Dị ứng thời tiết nổi mề đay: Điều trị dứt điểm tránh tái phát

Cập nhật 12/05/2023

3.2K

TS. BSCKII Chu Minh Hà

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Chu Minh Hà

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Vào thời điểm giao mùa, rất nhiều người gặp phải tình trạng dị ứng thời tiết gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Vậy dị ứng thời tiết là do đâu? Làm thế nào để điều trị dứt điểm tình trạng này? Tất cả sẽ được chuyên gia tại Tổ hợp y tế Mediplus giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây, mọi người tham khảo để có thêm thông tin hữu ích chăm sóc sức khỏe.

Dị ứng thời tiết người nổi mề đay

Dị ứng thời tiết là gì? Bình thường, cơ thể người sẽ thích nghi và phát triển ổn định nhất ở khoảng nhiệt độ từ 20 đến 30 độ C. Tùy vào khu vực địa lý, điều kiện khí hậu của từng nơi mà trung tâm điều hòa nhiệt của não sẽ tự điều chỉnh để giúp cơ thể có thể thích nghi với thời tiết ở nơi đó.

Tuy nhiên, khi thời tiết thay đổi đột ngột, trở nên quá nóng hoặc quá lạnh, trung tâm điều nhiệt chưa kịp thích nghi với thay đổi thì sẽ khiến cho cơ thể bị rối loạn gây ra dị ứng thời tiết. Chính bởi sự thay đổi đột ngột của thời tiết đang từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh chuyển ngay qua nóng mà dị ứng thời tiết cũng vì thế được chia ra làm 2 loại gồm:

Dị ứng thời tiết nóng

Xảy ra vào mùa hè, nhất là thời điểm giữa hè khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên quá cao khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi làm cho da luôn trong trạng thái ẩm ướt, khó chịu khiến cơ thể rất dễ bị mất nước.

Thêm vào đó, việc cơ thể luôn ẩm ướt lại là điều kiện rất thuận lợi để các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Điều này vô tình làm cho bệnh dị ứng thời tiết tiến triển nặng hơn.

Bị dị ứng thời tiết

Bị dị ứng thời tiết, người nổi mề đay ngứa khó chịu

Dị ứng thời tiết lạnh

Xuất hiện vào mùa đông, khi nhiệt độ, độ ẩm giảm quá thấp so với bình thường khiến cho da trở nên thô ráp, bong tróc, ngứa ngáy. Do vậy, dù là nóng ẩm hay khô lạnh thì đều khiến cho tình trạng dị ứng chuyển biến xấu hơn.

Triệu chứng khi bị dị ứng thời tiết biểu hiện khá rõ

Dấu hiệu khi bị dị ứng thời tiết biểu hiện khá rõ trên da, hoặc tình trạng khó chịu khi bị, thông thường sẽ bao gồm các triệu chứng điển hình như:

  • Da nổi những nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy nhất là những vùng da hở dễ bị ảnh hưởng khi thời tiết thay đổi như da tay, da chân, da mặt, cổ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, người bệnh thường gãi khiến vùng da dị ứng lan rộng ra xung quanh.
Bị dị ứng thời tiết người nổi mẩn đỏ

Các nốt mẩn đỏ ngứa ngáy khó chịu do dị ứng

  • Da trở nên sưng đỏ, phồng rộp, thậm chí xung huyết, nhất là khi làm việc dưới trời nắng hoặc lạnh quá lâu mà không có các biện pháp che chắn cẩn thận.
Vùng da bị dị ứng có thể sưng lênh hoặc rộp dị ứng

Vùng da bị dị ứng có thể sưng lênh hoặc rộp thậm chí sung huyết

  • Nổi mề đay khắp cơ thể: đây là biểu hiện vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng, nhất là khi nó đi kèm với các triệu chứng như khó thở, hạ huyết áp đột ngột, nói lơ mơ thì phải đưa ngày đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu vì có thể người bệnh đang bị sốc phản vệ do dị ứng thời tiết.
  • Khó thở, thở khò khè: Người bị dị ứng thời tiết mà có kèm theo biểu hiện khó thở, thở khò khè, đặc biệt là trẻ nhỏ thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần đó để được khám và điều trị kịp thời vì nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính đường hô hấp như hen phế quản, viêm phế quản,… là rất cao.
  • Viêm mũi: Biểu hiện bằng việc hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi thường xuyên mỗi khi thời tiết thay đổi khiến người bệnh rất khó tập trung khi làm việc cũng như e ngại khi nói chuyện với người khác. Tình trạng này có thể nhanh khỏi hoặc  kéo dài tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Bị dị ứng thời tiết nguyên nhân do nhiều yếu tố

Đa phần mọi người đều nghĩ dị ứng thời tiết nguyên nhân là do thời tiết thay đổi gây ra. Tuy nhiên, thực tế cùng sống trong một môi trường như nhau tại sao có người bị dị ứng thời tiết, có người lại hoàn toàn bình thường. Đó là do còn nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị dị ứng mà không phải ai cũng biết dưới đây:

Thời tiết thay đổi thất thường

Đây được cho là yếu tố hàng đầu gây ra dị ứng thời tiết. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, nhất là vào thời điểm giao mùa khiến cho nhiệt độ chênh lệch quá cao so với bình thường, kèm theo đó là sự thay đổi độ ẩm khiến cho những cơ thể nào không thích nghi kịp sẽ bị tổn thương và phản kháng lại tạo thành các biểu hiện dị ứng như đã nêu trên.

Do cơ địa

Những người nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài như phấn hoa, khói bụi, lông chó mèo, ẩm mốc thì bản chất hệ miễn dịch trong cơ thể họ đã dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Do đó, khi nhiệt độ thay đổi cũng là một trong những yếu tố kích thích khiến tình trạng dị ứng của họ trở nên nặng nề hơn.

Do yếu tố di truyền

Đối với những gia đình có tiền sử dị ứng với một số dị nguyên như phấn hoa, hải sản,… thì tỷ lệ di truyền cho các thế hệ sau là rất cao. Chính vì thế, nếu cha hoặc mẹ hay bị dị ứng khi thời tiết thay đổi thì khả năng di truyền cho con cũng sẽ cao hơn.

Hệ miễn dịch suy giảm

Hệ miễn dịch đóng vai trò là bộ máy bảo vệ cơ thể khỏi những tác động xấu từ bên ngoài tấn công vào. Khi hệ miễn dịch vì một lý do nào đó mà hoạt động yếu đi thì các vi khuẩn, virus, tác nhân có hại rất dễ xâm nhập gây bệnh cho cơ thể. Điều này cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng cho người bệnh.

Nguyên nhân bị dị ứng thời tiết

Nguyên nhân bị dị ứng thời do cơ địa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột

Dị ứng thời tiết điều trị dứt điểm ngay tại nhà

Dị ứng thời tiết là bệnh lý lành tính, có khả năng thuyên giảm nhanh nhưng những triệu chứng của bệnh lại ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bị. Hơn nữa, với những trường hợp dị ứng nặng mà không được điều trị kịp thời thì rất dễ tiến triển thành mạn tính. Do đó, người bệnh nên khắc phục tình trạng dị ứng càng sớm càng tốt.

Dị ứng thời tiết không nguy hiểm và có thể tự khỏi

Dị ứng thời tiết có thể tự khỏi, nhưng lại gây ra các biến chứng nếu không xử lý sớm

Chắc hẳn ai bị dị ứng đều cảm thấy rất khó chịu, người bứt rứt, ngứa ngáy… vậy làm sao để “sử gọn” tình trạng khi không may gặp phải căn bệnh khá khó chịu này?

Hạn chế các yếu tố khởi phát bệnh

Biện pháp này giúp ngăn ngừa tối đa sự xâm nhập của các yếu tố gây dị ứng, từ đó giúp làm giảm triệu chứng, hạn chế dị ứng tiến triển nặng, kéo dài dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần. Và đây là những điều bạn cần lưu ý, tình trạng dị ứng thời tiết sẽ nhanh chóng thuyên giảm nếu người bệnh hạn chế tiếp xúc với những yếu tố kích thích sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo,… bằng cách mặc quần áo dài và đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài.
  • Nếu sống trong môi trường ô nhiễm thì gia đình nên sử dụng thiết bị lọc không khí để đảm bảo sức khỏe cho hệ hô hấp.
  • Làm mát, vệ sinh cơ thể sạch sẽ khi trời nóng và giữ ấm, dưỡng ẩm kỹ càng khi trời lạnh.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
  • Hạn chế làm việc lâu dưới thời tiết nắng nóng.

Giảm nhẹ triệu chứng ngay tại nhà

Mọi người có thể tự cải thiện tình trạng dị ứng của bản thân ngay tại nhà bằng các mẹo sau đây một cách hiệu quả:

  • Tắm nước ấm khi trời lạnh, nước mát khi trời nóng sẽ giúp thân nhiệt được ổn định, các triệu chứng do thay đổi thời tiết cũng vì thế mà giảm dần.
  • Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên vào mùa lạnh để hạn chế tình trạng da khô và giảm ngứa ngáy do bong tróc da.
  • Sử dụng nước muối hoặc nước thảo dược để rửa mũi, xông mũi giúp cho đường hô hấp được thông thoáng, giảm thiểu nhanh các biểu hiện khó chịu ở đường hô hấp.
  • Bổ sung đủ rau củ, trái cây giàu vitamin C cũng như uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Ngoài ra sử dụng các loại nước lá như lá khế, lá bưởi, lá chè,… để tắm cũng sẽ giúp làm giảm mẩn ngứa trên da.

Sử dụng thuốc điều trị hiệu quả

Trường hợp dị ứng thời tiết nặng, kéo dài thì người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Nhóm thuốc kháng histamin H1 như: Clorpheniramin, Diphenhydramin, Loratadin,… có tác dụng rất tốt trong điều trị dị ứng.
  • Nhóm thuốc kháng thụ thể H2 như Doxepin, Cimetidine khi kết hợp với các thuốc nhóm kháng histamin H1 sẽ phát huy tác dụng rất tốt với các trường hợp dị ứng gây nổi mề đay.
  • Trường hợp dị ứng gây phù mạch, nổi mề đay thì sẽ chỉ định dùng thêm Prednisolone.
  • Ngoài ra, để phòng ngừa dị ứng tái diễn thì bác sĩ có thể kê thêm Corticoid cho người bệnh sử dụng.

Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ dùng đúng liều lượng đã được bác sĩ chỉ định để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Sử dụng thuốc điều trị dị ứng thời tiết

Có thể sử dụng thêm thuốc theo chỉ định bác sĩ để điều trị khi bị dị ứng

Chủ động phòng ngừa dị ứng thời tiết sớm

Nhiều người có cơ địa dị ứng, nhất là khi thời tiết thay đổi khiến họ cảm thấy rất khó chịu và lo lắng. Một số biện pháp gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn có thể dự phòng và đối phó hiệu quả với tình trạng dị ứng thời tiết, cụ thể:

  • Duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định bằng cách mặc quần áo thoáng mát khi trời nóng và mặc ấm, che chắn kín khi trời lạnh, nhất là vào thời điểm giao mùa thì việc theo dõi thời tiết để chuẩn bị sẵn trang phục khi ra ngoài là điều rất cần thiết.
  • Chế độ dinh dưỡng bổ sung nhiều rau xanh, trái cây có chứa nhiều vitamin C. Mỗi ngày nên uống đủ 2 lít nước và kết hợp nước ép để cơ thể luôn được khỏe mạnh mỗi ngày.
  • Hạn chế tiếp xúc với những yếu tố kích thích dễ làm tăng nguy cơ gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi, lông thú cưng, đồ uống có cồn, thuốc lá,…
  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn hàng ngày để xây dựng một nền tảng sức khỏe tốt.
  • Khi sử dụng điều hòa, nên điều chỉnh nhiệt về mức vừa phải, chỉ chênh lệch từ 1-2 độ so với nhiệt độ ngoài trời để tránh gây sốc nhiệt khi ra khỏi phòng.
  • Không nên làm việc quá lâu dưới ánh nắng gay gắt hoặc thời tiết quá lạnh giá đồng thời cũng nên tránh đến những nơi ô nhiễm, ngột ngạt.
  • Với cơ địa dễ bị dị ứng phải luôn dự trữ sẵn thuốc bôi chống dị ứng mang theo bên mình để dùng ngay khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện khác lạ. Trường hợp xuất hiện các biểu hiện nặng mà dùng thuốc không đỡ thì nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí, điều trị kịp thời.

Dị ứng thời tiết có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của người bệnh. Một số trường hợp dị ứng nặng có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì thế, người bệnh cần điều trị sớm và dứt điểm tình trạng dị ứng thời tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân. Nếu còn điều gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 1900 3366 hoặc inbox trực tiếp fanpage Facebook Tổ hợp Y tế MEDIPLUS để nhận được tư vấn từ các chuyên gia!

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa!

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Lao cột sống bệnh lý nhiễm khuẩn xương khớp nguy hiểm

    Lao là bệnh lý phổ biến, không chỉ gây tổn thương cho phổi, vi khuẩn lao còn có thể gây ra lao cột sống –…

    13 Th6, 2023
    662

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Huyệt Phong Long có tác dụng gì? Vị trí và cách bấm huyệt

    Huyệt Phong Long có vai trò rất quan trọng trong hệ thống huyệt đạo. Bấm huyệt này có tác dụng hóa đàm định suyễn, điều…

    06 Th9, 2023
    2.5K

    Tham vấn y khoa: TS. BSCKII Lê Quốc Việt

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Loạn thị là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Loạn thị là một tật ở mắt có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn sẽ thắc mắc vậy loạn thị có…

    29 Th8, 2023
    597

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Sốt nóng lạnh cảnh báo bệnh gì, cần lưu ý như thế nào?

    Sốt nóng lạnh là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, thất thường. Sốt nóng…

    15 Th5, 2023
    3.7K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám