Sơ đồ các huyệt đạo trên mặt và cách bấm huyệt hiệu quả

Cập nhật 06/09/2023

34.8K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Mặt là vị trí tập trung rất nhiều huyệt đạo quan trọng của cơ thể. Mỗi huyệt đạo ở đây lại sở hữu những công dụng khác nhau như điều hòa nội tiết, cân bằng hệ thần kinh, thư giãn, tăng cường tuần hoàn máu, giúp da săn chắc,… Để tìm hiểu cụ thể về các huyệt này cũng như cách tác dụng và lưu ý khi bấm huyệt, mời bạn theo dõi bài viết sau đây của MEDIPLUS nhé!

1. Sơ đồ các huyệt đạo trên mặt

Theo Y học cổ truyền, bộ phận mặt là nơi tập trung của 20 huyệt đạo quan trọng như huyệt ấn đường, ế phong, hạ quan, ngư yêu,…. Việc bấm các huyệt này sẽ giúp điều trị các bệnh lý về mắt, đầu, răng, tai hay liệt dây thần kinh số 7,…

Ngoài tác dụng điều trị bệnh, khi tác động vào một số huyệt đạo trên mặt, khí huyết sẽ được lưu thông tốt hơn, giúp tăng độ đàn hồi, săn chắc, mịn màng của da. Bởi thế, hiện nay, có rất nhiều Spa ứng dụng phương pháp này vào quá trình làm đẹp da, nâng cơ giúp mặt thon gọn hơn.

2. Vị trí các huyệt trên mặt và tác dụng

Để tác dụng đúng huyệt đạo trên mặt, bạn cần biết chính xác vị trí và công dụng của từng huyệt. Dưới đây là 13 huyệt đạo được ứng dụng phổ biến nhất trong điều trị và làm đẹp.

2.1 Huyệt Ấn Đường

Huyệt Ấn Đường nằm ở điểm giao nhau của 2 bên sống mũi với 2 điểm đầu lông mày. Việc tác dụng vào huyệt đạo này sẽ giúp tinh thần được thư giãn, giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Ngoài ra, huyệt Ấn Đường cũng có tác dụng cải thiện tình trạng đau đầu, mất ngủ, hỗ trợ điều tiết cảm xúc và tăng cường trí nhớ.

Huyệt Ấn Đường nằm ở giao điểm của đường thẳng đi qua chân mày và đường sống mũi

Huyệt Ấn Đường nằm ở giao điểm của đường thẳng đi qua chân mày và đường sống mũi

2.2 Huyệt Toản Trúc

Huyệt Toản Trúc được ứng dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị bệnh đau cả đầu, đau nửa đầu, đau mắt đỏ, hoa mắt. chảy nước mắt, liệt dây thần kinh mặt, các bệnh về mắt,… Huyệt đạo này nằm trên đường kinh thái dương của bàng quang, ở vị trí vuông góc với lòng trong mắt, ở phần lõm của đầu lông mày. 

Huyệt Toản Trúc nằm ở phần lõm của đầu lông mày

Huyệt Toản Trúc nằm ở phần lõm của đầu lông mày

2.3 Huyệt Dương Bạch

Để xác định vị trí huyệt Dương Bạch, bạn cần xác định trung điểm của mắt. Huyệt này sẽ nằm trên đường đi qua trung điểm nói trên và cách phía trên của lông mày 1 thốn. Việc day ấn một lực vừa đủ vào huyệt Dương Bạch sẽ đem đến những hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh về mắt, đau đầu, liệt dây thần kinh mặt.

Huyệt Dương Bạch nằm trên đường đi qua trung điểm mắt

Huyệt Dương Bạch nằm trên đường đi qua trung điểm mắt

2.4 Huyệt Nghinh Hương

Huyệt Nghinh Hương nằm cách đều 2 cách mũi nửa thốn, tương đương khoảng 0,8 cm. Huyệt đạo này thường được ứng dụng vào điều trị bệnh về mặt, mũi như viêm mũi dị ứng, sổ mũi, ngứa mũi, viêm xoang, ngạt mũi, liệt mặt, phù nề mặt, ngứa mặt… Trước khi tác động huyệt này, bạn nín thở sau đó vừa ấn huyệt vừa thở ra và tiếp tục lặp lại động tác này 7 – 10 lần.

Bấm huyệt Nghinh Hương giúp điều trị viêm mũi dị ứng

Bấm huyệt Nghinh Hương giúp điều trị viêm mũi dị ứng

2.5 Huyệt Nhân Trung

Huyệt Nhân Trung có công dụng điều trị chứng méo miệng, liệt dây thần kinh số 7, co giật môi trên, giảm triệu chứng của bệnh động kinh, đau lưng, hôn mê,… Vị trí của huyệt đạo này là nằm giữa rãnh môi trên và mũi. Khi ấn huyệt nhân trung, bạn có thể phối hợp với một số huyệt khác như thái dương, ấn đường để đạt hiệu quả tốt nhất.

Huyệt Nhân Trung có công dụng điều trị méo miệng, liệt dây thần kinh số 7

Huyệt Nhân Trung có công dụng điều trị méo miệng, liệt dây thần kinh số 7

2.6 Huyệt Thái Dương

Huyệt Thái Dương nằm ở vị trí lõm ở hai bên đuôi lông mày. Huyệt này thường được ứng dụng trong điều trị liệt dây thần kinh mặt, đau đầu, cảm, các bệnh về mắt,… Khi bấm huyệt đạo này, người bệnh cũng sẽ được thư giãn, giảm cảm giác mệt mỏi, căng thẳng.

Huyệt Thái Dương nằm ở phần lõm hai bên lông mày

Huyệt Thái Dương nằm ở phần lõm hai bên lông mày

2.7 Huyệt Thừa Tương

Huyệt Thừa Tương nằm ở vị trí lõm, thẳng với trung điểm môi dưới. Để hỗ trợ điều trị đau răng, động kinh, méo miệng, cứng cổ, chảy dãi khi ngủ, bạn có thể ấn một lực vừa đủ vào huyệt này khoảng 50 lần mỗi ngày.

Công dụng của huyệt thừa tương là điều trị chứng cứng cổ

Công dụng của huyệt thừa tương là điều trị chứng cứng cổ

2.8 Huyệt Địa Thương

Huyệt Địa Thương nằm ở 2 bên mép, cách miệng 0,5 thốn, được ứng dụng để điều trị chứng liệt mặt, đau dây thần kinh mặt, chảy dãi khi ngủ. Để tác dụng vào huyệt này, bạn chỉ cần ấn một lực vừa đủ vào đúng vị trí nói trên khoảng 50 lần mỗi ngày.

Huyệt địa thương nằm ở 2 bên mép, cách miệng khoảng 0,5 thốn

Huyệt địa thương nằm ở 2 bên mép, cách miệng khoảng 0,5 thốn

2.9 Huyệt Hạ Quan

Vị trí huyệt Hạ Quan nằm ở phần lõm trước tai và xương dưới gò má. Việc bấm huyệt này liên tục từ 2 – 3 phút sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong hỗ trợ điều trị các bệnh như đau răng, liệt mặt, viêm khớp hàm dưới,…

Huyệt Hạ Quan nằm ở phần lõm trước tai và xương dưới gò má

Huyệt Hạ Quan nằm ở phần lõm trước tai và xương dưới gò má

2.10 Huyệt Đầu Duy

Huyệt Đầu Duy nằm ở đường khớp trên đỉnh trán, cách chân tóc 0,5 thốn. Huyệt này thường được ứng dụng trong điều trị bệnh rối loạn tiền đình, đau đầu, giật mí mắt thường xuyên,… Để tác dụng vào huyệt này, bạn ấn một lực vừa phải theo chiều kim đồng hồ khoảng 3 phút đến khi thấy căng tức thì dừng lại và tiếp tục thực hiện theo chiều ngược lại.

Huyệt Đầu Duy thường được ứng dụng trong điều trị chứng đau đầu

Huyệt Đầu Duy thường được ứng dụng trong điều trị chứng đau đầu

2.11 Huyệt Bách Hội

Vị trí huyệt Bách Hội là giao điểm của đường thẳng giữa đỉnh đầu và đường nối liền các phần đầu dọc theo trên của 2 tai. Công dụng của huyệt đạo này là cân bằng huyết áp, tăng cường lưu thông khí huyết, điều trị rối loạn tiền đình, giảm đau đầu, mất ngủ, tăng cường trí não,…

Huyệt Bách Hội nằm gần giữa đỉnh đầu

Huyệt Bách Hội nằm gần giữa đỉnh đầu

2.12 Huyệt Thừa Khấp

Huyệt Thừa Khấp thường được dùng trong phương pháp điều trị các bệnh về mắt như viêm kết mạc, thần kinh thị giác teo, thần kinh thị giác viêm, cận thị, viên giác mạc, viễn thị,… Huyệt này nằm ở giao điểm của trục dọc trung điểm mắt và bờ dưới xương ổ mắt.

Huyệt Thừa Khấp có tác dụng hỗ trị điều trị viễn thị

Huyệt Thừa Khấp có tác dụng hỗ trị điều trị viễn thị

2.13 Huyệt Quyền Liêu

Huyền Quyền Liêu nằm trên đường xương gò má, ở điểm giao nhau của đường bờ ngoài mắt kéo thẳng xuống với đường chân cánh mũi kéo ngang. Huyệt này thường được tác động để điều trị co giật mặt, liệt mặt, đau dây thần kinh sinh ba, đau răng,…

Huyệt Quyền Liêu nằm trên xương gò má

Huyệt Quyền Liêu nằm trên xương gò má

3. Lưu ý cần nhớ khi bấm huyệt trên mặt

Có thể thấy, phương pháp bấm huyệt trên mặt đem lại nhiều công dụng với sức khỏe và sắc đẹp của con người. Tuy nhiên, khi sử dụng cách thức này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Đây chỉ là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh và cần phải được kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học mới đạt được hiệu quả tốt.
  • Không tự bấm huyệt tại nhà nếu không có kiến thức về các huyệt đạo.
  • Không bấm huyệt khi đang bị bầm tím, sưng, viêm, có vết thương hở,…
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.
  • Bấm huyệt có tác dụng khá chậm nên phải thực hiện đúng liệu trình, đúng cách.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn đúng cách sau khi bấm huyệt…
Lưu ý cần nhớ khi bấm huyệt trên mặt

Lưu ý cần nhớ khi bấm huyệt trên mặt

Trên đây là những kiến thức cơ bản về vị trí, công dụng của các huyệt đạo quan trọng trên mặt. Các huyệt đạo này có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và cải thiện nhan sắc rất tốt. Tuy nhiên, khi dùng phương pháp này, bạn cần tuân thủ theo kiến nghị của bác sĩ để có được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, để tìm hiểu về các kiến thức liên quan, bạn đừng quên theo dõi các nội dung tiếp theo của MEDIPLUS  nhé!

3.4/5 - (7 votes)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Mối quan hệ FWB là gì? Mối quan hệ FWB, ONS, GWTF là tốt hay xấu?

    Quan hệ FWB không còn xa lạ gì đối với giới trẻ, đặc biệt là giới trẻ tại các nước phương Tây. Vậy mối quan…

    16 Th9, 2024
    4.5K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    1 ngày quan hệ 6 lần có sao không? Bao nhiêu lần là tốt?

    Quan hệ tình dục là hoạt động không thể thiếu trong đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, tần suất quan hệ tình dục cần…

    28 Th10, 2024
    2.0K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    [Tư vấn] Quan hệ trước ngày kinh nguyệt có bầu không?

    Nhiều người hay tính toán ngày kinh nguyệt để nắm được khả năng có thai cũng như tránh thai khi quan hệ. Do đó, nhiều…

    28 Th10, 2024
    2.6K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Dịch bạch hầu có nguy hiểm không? Ai có nguy cơ mắc bệnh?

    Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ảnh hưởng đến cổ họng và đường hô hấp. Theo Tổ chức Y tế Thế…

    16 Th9, 2024
    223

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám