Loạn thị là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Cập nhật 29/08/2023

999

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Loạn thị là một tật ở mắt có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn sẽ thắc mắc vậy loạn thị có gì khác với cận thị? Chữa loạn thị có dễ hay không? Đọc ngay bài viết này để phân biệt và hiểu rõ hơn.

Loạn thị là gì?

Loạn thị là tình trạng giảm thị lực do khúc xạ bị tật, khiến cho các hình ảnh bị mờ. Giác mạc của mắt có một độ cong chuẩn để ánh sáng có thể hội tụ tại một điểm, giúp hình ảnh rõ nét, khi độ cong của giác mạc bị thay đổi, sẽ khiến ánh sáng chia ra nhiều điểm khiến cho hình ảnh bị nhoè, gây ra hiện tượng loạn thị.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải tật loạn thị ở mắt là:

  • Trong gia đình có người bị loạn thị hoặc có các bệnh về mắt. Đặc biệt nếu cả bố và mẹ đều bị tật loạn thị, thì khả năng con bị loạn thị sẽ rất cao
  • Đang bị cận thị hoặc viễn thị nặng cũng có thể gây ra thêm tật loạn thị
  • Từng can thiệp phẫu thuật mắt
  • Người cao tuổi
Loạn thị là gì?

Loạn thị là gì?

Loạn thị cận thị khác nhau như thế nào?

Điểm chung của hai tật mắt này đều làm giảm thị lực, khiến hình ảnh mờ nhoè, hạn chế tầm nhìn và ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên, loạn thị và cận thị sẽ có vài điểm khác nhau như sau:

Điểm khác biệt Loạn thị Cận thị
Mức độ rõ của ảnh Vật dù ở gần hay xa cũng sẽ bị mờ nhoè, biến dạng Có thể nhìn rõ các vật ở gần, các vật ở xa sẽ bị mờ nhoè
Độ tăng nặng Không tăng độ loạn theo thời gian Có tăng độ cận theo thời gian nếu không bảo vệ và chăm sóc mắt hợp lý
Loại kính hỗ trợ Dùng thấu kính hội tụ để đưa hình ảnh về đúng vị trí võng mạc, giúp ảnh sắc nét. Dùng thấu kính phân kỳ để điều chỉnh khúc xạ ánh sáng, đưa hình ảnh về võng mạc

Biểu hiện của tật loạn thị là gì?

Biểu hiện của tật loạn thị khá giống với tật cận thị nên đôi khi chúng ta dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy nếu có các biểu hiện như dưới đây, bạn hãy đi khám mắt ngay để xác định đúng dị tật ở mắt là gì, không nên tự ý mua kính cận về đeo sẽ hại mắt và không đem lại hiệu quả.

  • Mắt mờ, nhìn đồ vật bị nhòe và méo mó dù cự li xa hay gần
  • Nhìn vật thấy xuất hiện 1 vài bóng mờ xung quanh vật
  • Nhức mỏi mắt, chảy nước mắt bất thường hoặc kéo dài
  • Khó nhìn hơn trong bóng tối hoặc ban đêm

Các loại loạn thị thường gặp có thể kể đến: loạn thị đều, loạn thị cận, loạn thị viễn, loạn thị hỗn hợp.

Biểu hiện của tật loạn thị là gì?

Biểu hiện của tật loạn thị là gì?

Nếu chủ quan và không can thiệp chữa trị kịp thời, loạn thị sẽ dẫn đến các biến chứng khác nguy hiểm hơn như lác mắt, đau đầu, mỏi mắt.

Chẩn đoán và điều trị loạn thị

Tật loạn thị hình thành do sự biến dạng của giác mạc. Ngoài ra, tình trạng loạn thị còn xuất hiện ở một số đối tượng có các đặc điểm:

  • Di truyền tật loạn thị từ bố mẹ
  • Có sẹo hình thành từ phẫu thuật hoặc bị chấn thương vùng mắt
  • Người mắc chứng Keratoconus làm thoái hoá, biến dạng giác mạc
  • Trẻ sinh non cũng dễ bị loạn thị
  • Giác mạc bị thoái hoá

Chẩn đoán tật loạn thị thế nào?

Bạn có thể kiểm tra xem mắt mình có bị loạn thị hay không bằng cách khám mắt. Bác sĩ sẽ tiến hành một số bài kiểm tra để đo thị lực của mắt như:

  • Kiểm tra thị lực: Bằng cách nhận diện các chữ cái ở một khoảng cách nhất định, nếu thị lực đạt 20/20 tức là mắt bạn vẫn bình thường. 
  • Kiểm tra khúc xạ: Thông qua các máy móc chuyên dụng, bạn cần đọc được biểu đồ theo hướng dẫn để xác định xem mắt có bị loạn thị hay không.
  • Kiểm tra độ cong giác mạc: Kết quả sẽ được trả về sau khi bạn thực hiện kiểm tra với máy đo góc 
  • Kiểm tra tập trung ánh sáng: Sự thay đổi khi tia sáng được chiếu vào mắt giúp bác sĩ xác định tình trạng hiện tại của mắt. 
Chẩn đoán tật loạn thị thế nào?

Chẩn đoán tật loạn thị thế nào?

Phương pháp điều trị tật loạn thị là gì?

Khi điều trị tật loạn thị, mục đích đề ra là đưa độ cong của giác mạc trở về mức bình thường. Tình trạng loạn thị sẽ thay đổi theo thời gian và nặng hơn nếu không điều trị kịp thời. 

Các phương pháp điều trị tật loạn thị hiện nay có thể kể đến: 

  • Điều trị bằng kính mắt: Tròng kính mắt sẽ được uốn cong giúp chống lại sự biến dạng của giác mạc. Với ưu điểm về chi phí, việc điều trị loạn thị bằng kính mắt được khá nhiều người lựa chọn. 
  • Điều trị bằng kính áp tròng: Hình thành từ thấu kính mỏng bằng nhựa hoặc thuỷ tinh sao cho vừa với giác mạc, kính áp tròng giúp điều chỉnh thị lực. Ưu điểm lớn nhất chính là phù hợp với những người phải vận động nhiều, không vướng víu. Có 2 loại thấu kính áp tròng: thấu kính mềm hoặc thấu kính cứng. Thấu kính cứng còn được gọi là kính Ortho – K dùng cho người loạn thị nặng, giúp định hình giác mạc trong khi ngủ.
  • Điều trị bằng phẫu thuật: Thường được áp dụng khi việc điều trị bằng kính không có hiệu quả. Phẫu thuật bằng cách sử dụng tia laser/dao vi phẫu giúp điều chỉnh lại giác mạc vĩnh viễn. Dĩ nhiên, chi phí phẫu thuật sẽ cao hơn các phương pháp khác. 

Tuy nhiên, cách phù hợp nhất để điều trị tật loạn thị là điều chỉnh kết hợp cả phương pháp và lối sống để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất. 

Phương pháp điều trị tật loạn thị là gì?

Phương pháp điều trị tật loạn thị là gì?

Các cách phòng ngừa tật loạn thị

Nếu nguyên nhân hình thành loạn thị là di truyền thì không thể phòng tránh. Tuy nhiên, đa số người bị loạn thị là do tổn thương hoặc tác động trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, bệnh này có thể hạn chế, phòng ngừa bằng cách:

  • Tránh tổn thương có thể gây ra cho mắt
  • Học tập, làm việc ở nơi có đầy đủ ánh sáng, dùng kính bảo vệ mắt nếu phải làm việc với ánh sáng mạnh, chói
  • Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi nếu phải làm việc với máy tính, đọc sách hoặc các công việc cần mắt tập trung cao độ
  • Điều trị ngay nếu mắt có dấu hiệu bất thường
  • Khám và điều trị sớm trong trường hợp bị loạn thị
  • Bổ sung thực phẩm chứa vitamin A vào bữa ăn để cung cấp cho mắt các loại vitamin, dưỡng chất cần thiết

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan để trả lời cho câu hỏi “Tật loạn thị là gì?” Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, liên hệ ngay tới hotline 1900 3366 để được hỗ trợ nhanh nhất từ chuyên gia MEDIPLUS.

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn sơ cứu gãy xương đúng kỹ thuật

    Sơ cứu gãy xương là một kỹ thuật vô cùng cần thiệt trong cuộc sống. Gãy xương xảy ra khi xương phải chịu một lực…

    07 Th11, 2023
    894

    Chuyên mục: Sức khỏe

    [Hướng dẫn] Sơ cứu vết thương chảy máu tại nhà an toàn

    Sơ cứu vết thương chảy máu là một trong các kỹ năng cần phải có. Vậy sơ cứu vết thương chảy máu như nào? Sơ…

    22 Th12, 2023
    843

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Giáp đáp thắc mắc: Thủ dâm nhiều có bị vô sinh không?

    Thủ dâm nhiều có bị vô sinh không?” – Đây là thắc mắc phổ biến của không ít người, đặc biệt là nam giới. Lo…

    06 Th6, 2024
    460

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Cách sơ cứu người bị điện giật kịp thời an toàn nhất

    Cách sơ cứu người bị điện giật khi tiếp xúc với các thiết bị điện, dòng điện cao thế, bị sét đánh, v.v… Khi nạn…

    31 Th7, 2024
    86

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám