Kem su bạc có bôi được trong miệng được không? 

Cập nhật 12/05/2023

11.5K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Gel su bạc (hay kem su bạc) hiện nay được sử dụng rất phổ biến trong điều trị các tổn thương, trầy xước, viêm nhiễm trên da. Thành phần nano bạc trong gel su bạc được ứng dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp, mỹ phẩm, y tế. Chính vì thế có một vài người thắc mắc với công dụng đa dạng như vậy thì su bạc có bôi được trong miệng không?

Gel su bạc là gì?

Kem su bạc là một loại gel có thành phần chính là các hạt nano bạc có kích thước siêu nhỏ khoảng 1-100 nanomet với công dụng kháng khuẩn, giảm viêm giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, các loại nấm mốc gây bệnh.

Các hạt nano bạc kích thước siêu nhỏ giúp vết thương mau lành

Các hạt nano bạc kích thước siêu nhỏ giúp vết thương mau lành

Hiện nay có 3 phương pháp chính để sản xuất ra các hạt nano bạc siêu nhỏ là liệu pháp tổng hợp vật lý, tổng hợp sinh học và tổng hợp hóa học. Để đảm bảo tính thân thiện với môi trường, hiện nay các sản phẩm dùng trên da đa phần sẽ được sản xuất theo phương pháp sinh học. Công nghệ sinh học sử dụng thực vật và các loại vi sinh vật để khử hóa các nguyên tử bạc thành dạng nano, ngăn chặn được sự đào thải chất độc, kim loại nặng ra ngoài môi trường, gây ảnh hưởng đến điều kiện sống của sinh vật và con người. Tuy nhiên cũng cần hết sức thận trọng vì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn lây nhiễm vào trong các chế phẩm y tế.

Các hạt nano bạc có tính kháng khuẩn tốt, kích thước hạt nhỏ nên diện tích tiếp xúc rộng khiến cho  hiệu quả diệt khuẩn tốt hơn so với phân tử hạt cỡ lớn với cùng nồng độ.

Tác dụng của kem su bạc

Thành phần chính có trong gel su bạc là các phân từ nano bạc có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, kháng nấm, kháng vi rút nên thường được sử dụng phổ biến trong các loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, y tế,… Cụ thể các hạt nano bạc có tác dụng trên các chủng vi sinh vật sau:

  • Vi khuẩn: Chỉ cần một lượng nhỏ nano bạc khoảng 1 mg là đã có khả năng tiêu diệt hiệu quả hầu hết các chủng vi khuẩn gram âm, gram dương, liên cầu, tụ cầu khuẩn như: Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), trực khuẩn lỵ (Escherichia Coli), liên cầu khuẩn (Streptococcus), lậu cầu (N. gonorrhoeae), phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae), Liên cầu (Enterococcus faecalis),…
  • Virus: Gel nano bạc có khả năng ức chế hoạt động của một số chủng virus như viêm gan B, virus HIV-1, virus sinh dục herpes, virus hợp bào hô hấp, virus gây bệnh đậu mùa. Các hạt nano bạc có kích thước siêu nhỏ nên hiệu quả kháng virus tốt hơn rất nhiều so với muối và các phân tử bạc.
  • Nấm mốc: Gel nano bạc có khả năng tiêu diệt hiệu quả các loại nấm họ Candida, Saccharomyces,…

Một số công dụng cụ thể của gel su bạc:

  • Sát khuẩn, làm sạch bề mặt da, phòng ngừa viêm da, viêm niêm mạc mắt, miệng, mụn nước do các bệnh lý thủy đậu, zona, herpes, sởi, chân tay miệng.
  • Tái tạo cấu trúc da, giúp giảm thâm ngừa sẹo khi da bị trầy xước, tổn thương, côn trùng cắn, sưng, muỗi đốt.
Gel su bạc giúp rút ngắn thời gian làm lành vết trầy xước, viêm nhiễm trên da

Gel su bạc giúp rút ngắn thời gian làm lành vết trầy xước, viêm nhiễm trên da

Đối tượng Nên và Không sử dụng gel su bạc

Gel su bạc phù hợp với những đối tượng mắc một số bệnh lý trên da do nhiễm khuẩn hoặc virus như: Thủy đậu, bệnh Zona, viêm da, da nổi mụn nước, lở loét, mắc bệnh tay chân miệng,… Người bị muỗi, côn trùng đốt, bỏng nên sử dụng gel subạc để làm dịu nhanh các vết thương trên da.

KHÔNG bôi su bạc với những làn da nhạy cảm, cơ địa mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm. Cần hỏi ý kiến của chuyên gia khi dùng cho bà bầu, phụ nữ đang cho con bú và thận trọng khi dùng cho trẻ sơ sinh nên có sự hưỡng dẫn của Bác sĩ.

Kem su bạc có bôi trong miệng được không?

Vì tính ứng dụng cao đối với sức khỏe, đặc biệt là trong các sản phẩm bôi ngoài da nên nhiều người băn khoăn không biết gel su bạc có bôi được trong miệng không? Thì câu trả lời là có. Subạc là sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ nên nếu lỡ bôi lên miệng thì cũng không cần lo lắng vì không gây hại, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Hiện nay, hạt nano bạc được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng với rất lợi ích như:

Diệt khuẩn

Cơ chế tiêu diệt vi khuẩn của nano bạc diễn ra bằng cách tấn công trực tiếp vào thành tế bào vi khuẩn làm gián đoạn quá trình vận chuyển oxy vào trong nội bào khiến chúng không thể tiến hành quá trình sao mã.

Bất hoạt các enzym

Sau khi xâm nhập được vào bên trong tế bào vi khuẩn các hạt nano bạc sẽ gắn các enzyme lên thành tế bào. Từ đó khiến chúng không thể nhân lên và dần chết đi.

Ức chế quá trình nhân đôi ADN

Hạt nano bạc khi đi vào tế bào vi khuẩn sẽ phản ứng với Acid nucleic có sẵn trong đó làm ức chế quá trình sao chép ADN, từ đó làm vi khuẩn không thể nhân lên.

Hướng dẫn bôi kem su bạc đúng cách

Chuyên gia y tế MEDIPLUS hướng dẫn bạn sử dụng gel su bạc đúng cách:

  • Trước khi bôi kem lên da cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn. Với những ai cần bôi thuốc lên da tay thì có thể sử dụng tăm bông sạch để chấm thuốc lên vùng da cần điều trị.
  • Lau sạch vùng da bị tổn thương bằng nước ấm và khăn mềm.
  • Dùng tay hoặc tăm bông lấy một lượng gel vừa đủ với vùng da bị tổn thương. Sau đó xoa nhẹ nhàng để thuốc thấm sâu xuống dưới da.
  • Bôi thuốc khoảng 3-4 lần/ngày.
  • Tùy theo mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian, liều lượng phù hợp, tránh lạm dụng, bôi thuốc quá ít hoặc quá nhiều khiến bệnh lâu khỏi.
  • Khi bôi xong cần đóng nắp ngay để tránh làm giảm tác dụng của gel.
Mỗi lần dùng lấy lượng gel su bạc vừa đủ bôi lên vết thương

Mỗi lần dùng lấy lượng gel su bạc vừa đủ bôi lên vết thương

Lưu ý khi sử dụng gel su bạc:

  • Không nên bôi một lớp gel quá dày lên vị trí tổn thương.
  • Thao tác bôi thuốc nhẹ nhàng, tránh dùng lực mạnh gây trầy xước da và làm tổn thương lan rộng xung quanh.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không dùng quá nhiều hoặc quá ít làm kéo dài thời gian điều trị.
  • Để vùng da sau khi bôi thuốc được thông thoáng, không băng kín vết thương vì có thể làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc, từ đó tăng tác dụng không mong muốn trên da và các cơ quan.
  • Tắm, vệ sinh cơ thể hàng ngày để tránh vi khuẩn, virus và các yếu tố gây bệnh khác lan rộng, tăng nguy cơ bị bội nhiễm.
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, bổ sung nhiều trái cây, rau xanh vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, giảm thiểu lượng thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng không tốt cho sức khỏe và quá trình phục hồi của làn da.
  • Tăng cường nghỉ ngơi, tránh tác động quá nhiều đến vùng da tổn thương, nhất là vùng da tay phải thường xuyên tiếp xúc với nước và các đồ dùng hàng ngày khiến vết thương lâu lành.

Sau khi nắm rõ đặc tính, công dụng của gel subạc chắc hẳn bạn đọc đều đã có câu trả lời cho thắc mắc gel su bạc có bôi được trong miệng không. Trước khi muốn sử dụng gel su bạc, nên hỏi ý kiến của bác sĩ về vấn đề đang gặp phải để được tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, khách hàng hãy liên hệ Hotline 1900 3366 hoặc Fanpage để nhận được tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu của MEDIPLUS!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Loạn thị là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

    Loạn thị là một tật ở mắt có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn sẽ thắc mắc vậy loạn thị có…

    29 Th8, 2023
    646

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sức khỏe

    [Hướng dẫn] Sơ cứu vết thương chảy máu tại nhà an toàn

    Sơ cứu vết thương chảy máu là một trong các kỹ năng cần phải có. Vậy sơ cứu vết thương chảy máu như nào? Sơ…

    22 Th12, 2023
    513

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Lao cột sống bệnh lý nhiễm khuẩn xương khớp nguy hiểm

    Lao là bệnh lý phổ biến, không chỉ gây tổn thương cho phổi, vi khuẩn lao còn có thể gây ra lao cột sống –…

    13 Th6, 2023
    694

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm ở bé gái bố mẹ không được bỏ qua

    Thông thường, độ tuổi dậy thì ở bé gái trung bình từ 8 – 13 tuổi. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân nào đó…

    19 Th6, 2023
    937

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Chu Việt Anh

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám