Đau dạ dày có ăn đu đủ được không? 8 nhóm người cần kiêng

Cập nhật 16/09/2024

107

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Đu đủ được biết đến là một loại trái cây có lợi cho hệ tiêu hóa, trị táo bón rất tốt. Vậy người bị đau dạ dày ăn đu đủ được không? Nên ăn đu đủ chín hay đu đủ xanh khi bị đau dạ dày? Thông tin sau đây của MEDIPLUS sẽ giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc đau dạ dày có ăn được đu đủ không? Cùng tham khảo nhé. 

1. Đau dạ dày có ăn đu đủ được không? 

Khi bị đau dạ dày ăn đu đủ được không? Có thể ăn được, nhưng nên ăn đu đủ chín với 1 lượng vừa đủ. Đu đủ có nhiều lợi ích như ngăn chặn vết loét, phục hồi tổn thương dạ dày, phòng chống bệnh tật, đặc biệt là ung thư, và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Người đau dạ dày, đặc biệt là những người bị viêm, loét hoặc khó tiêu, nên bổ sung đu đủ vào chế độ ăn.

Đu đủ là trái cây giàu dưỡng chất, hỗ trợ cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.

Người bị đau dạ dày ăn đu đủ được không? 

Người bị đau dạ dày ăn đu đủ được không?

Đu đủ xanh (100g) chứa:

  • 74-80 mg vitamin C
  • 500-1.250 IU caroten
  • Vitamin B1, B2
  • Các acid gây men
  • Một số khoáng chất có trong đu đủ như kali, canxi, magiê, sắt, và kẽm

Đu đủ chín (100g) chứa:

  • Gần 90% nước
  • 13% đường tự nhiên, không có tinh bột
  • Carotenoid và acid hữu cơ
  • Vitamin A, B, C
  • 0,9% chất béo, 0,5% xenluloz
  • Canxi, sắt, thiamin, riboflavin, photpho, magiê.

Đu đủ có tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, người đau dạ dày cần lưu ý khi tiêu thụ đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh, vì có thể gây kích ứng dạ dày do các enzyme và acid trong đu đủ xanh.

Chỉ nên ăn 1 – 2 miếng đu đủ sau bữa ăn chính khoảng 15 – 20 phút, tránh ăn khi đói bụng. Nếu có hệ tiêu hóa mẫn cảm, nên nấu chín đu đủ và kết hợp với các món ăn khác. Chọn đu đủ từ nguồn gốc rõ ràng và sạch để đảm bảo an toàn vệ sinh và sức khỏe. Nếu tình trạng đau dạ dày nặng mà muốn ăn đu đủ, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

2. 6 Lợi ích khi ăn đu đủ với sức khỏe

Đu đủ là trái cây có vị ngọt, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bổ sung đu đủ vào thực đơn ăn uống sẽ mang đến nhiều lợi ích như sau: 

Cải thiện chức năng tiêu hóa

Đau dạ dày ăn đu đủ được không? Nghiên cứu cho thấy đu đủ giúp duy trì sinh lý đường tiêu hóa và cải thiện các vấn đề như đầy hơi và táo bón. Enzyme papain trong đu đủ cũng hỗ trợ làm mềm thịt, cải thiện tiêu hóa và điều hòa nhu động ruột.

Đu đủ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa

Đu đủ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa

Bảo vệ làn da khỏi tổn thương, tốt cho tóc

Vitamin A trong đu đủ giúp sản xuất bã nhờn, giữ ẩm cho tóc và hỗ trợ sự phát triển của mô cơ, bao gồm da và tóc. Vitamin C dồi dào trong đu đủ cũng cần thiết để duy trì lượng collagen, giúp xây dựng cấu trúc da khỏe mạnh.

Cải thiện hệ miễn dịch 

Đau dạ dày có ăn được đu đủ không? Người bị đau dạ dày nên ăn đu đủ chín để cải thiện hệ miễn dịch. Đu đủ là nguồn thực phẩm giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Vitamin C trong đu đủ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bằng cách kích thích sản xuất và hoạt động của các tế bào miễn dịch, đồng thời tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus và tế bào ung thư.

Ngoài vitamin C, đu đủ còn chứa các hợp chất chống vi khuẩn và chống virus như lycopene, beta-carotene, và quercetin, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và virus, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.

Giảm nguy cơ ung thư

Đu đủ chứa hợp chất lycopene, giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư dạ dày, chống oxy hóa, và tăng cường khả năng chống viêm. Lycopene cũng thúc đẩy sự chữa lành vết loét niêm mạc dạ dày và bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Bổ sung đu đủ vào chế độ ăn uống có thể cải thiện sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu cho thấy lycopene và vitamin C trong đu đủ giúp ngăn ngừa bệnh tim. Các chất chống oxy hóa trong đu đủ bảo vệ trái tim và tăng cường tác dụng bảo vệ của cholesterol HDL tốt.

Ăn đu đủ tốt cho tim mạch

Ăn đu đủ tốt cho tim mạch

Giảm các dấu hiệu viêm nhiễm

Đu đủ có khả năng chống viêm nhờ vào lượng chất chống oxy hóa cao. Các nghiên cứu cho thấy, trái cây và rau quả như đu đủ giúp giảm các dấu hiệu viêm nhiễm. 

3. Ai không nên ăn đu đủ? Tác dụng phụ khi ăn đu đủ không đúng cách

Thắc mắc đau dạ dày ăn đu đủ được không đã được giải đáp trên bài. Mặc dù có thể ăn được đu đủ nhưng nên ăn với lượng vừa đủ. Bên cạnh đó cũng có những đối tượng không nên ăn đu đủ, cụ thể: 

  • Phụ nữ mang thai: Tác hại khi ăn đu đủ trong lúc mang thai có thể làm sảy thai. Đu đủ chưa chín có thể gây co bóp tử cung, nguy cơ sảy thai, nên tránh trong giai đoạn đầu thai kỳ và với phụ nữ có tiền sử sảy thai.
  • Người bị sỏi thận: Vitamin C trong đu đủ có thể chuyển hóa thành axit oxalic, tạo thành sỏi thận. Nên hạn chế tiêu thụ đu đủ để giảm nguy cơ hình thành sỏi.
  • Người dị ứng mủ cao su: Đu đủ chứa các protein gây dị ứng như papain và chitinase, người bị dị ứng với mủ cao su nên tránh ăn đu đủ.
  • Người có vấn đề về tim: Papain trong đu đủ có thể làm chậm nhịp tim, không phù hợp với người bị rối loạn tim. Trước ăn đu đủ, người có vấn đề về tim nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn. 
  • Người bị suy giáp: Đu đủ có thể làm tình trạng suy giáp nặng hơn do ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Tác hại khi ăn đu đủ ở người bị suy giáp rất nguy hiểm, nên cân nhắc và hỏi ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng. 
  • Người bị vàng da: Đu đủ chứa beta-carotene, có thể làm vàng da. Nên dừng ăn đu đủ nếu gặp phải tình trạng này và theo dõi triệu chứng.
  • Người bị dạ dày: Ăn quá nhiều đu đủ có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn do kích thích hệ tiêu hóa.
  • Người tiêu hóa kém: Đu đủ có thể gây táo bón hoặc làm tình trạng tiêu chảy tồi tệ hơn do hàm lượng chất xơ cao.
Tác hại khi ăn đu đủ quá nhiều, ăn không đúng cách

Tác hại khi ăn đu đủ quá nhiều, ăn không đúng cách

4. Đau dạ dày thì nên ăn đu đủ chín hay xanh? 

Đau dạ dày ăn đu đủ được không? Nên ăn chín hay ăn đu đủ xanh? Đối với người bị đau dạ dày, việc lựa chọn giữa đu đủ xanh và chín rất quan trọng. Các chuyên gia khuyến cáo nên ăn đu đủ chín vì nó mềm, dễ tiêu hóa và ít gây kích thích cho niêm mạc dạ dày. Đu đủ chín giúp làm dịu và hỗ trợ làm lành các vết loét dạ dày mà không gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

Người bị đau dạ dày thì nên ăn đu đủ chín hay xanh?

Người bị đau dạ dày thì nên ăn đu đủ chín hay xanh?

Ngược lại, đu đủ xanh chứa nhiều papain và nhựa, có thể gây tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, làm tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn và gia tăng cơn đau. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe dạ dày, đu đủ chín là sự lựa chọn tốt nhất.

5. Cần lưu ý khi ăn đu đủ với người đau dạ dày

Đối với người bị đau dạ dày, khi ăn đu đủ cần lưu ý những điểm sau:

  • Thời gian ăn: Nên ăn đu đủ sau bữa ăn chính từ 15–20 phút để tránh kích ứng dạ dày. Tránh ăn khi đói.
  • Lượng ăn: Ăn vừa phải, khoảng 1–2 miếng, để tránh gây phản tác dụng.
  • Chuẩn bị: Gọt bỏ vỏ và hạt trước khi ăn hoặc chế biến.
  • Nguồn gốc: Mua đu đủ từ các nơi uy tín và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tốt nhất nên chọn những quả không sử dụng thuốc bảo quản hoặc không phun thuốc trừ sâu.
  • Bảo quản: Nếu không sử dụng hết, bọc kín và bảo quản trong tủ lạnh để giữ chất lượng và hương vị.

6. Gợi ý 5 món ngon từ đu đủ tốt cho người bị đau dạ dày

Sau đây là gợi ý 5 món ăn ngon được chế biến từ đu đủ rất tốt cho người bị đau dạ dày: 

Ăn đu đủ chín

Để cải thiện triệu chứng đau dạ dày, người bệnh có thể áp dụng cách đơn giản sau:

  • Chuẩn bị: Sử dụng 1 quả đu đủ chín, ưu tiên trái hái từ cây.
  • Xử lý: Rửa sạch, gọt vỏ, bổ đôi và loại bỏ hạt. Không bỏ phần sơ màu trắng vì nó chứa nhiều dưỡng chất.
  • Cắt và bảo quản: Cắt đu đủ thành miếng vừa ăn và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Sử dụng: Ăn đu đủ từ 1 – 2 tháng để thấy cải thiện rõ rệt các triệu chứng đau dạ dày.

Sinh tố đu đủ

Sinh tố đu đủ là món ăn yêu thích của nhiều người vì hương vị thơm ngon và dễ sử dụng. Đối với người bị đau dạ dày, việc sử dụng sinh tố đu đủ hàng ngày có thể giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: Gọt vỏ, bỏ hạt và cắt 1 quả đu đủ chín thành từng miếng nhỏ.
  • Xay: Cho đu đủ vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Có thể thêm đá để sinh tố thêm ngon. Xay nhiều và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần trong ngày.
  • Sử dụng: Uống sinh tố đu đủ đều đặn mỗi ngày, liên tục trong 1 tháng để thấy sự cải thiện rõ rệt các triệu chứng đau dạ dày.
Sinh tố đu đủ thơm ngon, dễ uống

Sinh tố đu đủ thơm ngon, dễ uống

Nước đu đủ + nước táo tây + nước mía

Bài thuốc giảm đau dạ dày từ đu đủ, táo tây và nước mía là một phương pháp tự nhiên giúp giảm co thắt thượng vị hiệu quả nhờ vào hàm lượng vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe tiêu hóa.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 30gr đu đủ chín, 30gr táo tây, 200ml nước mía nguyên chất.
  • Sơ chế: Gọt vỏ, bỏ hạt và cắt nhỏ đu đủ và táo tây.
  • Nấu: Cho đu đủ và táo tây vào nồi nước mía, đun sôi trong 5 – 10 phút.
  • Sử dụng: Chia hỗn hợp thành 2 phần và uống trước bữa ăn sáng và tối.

Lưu ý: Kiên trì sử dụng bài thuốc này trong vòng 45 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Đu đủ nấu hạt chia

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 1 quả đu đủ chín vừa, 500gr hạt chia.
  • Sơ chế đu đủ: Gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng vuông vừa ăn và ướp với một ít đường.
  • Ngâm hạt chia: Ngâm hạt chia cho nở.
  • Kết hợp: Đổ hạt chia vào tô đựng đu đủ, đun cách thủy từ 5 – 7 phút.
  • Sử dụng: Tắt bếp và sử dụng khi còn ấm nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Phương pháp này phù hợp cho cả trẻ em và người lớn, giúp tăng hiệu quả điều trị đau dạ dày.

Chè đu đủ, táo đỏ, hạt sen

Món chè không chỉ cải thiện triệu chứng đau dạ dày mà còn giúp làm đẹp da, thanh nhiệt và giải độc.

Nguyên liệu:

  • 1/2 quả đu đủ chín vừa
  • 20g táo đỏ
  • 20g hạt sen
  • 20g nấm tuyết
  • Một ít đường phèn

Cách thực hiện:

  • Đem đu đủ đi gọt sạch vỏ, rửa sạch với nước và cắt miếng nhỏ vừa ăn.
  • Ngâm nấm tuyến vào nước cho nở, cắt bỏ gốc.
  • Rửa sạch hạt sen và táo ssor, sau đó để ráo nước.
  • Đun 2 lít nước với khoảng 20g đường phèn.
  • Cho táo đỏ, hạt sen và nấm tuyết vào nấu trước trong 5 phút.
  • Khi nước sôi, thêm đu đủ vào và nấu thêm 5 phút, sau đó tắt bếp.

Lưu ý: Có thể chưng cách thủy các nguyên liệu trong thố sứ để tiết kiệm thời gian.

7. Giải đáp thắc mắc khi ăn đu đủ 

Ngoài thắc mắc đau dạ dày ăn đu đủ được không? Nhiều người cũng rất quan tâm đến các thắc mắc sau đây khi ăn đu đủ: 

Tại sao ăn đu đủ bị đau bụng?

Có. Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng đu đủ cũng có những tác hại nhất định. Tác hại khi ăn đu đủ quá nhiều có thể gây đau bụng. Các enzyme như papain và chymopapain trong đu đủ chín có thể kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột, gây ra các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, và tiêu chảy.

Tại sao ăn đu đủ lại đau dạ dày?

Khi bị đau dạ dày, bạn nên ăn đu đủ chín vì đu đủ xanh chứa nhiều papain và nhựa, có thể làm mòn niêm mạc dạ dày, làm tình trạng viêm loét và đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Ăn đu đủ mỗi ngày có tốt không?

Có. Tuy nhiên bạn chỉ nên ăn 1 – 2 miếng đu đủ chín sau bữa ăn tầm 15 – 20 phút. 

Ăn 1 - 2 miếng đu đủ chín mỗi ngày rất tốt cho hệ tiêu hóa

Ăn 1 – 2 miếng đu đủ chín mỗi ngày rất tốt cho hệ tiêu hóa

Đu đủ chín kỵ với gì?

Một số tác hại khi ăn đu đủ là do người dùng kết hợp đu đủ với các thực phẩm khác không phù hợp. Dưới đây là các thực phẩm kỵ khi ăn chung với đu đủ chính:

  • Dưa chuột: Gây chướng bụng, đầy hơi, co thắt dạ dày, và tiêu chảy do hàm lượng nước cao của dưa chuột.
  • Nho: Kết hợp với đu đủ có thể gây axit và khí, dẫn đến kích ứng dạ dày.
  • Sản phẩm từ sữa: Có thể gây rối loạn tiêu hóa và co thắt dạ dày khi kết hợp với đu đủ.
  • Đồ chiên rán: Như gà rán hay khoai tây chiên có thể gây kích ứng dạ dày và khó tiêu.
  • Cam quýt: Trái cây họ cam quýt khi kết hợp với đu đủ có thể gây trào ngược axit, ợ nóng và kích ứng dạ dày.
  • Cà chua: Tính axit của cà chua khi kết hợp với đu đủ có thể dẫn đến trào ngược axit và ợ chua.
  • Thức ăn cay: Gây co thắt dạ dày, đầy hơi, và tiêu chảy khi kết hợp với đu đủ.

Tại sao ăn đu đủ dễ đi cầu?

Đu đủ chứa enzyme papain và chất xơ, giúp thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, cải thiện chứng táo bón, và ngăn ngừa tích tụ protein chưa tiêu hóa trong đại tràng. 

Ăn đu đủ có tăng vòng 1 không?

Đu đủ chứa nhiều enzyme có khả năng kích thích sản sinh estrogen, có thể giúp tăng kích thước vòng 1. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào cơ địa, chế độ ăn uống, và tập luyện của mỗi người. Lưu ý rằng đây là phương pháp tự nhiên, có thể mất thời gian và không đảm bảo kết quả cho tất cả mọi người.

Người bị đau dạ dày ăn đu đủ được không? Nên ăn đu đủ xanh hay chín? Ăn bao nhiêu là đủ? Tác hại khi ăn đu đủ? Tất cả các vấn đề trên đã được MEDIPLUS giải đáp trong bài viết dưới đây. Hy vọng, thông tin mà MEDIPLUS chia sẻ có thể mang lại nhiều giá trị hữu ích với bạn đọc. 

*Lưu ý: Bài viết là chia sẻ về kiến thức, không thay thế cho khám và điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Bệnh viêm dạ dày có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

    Viêm dạ dày là một vấn đề sức khỏe phổ biến, nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về mức độ nghiêm trọng của bệnh…

    16 Th9, 2024
    158

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Hạt sang chữa dạ dày được không? 2 Lợi ích và 3 tác dụng phụ

    Với những đặc tính nổi bật, hạt sang không chỉ được biết đến như một phương pháp an toàn mà còn mang lại nhiều lợi…

    28 Th9, 2024
    211

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn được rau muống không? 7 Lưu ý

    Nhiều người hiện nay thắc mắc liệu đau dạ dày có ăn được rau muống không? Hãy cùng Tổ hợp Y tế Mediplus tìm hiểu…

    14 Th9, 2024
    114

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm loét dạ dày có tự khỏi được không? Gợi ý 2 cách phòng bệnh

    Bệnh viêm loét dạ dày có tự khỏi được không? Viêm loét dạ dày bao lâu khỏi được? Những biện pháp phòng bệnh và chữa…

    14 Th9, 2024
    81

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám