tầm vóc ngắn; các bác sĩ sẽ tiếp cận điều trị theo hai cách: điều trị nguyên nhân cơ bản hoặc bệnh lý gây dậy thì sớm; hay điều chỉnh nồng độ hormone giới tính bằng thuốc.

Liệu pháp điều trị với từng nguyên nhân dậy thì sớm cũng khác nhau:

  • Dậy thì sớm ở bé gái phụ thuộc GnRH các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chủ vận GnRH để ức chế sự tiết LH và FSH của tuyến yên. Nếu nguyên nhân do hội chứng McCune-Albright bác sĩ có thể chỉ định testolactone, letrozole, anastrozole.
  • Sử dụng liệu pháp thuốc đối kháng estrogen nếu nguyên nhân không do phụ thuộc GnRH.
  • Với các bé có u và sản sinh ra nội tiết làm dậy thì sớm có thể được chỉ định cắt bỏ khối u.

Ba mẹ chăm sóc trẻ trong thời gian này cần lưu ý

  • Xây dựng một chế độ ăn dinh dưỡng cân đối (đầy đủ các protein, chất bột đường (carbohydrate), chất béo, vitamin và khoáng chất, đủ lượng nước và chất xơ), hạn chế những đồ ăn nhanh như đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, nước ngọt,…để tránh vấn đề thừa cân béo phì.
  • Không nên cho trẻ sử dụng các mỹ phẩm làm đẹp quá sớm hay các loại thuốc gây ảnh hưởng đến nội tiết sinh dục.
  • Khuyến khích trẻ luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày. Các môn thể thao như bơi lội, cầu lông, nhảy dây, đá cầu,… sẽ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe và trau dồi kỹ năng sống.
  • Đưa trẻ đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ, xét nghiệm kiểm tra nội tiết, tuyến giáp, chụp, đo kiểm tra xương để theo dõi được sự phát triển của con.

Dậy thì sớm ở bé gái là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng hầu hết các bậc phụ huynh vẫn còn chủ quan, lơ là và thường bỏ qua. Hy vọng thông qua bài viết này bố mẹ sẽ ý thức được mức độ nguy hiểm và có biện pháp phòng ngừa dậy thì sớm phù hợp. Nếu còn điều gì thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay hotline 1900 3366 để được hỗ trợ sớm nhất!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Quan hệ bằng miệng có thể gây bệnh gì?

    Quan hệ tình dục bằng miệng là một hình thức quan hệ được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đây cũng là một con đường…

    14 Th7, 2024
    80

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Mối quan hệ FWB là gì? Mối quan hệ FWB, ONS, GWTF là tốt hay xấu?

    Quan hệ FWB không còn xa lạ gì đối với giới trẻ, đặc biệt là giới trẻ tại các nước phương Tây. Vậy mối quan…

    14 Th7, 2024
    116

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Dịch bạch hầu có nguy hiểm không? Ai có nguy cơ mắc bệnh?

    Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ảnh hưởng đến cổ họng và đường hô hấp. Theo Tổ chức Y tế Thế…

    17 Th7, 2024
    33

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ lần đầu đau rát có sao không? 5 cách khắc phục

    Khi quan hệ lần đầu thì bối rối và lo lắng là những cảm xúc khó tránh khỏi. Quan hệ lần đầu đau rát có…

    12 Th7, 2024
    66

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám