2.0K
Tham vấn y khoa:TS. BS Phạm Bình Nguyên
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Tiêu hóa
MỤC LỤC
Đau dạ dày là một từ dùng chỉ một nhóm bệnh liên quan đến biểu hiện đau bụng ở vị trí đối chiếu của dạ dày trên thành bụng như: viêm dạ dày, loét dạ dày, chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày, thủng dạ dày hẹp môn vị dạ dày, viêm dạ dày ruột… Nguyên nhân chính gây đau dạ dày có thể là do thói quen ăn uống không khoa học, thói quen sử dụng rượu bia hoặc thường xuyên sử dụng chất kích thích…
Đa số các bệnh nhân đau dạ dày thường là do bệnh viêm loét dạ dày. Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân sẽ có cách phòng bệnh đau dạ dày phù hợp, những chia sẻ dưới đây của chuyên gia Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ giúp người bệnh có cách phòng viêm loét dạ dày hiệu quả hơn.
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp để giảm tình trạng đau do viêm loét dạ dày người bệnh cần làm những điều sau:
Ăn sáng đầy đủ, ăn đúng giờ giấc
Ăn sáng đầy đủ đúng giờ sẽ giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn, phù hợp với sinh lý, chu kỳ tiết acid, sẽ làm giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.
Đảm bảo ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn đồ ăn sống, lạnh
Người bệnh bị đau dạ dày nên ăn chín uống sôi để hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương niêm mạc dạ dày và làm cho tình trạng viêm loét dạ dày không nặng hơn. Không nên ăn các loại thức ăn còn tươi sống, chín tái: gỏi cá, nem chua.
Nên ăn sáng đầy đủ để phòng ngừa đau dạ dày hiệu quả hơn
Không ăn bốc, đồng thời tập thói quen vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng kháng khuẩn trước khi ăn
Bàn tay có thể chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe. Việc ăn bốc trực tiếp hoặc không vệ sinh tay trước khi ăn dễ khiến cho vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập qua thức ăn và gây tổn thương cho hệ tiêu hóa.
Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và chú ý ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá nhiều thức ăn 1 bữa
Ăn quá no sẽ gây ra áp lực cho dạ dày và làm cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, từ đó gây ra các cơn đau, khó chịu nhiều hơn. Vì vậy, cách phòng bệnh đau dạ dày thì thay vì việc ăn no, ăn nhiều ở 1 bữa thì người bệnh hãy chia thành nhiều 5 – 7 bữa ăn nhỏ trong ngày, cách khoảng 2-3 tiếng lại ăn một bữa nhỏ.
Nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ
Các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ có trong rau xanh giúp tăng cường chức năng ruột, dạ dày, bảo vệ màng nhầy để phục hồi và cải thiện vết loét dạ dày hiệu quả hơn.
Ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được nghiền nát và làm giảm gánh nặng cho dạ dày
Hạn chế thức ăn chiên, xào, nhiều muối
Thức ăn nhiều muối, chiên, xào có chứa nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa. Khi ăn nhiều sẽ gây ra gánh nặng cho dạ dày và “buộc” dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa, làm xuất hiện tình trạng đau dạ dày nhiều hơn. Thay vào đó, người bị đau dạ dày nên ăn các món ăn thanh đạm, ít dầu mỡ bằng món hấp, luộc, salad….
Tránh uống nhiều nước ngay trước và sau khi ăn
Uống nhiều nước ngay trước khi ăn và sau khi ăn tạo ra áp lực lớn lên thành dạ dày, khiến cho dạ dày bị căng tức, khó chịu và gây ra các cơn đau.
Không nên ăn khuya và chú ý dùng bữa tối trước khi đi ngủ ít nhất 2-3 tiếng đồng hồ
Dạ dày cũng cần được nghỉ ngơi, khi ăn khuya quá muộn sẽ khiến cho dạ dày không được nghỉ ngơi, điều này làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương, khó tiêu hóa và tăng nguy cơ đau dạ dày.
Hạn chế tối đa việc ăn nhanh nuốt vội, vừa ăn vừa làm việc
Nếu bạn không nhai kỹ thức ăn hoặc vừa ăn vừa làm việc khiến cho thức ăn không được nhai nghiền đủ nhỏ, đủ mềm, dạ dày cần co bóp nhiều hơn, dịch vị acid dạ dày tiết ra nhiều gây viêm và đau. Vì vậy cách phòng bệnh đau dạ dày là bạn nên nhai kỹ thức ăn, khi ăn cần tập trung để hỗ trợ việc tiêu hóa, hấp thu được tốt hơn.
Vừa ăn vừa làm việc khiến cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn gây ra các cơn đau, khó chịu
Không nên hoạt động trí óc hay hoạt động thể lực mạnh trong khoảng thời gian 30 phút sau bữa ăn
Sau khi ăn dạ dày cần có thời gian để tiêu hóa. Nếu như sau ăn, người bệnh có hoạt động trí óc hay thể lực ngay sau bữa ăn làm cho lượng oxy và máu không đủ để hoàn thành nhiệm vụ tiêu hóa. Do đó, dễ gây ra triệu chứng đau bụng, khó chịu.
Tránh thực phẩm có vị chua
Thực phẩm có vị chua, có nhiều acid như cam, chanh, cóc, dưa muối,… dễ gây ra kích ứng niêm mạc dạ dày, khó tiêu, kích thích đường ruột và dẫn tới các cơn đau. Tránh thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng như
Ớt, tiêu,… dễ gây ra co thắt đường tiêu hóa, kích thích niêm mạc dạ dày tăng tiết acid và làm cho tình trạng loét càng trở nên nặng hơn.
Chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp kiểm soát bệnh dạ dày hiệu quả mà còn tốt cho sức khỏe, giúp người bệnh sống chung với bệnh dạ dày nhẹ nhàng hơn.
Cách phòng bệnh đau dạ dày tiếp theo đó là người bị viêm loét dạ dày cần thận trọng khi sử dụng thuốc Tây, cụ thể như sau:
Tuyệt đối không tự ý mua bất cứ loại thuốc nào để sử dụng, nhất là các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm steroid. Những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, gây chảy máu thậm chí là thủng dạ dày. Vì thế, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bị đau dạ dày tuyệt đối không được tùy ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Dùng thuốc đúng liều lượng, tần suất cũng như thời gian mà bác sĩ chỉ định. Dùng thuốc không đúng liều lượng và thời gian dễ gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc và khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày ngày càng nặng.
Nên uống thuốc với 1 ly nước lọc. Không nên uống thuốc cùng các loại nước trái cây, nhất là các loại nước cam, quýt. Vì điều này có thể làm giảm sự hấp thu của các loại thuốc. Tốt nhất là nên uống thuốc với 1 ly nước lọc lớn để cơ thể dễ dàng “tiêu hóa” được thuốc dễ hơn.
Trường hợp người bệnh gặp bất thường như: Buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt,… thì người bệnh cần báo cho bác sĩ ngay để có hướng điều chỉnh phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Người bị đau dạ dày do viêm loét dạ dày cần tránh các chất kích thích để bệnh không nặng thêm. Dưới đây là những điều người bệnh cần tránh:
Lượng cồn có trong rượu bia gây phá hủy niêm mạc dạ dày khiến cho vết loét càng trầm trọng hơn
Tránh xa căng thẳng cũng là cách phòng bệnh đau dạ dày do viêm loét dạ dày. Khi căng thẳng, stress cơ thể tăng tiết nhiều dịch vị dạ dày làm tăng nguy cơ viêm, loét khiến cho các cơn đau càng trầm trọng.
Biện pháp: Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, nghe nhạc, đọc sách, biết cách sắp xếp thời gian làm việc và làm công việc mình yêu thích để giảm stress, căng thẳng giúp phòng ngừa đau dạ dày.
Tránh xa căng thẳng, stress để kiểm soát cơn đau dạ dày hiệu quả hơn
Cách phòng bệnh đau dạ dày tiếp theo là tránh thức khuya để dạ dày được nghỉ ngơi, giảm thiểu căng thẳng, stress của cơ thể. Từ đó giúp dạ dày giảm tiết dịch vị dạ dày để bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày hạn chế tình trạng viêm, loét hiệu quả.
Biện pháp: Người bệnh nên có cách sinh hoạt điều độ, ngủ trước 23 giờ mỗi ngày và thức dậy vào trước 7 giờ sáng để dạ dày được nghỉ ngơi và hạn chế những tổn thương cho dạ dày.
Thức khuya khiến cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn và gây ra các cơn đau dạ dày
Những người bị đau dạ dày nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý, hạn chế tối đa việc tăng cân hoặc giảm cân quá nhiều. Bởi khi tăng, giảm cân sẽ làm cho dịch vị dạ dày dư thừa gây ra triệu chứng buồn nôn, đau bụng, ợ hơi, ợ chua,…
Biện pháp: Luyện tập thể thao thường xuyên, ăn uống khoa học, hạn chế ăn đêm, nạp ít tinh bột và ăn những món ăn thanh đạm, ít dầu mỡ.
Giữ cân nặng ở mức hợp lý để phòng ngừa đau dạ dày
Tập luyện thể dục thể thao giúp giảm căng thẳng, cải thiện chức năng của dạ dày, tiêu hóa thức ăn dễ dàng, làm giảm đầy hơi khó chịu và giúp ngủ ngon. Đây đều là những lợi ích giúp người bệnh phòng ngừa các cơn đau dạ dày do viêm loét dạ dày gây ra.
Cách luyện tập đúng đắn: Nên tập thể dục vào mỗi buổi sáng hoặc trước và sau khi ăn 2 tiếng đồng hồ. Mỗi ngày nên duy trì khoảng 30 phút cho hoạt động thể dục thể thao để cải thiện sức khỏe tốt hơn.
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để phòng ngừa đau dạ dày
Cách phòng bệnh đau dạ dày tiếp theo đó là người bệnh cần đi khám ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu bệnh dạ dày như: đau tức thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,… thì nên đi khám ngay để nhận định rõ tình trạng sức khỏe.
Những biểu hiện này có thể là dấu hiệu của bệnh dạ dày thậm chí có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn xấu là ung thư dạ dày. Do đó, thăm khám sớm sẽ giúp phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị phù hợp để ngăn ngừa biến chứng giúp việc chữa trị bệnh dễ dàng hơn.
Như vậy, thông qua bài viết này các bạn đã nắm được 8 cách phòng bệnh đau dạ dày thông qua những chia sẻ của chuyên gia tổ hợp y tế MEDIPLUS. Hãy kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để làm giảm cơn đau dạ dày do viêm loét dạ dày gây ra.
Nếu bạn còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về sức khỏe thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
TS. BS Phạm Bình Nguyên
Là một trong những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tiêu hóa, TS.BS Phạm Bình Nguyên đã điều trị thành công cho hàng nghìn người bệnh trong suốt 15…
Bài viết liên quan
Dưa lê là một loại trái cây có hương vị thơm ngon, ngọt nhẹ, được dùng để giải nhiệt vào những ngày hè nóng bức.…
Chuyên mục: Tiêu hóa
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với những người bị viêm loét dạ dày tá tràng. Vậy khi bị nhiễm khuẩn HP, viêm…
Su su là loại quả giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm…
Viêm đại tràng co thắt là tình trạng viêm nhiễm kết hợp với sự xuất hiện của các vết loét, thường gây ra những cơn…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.