Đau dạ dày ăn cháo gì? 16 món cháo Bác sĩ khuyên nên ăn

Cập nhật 24/06/2023

16.3K

TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tham vấn y khoa:TS. BS Phạm Bình Nguyên

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Cháo là món ăn mềm, dễ tiêu hóa. Thành phần tính của cháo là tinh bột còn có tác dụng làm lành những phần bị viêm loét do nhiễm khuẩn HP gây ra. Vậy đau dạ dày ăn cháo gì? Tổ hợp y tế MEDIPLUS đã lên danh sách các món cháo dinh dưỡng cho người bệnh đau dạ dày trong bài viết dưới đây.

Gợi ý món cháo cho người bị đau dạ dày

1. Cháo bí đỏ đậu xanh

Với những ai đang có vấn đề về dạ dày, cháo bí đỏ đậu xanh chính là món ăn dinh dưỡng giúp duy trì sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Bí đỏ: Các vết loét ở dạ dày sẽ cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn của người bệnh. Do đó, những thức ăn giàu dinh dưỡng như bí đỏ sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, các khoáng chất của cơ thể. Cụ thể trung bình 100g bí đỏ cung cấp khoảng 0.7g chất xơ, 24mg canxi, 349mg kali, 8mg vitamin C, 0.06mg vitamin B1,… giúp duy trì sức khỏe ổn định hơn.

Đậu xanh: Đậu xanh là một trong những loại thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao. Trong 100g đậu xanh có tới 4.7g chất xơ, giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa được tốt hơn, khi dạ dày đang bị đau.

Cháo bí đỏ đậu xanh tốt cho người đau dạ dày

Đau dạ dày nên ăn cháo bí đỏ đậu xanh rất tốt

Cách chế biến món cháo bí đỏ đậu xanh

Nguyên liệu:

  • Gạo nếp: 100g
  • Đậu xanh nguyên vỏ: 150g
  • Bí đỏ: 400g
  • Đường: 120g
  • Một ít muối

Cách làm:

  • Đậu xanh mua về vo sạch, loại bỏ các hạt lép, hư, sâu mọt rồi để ráo.
  • Gạo cũng mang đi vo sạch rồi để ráo nước.
  • Đối với bí đỏ thì bạn gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch rồi thái miếng vuông.
  • Sau khi sơ chế xong bạn cho đậu xanh, bí đỏ và cả gạo nếp vào nồi cùng 1.5l nước lọc đun sôi.
  • Khoảng 30 phút sau, bạn mở nồi vớt bí đỏ ra nghiền nát rồi cho lại vào nồi cháo.
  • Cuối cùng cho đường, ít muối, nêm nếm lại vừa ăn rồi tắt bếp.

2. Cháo hạt sen

Đau dạ dày ăn cháo gì? Nhắc đến những món cháo tốt cho người bệnh dạ dày thì không thể thiếu cháo hạt sen. Hạt sen được biết đến là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể chữa chứng mất ngủ và hỗ trợ trị đau dạ dày.

Trong 100g hạt sen cung cấp khoảng 0.28g kẽm. Loại khoáng chất này có tác dụng giúp vết loét trong dạ dày mau lành. Ngoài ra dạ dày đau sẽ tiết dịch vị dẫn đến những hệ quả liên quan như miệng đắng, không có vị. Trong khi kẽm có khả năng duy trì vị giác và khứu giác rất hiệu quả.

Cách chế biến món cháo hạt sen

Nguyên liệu:

  • Hạt sen: 50g
  • Gạo tẻ: 30g
  • Gia vị (muối, đường, nước mắm, hạt tiêu, dầu ăn…)

Cách làm:

  • Hạt sen tươi mua về lột vỏ, bỏ tâm sen, rửa sạch để ráo. Còn với hạt sen khô, bạn nên chọn mua loại hạt đã bỏ tâm sen (tránh cho món cháo bị đắng) rồi ngâm nước khoảng 30 phút.
  • Gạo vo sạch rồi để ráo.
  • Sau đó cho hạt sen và gạo vào nồi, thêm nước nấu cho tới khi cháo chín nhừ, rồi nêm nếm gia vị vừa ăn là hoàn thành.

3. Cháo long nhãn

Long nhãn là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt món cháo long nhãn rất tốt cho người bệnh dạ dày.

Trong 100g long nhãn cung cấp khoảng 1.7g chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Ngoài ra trong Đông y, long nhãn còn là bài thuốc chống suy nhược thần kinh, giảm căng thẳng. Đối với những người bệnh đau dạ dày do nguyên nhân căng thẳng, stress thì đây là phương pháp điều trị hiệu quả.

Cháo long nhãn

Cháo long nhãn rất bổ dưỡng cho người bị đau dạ dày

Hướng dẫn cách chế biến cháo long nhãn

Nguyên liệu:

  • Long nhãn: 50g
  • Gạo nếp: 100g
  • Đường phèn: 30g

Cách làm:

  • Long nhãn mua về rửa sạch, để ráo. Gạo nếp vo sạch, để ráo.
  • Tiếp đến bạn cho khoảng 2l nước lọc vào nồi và cho thêm gạo nếp vào nấu sôi trong khoảng 50 phút rồi cho đường phèn vào.
  • Đến khi đường tan đều thì cho long nhãn vào và nấu thêm khoảng 2 – 3 phút nữa thì tắt bếp.

4. Đau dạ dày ăn cháo gì? Cháo bắp cải tôm thịt

Bổ sung món cháo bắp cải tôm thịt để làm phong phú thêm thực đơn cho người bệnh đau dạ dày.

Bắp cải là loại rau xanh có tính kiềm sẽ giúp trung hòa axit, giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh đau dạ dày. Ngoài ra đây cũng là loại rau xanh rất giàu vitamin C, có tới 30mg vitamin C trong 100g bắp cải xanh giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh hiệu quả.

Cháo tôm thịt bắp cải bổ dưỡng cho người đau dạ dày

Hướng dẫn cách chế biến

Nguyên liệu:

  • Thịt nạc + tôm: 150g
  • Bắp cải: 200g
  • Gạo tẻ: 50g

Cách làm:

  • Thịt nạc mua về rửa sạch thái mỏng, tôm lột vỏ, rửa sạch, bắp cải rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn.
  • Tiếp đến băm nhỏ thịt cùng tôm rồi mang đi ướp cùng ít hạt nêm, muối, bột ngọt trong 10 phút.
  • Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào phi thơm hành băm nhỏ rồi cho thịt cùng tôm đã ướp vào xào đến khi săn lại thì tắt bếp.
  • Chao gạo vào nồi nước bắt lên bếp ninh đến khi cháo chín nhừ thì cho phần thịt cùng tôm đã xào vào, nấu thêm 5 phút rồi cho tiếp bắp cải vào.
  • Đến khi cháo sôi trở lại thì nêm gia vị vừa ăn là hoàn thành
  • Chú ý không nên nấu quá lâu để tránh bắp cải chín nhừ sẽ hao hụt các chất dinh dưỡng có lợi.

5. Cháo nấm hương

Nấm hương chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt món cháo nấm hương có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.

Trong 100g nấm hương cung cấp khoảng 3g chất xơ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Thêm vào đó, nấm hương cũng rất giàu sắt. 5.2mg chất sắt trong nấm hương có tác dụng bổ máu cho người bệnh bị xuất huyết dạ dày nhằm phòng tránh tình trạng thiếu máu.

Cháo nấm hương giàu sắt giúp phòng tránh thiếu máu

Đau dạ dày ăn cháo gì? Cháo nấm hương giàu sắt giúp phòng tránh thiếu máu

Hướng dẫn cách chế biến

Nguyên liệu:

  • Nấm hương: 50g
  • Gạo tẻ: 30g
  • Gạo nếp: 20g
  • Hành lá: 10g
  • Gia vị

Cách làm:

  • Nấm hương mua về rửa sạch rồi cắt lát mỏng. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
  • Vo sạch gạo nếp và gạo tẻ sau đó cho vào nồi, cho thêm nước vào nấu chín nhừ.
  • Cháo chín nhừ thì cho nấm hương vào nấu thêm khoảng 3 phút nữa.
  • Cho hành lá vào đảo đảo đều và nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

6. Cháo gạo cao lương thịt dê

Người bệnh đau dạ dày nên ăn cháo gì? Cháo gạo cao lương thịt dê là lựa chọn tiếp theo cho bạn.

Thịt dê được xếp vào danh sách các thực phẩm giàu kẽm. Trong 100g thịt dê chứa khoảng 4mg kẽm. Loại khoáng chất này có tác dụng giúp các vết loét dạ dày mau lành. Đặc biệt theo Đông y, thịt dê có tác dụng tỳ vị hư hàn nên cũng hỗ trợ làm lành các vết loét nhanh hơn.

Cháo cao lương thịt dê có tác dụng giúp các vết loét dạ dày mau lành

Cháo cao lương thịt dê có tác dụng giúp các vết loét dạ dày mau lành

Hướng dẫn cách chế biến

Nguyên liệu:

  • Gạo cao lương: 100g
  • Thịt dê: 100g
  • Gia vị (nước mắm, hạt nêm, muối, đường, bột ngọt,…)

Cách làm:

  • Thịt dê mua về rửa sạch, thái thành miếng vừa ăn rồi ướp với gia vị gồm hành tỏi băm nhỏ, nước mắm, hạt nêm, muối, đường, bột ngọt trong vòng 15 phút.
  • Sau đó vo sạch gạo cao lương, để ráo.
  • Tiếp đến cho gạo và thịt dê cùng nước lọc vào nồi nồi ninh nhừ.
  • Đến khi các nguyên liệu chín nhừ thì nêm nếm gia vị vừa ăn là hoàn thành.

7. Cháo dạ dày, lá lách heo

Đau dạ dày ăn cháo gì? Cháo dạ dày, lá lách heo cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho người bệnh đau dạ dày. Cụ thể như sau:

Việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm nạp vào cơ thể của người bệnh dạ dày, thường diễn ra chậm hoặc kém hiệu quả. Trong khi dạ dày heo là nguồn cung cấp vitamin nhóm B dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

Trung bình 100g dạ dày heo cung cấp khoảng 0.05mg vitamin B1 giúp cơ thể chuyển carbohydrate thành năng lượng, 0.034mg vitamin B6 giúp hệ thống tiêu hóa xử lý protein được dễ dàng hơn.

Cháo dạ dày heo là nguồn cung cấp vitamin nhóm B dồi dào cho người bệnh dạ dày

Cháo dạ dày heo là nguồn cung cấp vitamin nhóm B dồi dào cho người bệnh dạ dày

Hướng dẫn cách chế biến

Nguyên liệu:

  • Dạ dày heo: 1 cái
  • Lá lách heo: 1 cái
  • Gạo tẻ: 100g
  • Hành lá và gia vị cần thiết

Cách làm:

  • Dạ dày và lá lách heo mua về rửa sạch cùng muối. Sau đó cho vào luộc sơ với gừng và rượu cho bớt mùi.
  • Tiếp đến rửa sạch lần nữa rồi thái miếng mỏng.
  • Gạo vo sạch, hành lá thái nhỏ.
  • Đem dạ dày và lá lách heo đi ướp cùng nước mắm, hạt nêm, đường, bột ngọt, hành, tỏi băm nhỏ trong khoảng 15 phút.
  • Trong thời gian đó, nấu gạo đến khi chín nhừ rồi cho dạ dày và lá lách heo vào nấu cùng.
  • Ninh đến khi tất cả nguyên liệu chín mềm thì cho hành lá, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

8. Cháo thịt lợn với cải bó xôi

Cháo thịt lợn với cải bó xôi cũng là món ăn mà người bệnh đau dạ dày có thể bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng

Cải bó xôi: Cải bó xôi chứa nhiều vitamin A, C, E, D, K đặc biệt là omega 3. Trong 100g cải bó xôi cung cấp khoảng 0.14g omega 3 có tác dụng giảm viêm dạ dày và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP.

Thịt lợn: Trung bình 100g thịt lợn nạc có khoảng 19g protein có tác dụng bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng cho người bệnh dạ dày.

Cháo thịt heo cải bó xôi tốt cho sức khỏe người đau dạ dày

Cháo thịt heo cải bó xôi tốt cho sức khỏe người đau dạ dày

Hướng dẫn cách chế biến

Nguyên liệu:

  • Thịt lợn nạc: 100g
  • Cải bó xôi: 200g
  • Gạo tẻ: 50g
  • Nấm hương tươi: 10g

Cách làm

  • Thịt lợn nạc mua về rửa sạch băm nhỏ rồi ướp cùng các gia vị trong khoảng 10 phút.
  • Cải bó xôi rửa sạch cắt khúc vừa ăn, nấm hương rửa sạch thái mỏng.
  • Gạo vo sạch rồi cho vào nồi thêm lượng nước ninh nhừ.
  • Đợi đến khi cháo chín nhừ thì cho thịt heo vào đun sôi 5 phút sau đó cho tiếp cải bó xôi cùng vào nêm nếm là hoàn thành.

9. Đau dạ dày ăn cháo gì? Cháo thịt gà với nấm hương

Nấm hương còn được kết hợp cùng thịt gà tạo nên món cháo bổ dưỡng cho người bệnh dạ dày.

Cũng giống như thịt lợn, thịt gà rất giàu protein giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Ngoài ra trong 100g thịt gà còn cung cấp 4mg vitamin C. Đây là loại vitamin được biết đến như chất chống oxy hóa mạnh có khả năng kháng viêm, rất tốt cho các vết loét dạ dày.

Đau dạ dày ăn cháo gì, có cháo nấm hương là lựa chọn tuyệt vời

Đau dạ dày ăn cháo gì, có cháo nấm hương là lựa chọn tuyệt vời

Hướng dẫn cách chế biến

Nguyên liệu:

  • Gạo: 50g
  • Thịt gà ta nạc: 30g
  • Nấm hương: 30g
  • Gia vị: Nước mắm, bột canh, bột ngọt,…

Cách làm:

  • Đầu tiên, bạn rửa sạch gà rồi mang đi luộc, sau đó xé thịt ra thành từng sợi nhỏ.
  • Nấm hương mua về rửa sạch rồi thái nhỏ thành miếng vừa ăn.
  • Bắt chảo lên bếp, cho vào chút dầu ăn, phi thơm hành băm rồi cho thịt gà vào xào chung với nấm hương, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
  • Gạo vo sạch rồi cho vào nồi nước ninh nhừ. Đến khi cháo chín thì cho hỗn hợp gà đã xào vào nấu thêm 5 phút nữa là hoàn thành.

10. Cháo lạc đậu đỏ

Người đau dạ dày nên ăn món cháo nào? Cháo lạc đậu đỏ cũng là lựa chọn rất bổ dưỡng cho các bạn.

Lạc: Lạc là loại hạt rất giàu sắt, trong 100g lạc cung cấp khoảng 2.2mg chất sắt rất tốt cho người bệnh dạ dày bị xuất huyết. Đặc biệt lạc rất giàu chất xơ, có khoảng 2.5g chất xơ trong 100g lạc hỗ trợ tích cực trong việc tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.

Đậu đỏ: Đậu đỏ rất giàu các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người bệnh dạ dày. Cụ thể trong 100g đậu đỏ cung cấp 17.3g protein, 1.224mg kali, 4.1mg kẽm, 4.6mg sắt, 0,2mg vitamin B6,…

Cháo lạc đậu đỏ giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người bệnh dạ dày

Đau dạ dày nên ăn cháo lạc đậu đỏ giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người bệnh dạ dày

Hướng dẫn cách chế biến cháo lạc đậu đỏ

Nguyên liệu:

  • Lạc: 50g
  • Đậu đỏ: 30g
  • Gạo tẻ: 30g
  • Đường phèn: 50g

Cách làm:

  • Đậu đỏ và lạc mua về rửa sạch và ngâm trong nước khoảng 30 phút, gạo tẻ vo sạch, để ráo.
  • Sau đó cho lạc và đậu đỏ vào nồi cho thêm nước vào đun sôi. Đợi khi nước sôi thì thêm gạo tẻ vào, vặn nhỏ lửa, ninh đến khi các nguyên liệu chín mềm thì cho đường phèn vào nấu thêm khoảng 2 – 3 phút thì tắt bếp.

11. Cháo thịt băm gừng tươi

Đau dạ dày ăn cháo gì? Món cháo tiếp theo cũng mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh đau dạ dày chính là cháo thịt băm gừng tươi.

Trong gừng tươi có các chất như Oleoresin, Tecpen có hoạt tính kháng sinh cao, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, từ đó giúp các vết thương trong dạ dày mau lành.

Gừng tươi trong cháo có khả năng làm dịu niêm mạc dạ dày

Gừng tươi trong cháo có khả năng làm dịu niêm mạc dạ dày

Hướng dẫn cách làm món cháo thịt băm gừng

Nguyên liệu:

  • Thịt lợn nạc: 200g
  • Gừng tươi: 5g
  • Gạo tẻ: 50g

Cách làm:

  • Thịt lợn mua về rửa sạch rồi cho vào máy xay nhỏ, sau đó ướp gia vị trong khoảng 15 phút.
  • Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.
  • Tiếp đến bắt chảo lên bếp, thêm ít dầu, hành băm nhỏ phi thơm, cho thịt đã ướp cùng gừng vào xào săn.
  • Gạo tẻ vo sạch rồi cho vào nồi thêm nước ninh nhừ. Đợi đến khi cháo chín thì cho hỗn hợp thịt đã xào cùng gừng vào, ninh thêm 5 – 10 phút nữa thì tắt bếp.

12. Cháo gạo nếp táo đỏ

Táo đỏ được biết đến như một vị thuốc trong Đông y, dùng nấu cháo cùng gạo nếp mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh dạ dày.

Theo Đông y, táo đỏ có vị ngọt, tính ấm và không chứa độc tố có tác dụng bổ tỳ, mát vị, thuận khí, bổ huyết, an thần, đặc biệt là giải độc cho cơ thể. Do đó, với người bị đau dạ dày táo đỏ giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi đường tiêu hóa và cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả.

Cháo gạo nếp táo đỏ giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày nên ăn cháo gạo nếp táo đỏ giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày

Hướng dẫn làm cháo gạo nếp táo đỏ

Nguyên liệu:

  • Gạo nếp: 50g
  • Táo đỏ: 10g
  • Đường phèn: 30g

Cách làm:

  • Táo đỏ rửa sạch, gạo nếp vo sạch để ráo.
  • Bắt nồi lên bếp, cho táo đỏ đun với nước khoảng 10 phút rồi cho gạo vào nấu cùng. Nấu đến khi các nguyên liệu chín nhừ thì thêm đường phèn vào là hoàn thành.

13. Cháo tôm rất tốt cho người đau dạ dày

Cháo tôm là món ăn tiếp theo mà người đau dạ dày có thể bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.

Trong 100g tôm cung cấp khoảng 316mg kali có tác dụng giảm căng thẳng, thư giãn đầu óc, hỗ trợ tích cực cho những người bệnh dạ dày do áp lực, stress.

Cháo tôm giàu kali có tác dụng giảm căng thẳng, thư giãn đầu óc

Đau dạ dày ăn cháo tôm giàu kali có tác dụng giảm căng thẳng, thư giãn đầu óc

Hướng dẫn chế biến món cháo tôm

Nguyên liệu:

  • Tôm sú: 100g
  • Gạo tẻ: 100g
  • Nước dùng xương heo: 2l

Cách làm:

  • Đầu tiên bạn cần sơ chế tôm theo các bước: rửa sạch, bóc vỏ, băm nhuyễn. sau đó mang tôm đi ướp gia vị trong 10 phút.
  • Vo gạo sạch rồi cho vào nồi nước dùng heo ninh nhừ.
  • Đến khi cháo chín nhừ thì cho tôm đã ướp vào, khi cháo sôi trở lại thì tắt bếp.

14. Cháo phật thủ nấu với đường phèn

Cháo phật thủ nấu với đường phèn được xem như phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả.

Phật thủ trong Đông y được xem như vị thuốc có vị đắng, chua, cay và tính ấm nên có tác dụng chữa rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày hiệu quả.

Cháo phật thủ đường phèn hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả

Cháo phật thủ đường phèn hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả

Hướng dẫn chế biến cháo phật thủ

Nguyên liệu:

  • Phật thủ: 15g
  • Gạo tẻ: 60g
  • Đường phèn: 30g

Cách làm:

  • Đầu tiên, bạn rửa sạch phật thủ, để ráo rồi thái lát mỏng, gạo tẻ vo sạch, để ráo.
  • Tiếp đến đun phật thủ đến khi phật thủ chín nhừ thì lọc lấy nước, bỏ bã.
  • Cho gạo tẻ vào nước phật thủ vừa lọc, ninh đến khi cháo chín mềm thì nêm nếm là hoàn thành.

15. Đau dạ dày ăn cháo gì? Cháo thịt bò nấm

Danh sách các món cháo tốt cho người đau dạ dày không thể thiếu món cháo thịt bò nấm bổ dưỡng này được.

Thịt bò có chứa nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe người bệnh đau dạ dày. Cụ thể 100g thịt bò cung cấp khoảng 1.63mg sắt giúp giảm tình trạng thiếu máu do xuất huyết dạ dày. 0.98mcg Vitamin B12 sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong dạ dày được tốt hơn.

Cháo thịt bò nấu nấm chứa nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe

Cháo thịt bò nấu nấm chứa nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe

Hướng dẫn chế biến món cháo thịt bò nấm

Nguyên liệu:

  • Gạo trắng 50g
  • Thịt bò nạc 100g:
  • Nấm rơm 50g

Cách làm:

  • Thịt bò đem rửa sạch, thái từng lát mỏng rồi băm nhuyễn, ướp gia vị khoảng 15 phút.
  • Nấm rơm rửa sạch, cắt làm đôi, ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó xào sơ cùng ít hành băm nhuyễn.
  • Gạo trắng vo sạch rồi cho vào nồi nước ninh nhừ. Đến khi cháo chín nhừ thì cho thịt bò đã ướp vào, nấu khoảng 10 phút thì cho tiếp nấm rơm vào, nêm lại gia vị là hoàn thành.

16. Cháo rau sam, búp ổi và hồng xiêm non

Cháo rau sam, búp ổi và hồng xiêm non hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị và phục hồi của người đau dạ dày.

Theo Đông y rau sam có vị chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Trong khi búp ổi non có chất tanin. Chất này khi kết hợp với protein trong dịch vị dạ dày sẽ tạo thành một lớp màng phủ lên bề mặt niêm mạc dạ dày giúp tiêu viêm.

Còn hồng xiêm non lại rất giàu chất xơ. Trong 100g hồng xiêm non chứa khoảng 5.6g chất xơ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón trong khi dạ dày hoạt động không được tốt.

Cháo rau sam búp ổi, hồng xiêm non có tác dụng tích cực cho tiêu hóa

Đau dạ dày ăn cháo rau sam búp ổi, hồng xiêm non có tác dụng tích cực cho tiêu hóa

Hướng dẫn làm món cháo rau sam

Nguyên liệu:

  • Rau sam: 90g
  • Hồng xiêm non: 10g
  • Búp ổi non: 20g
  • Gạo tẻ: 30g

Cách làm:

  • Đầu tiên, bạn rửa sạch lần lượt rau sam, búp ổi non và hồng xiêm non, còn gạo thì vo sạch rồi để ráo
  • Sau đó cho những nguyên liệu này vào nồi nước đun sôi đến khi chín nhừ thì lọc lấy nước, bỏ bã.
  • Tiếp đến, cho gạo vào nước đã lọc rồi ninh nhừ, đến khi cháo chín thì nêm nếm gia vị là hoàn thành.

Trên đây là 16 món cháo mà người bệnh dạ dày nên ăn là lợi giải đáp thắc mắc “đau dạ dày ăn cháo gì” để giúp hỗ trợ tốt hơn trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe. Nếu các bạn còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về bệnh dạ dày thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền? [Chi phí 2024]

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền đang là vấn đề được nhiều người quan tâm trước khi thực hiện dịch vụ này.…

    11 Th12, 2023
    489

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Kiến thức về bệnh, Tiêu hóa

    Đau quặn bụng từng cơn báo hiệu bệnh lý gì? Cách điều trị

    Đau bụng là một triệu chứng thông thường mà hầu hết chúng ta từng trải qua. Tuy nhiên, đau bụng quặn từng cơn có thể…

    16 Th8, 2023
    3.6K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau bụng đi ngoài nhiều lần là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

    Nếu bạn thường xuyên bị đau bụng đi ngoài nhiều lần thì có thể cơ thể bạn đang báo hiệu mắc các bệnh lý liên…

    01 Th8, 2023
    851

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm đại tràng nên ăn gì giúp cải thiện tình trạng bệnh?

    Viêm đại tràng cấp là bệnh lý đường tiêu hóa, gây nên các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi,… ảnh hưởng đến sức khỏe…

    17 Th8, 2023
    1.2K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám