105
Tác giả:Phạm Quang Nam
•
Chuyên mục:Tiêu hóa
MỤC LỤC
Đau dạ dày cần kiêng khem nhiều thực phẩm khi ăn uống. Vậy đau dạ dày có ăn được tôm không? Ăn bao nhiêu tôm là đủ đối với người bị đau dạ dày. Hãy cùng MEDIPLUS giải đáp thắc mắc đau dạ dày ăn được tôm không qua nội dung bài viết sau đây.
Tôm là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, phù hợp cho người bị đau dạ dày nhờ vào kết cấu mềm và dễ tiêu hóa. Tôm cung cấp nhiều dinh dưỡng như vitamin B12, sắt và omega-3, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Người bị đau dạ dày có ăn được tôm không? Bạn có thể ăn tôm, nhưng cần ăn với lượng vừa phải. Nên ăn từ 100 – 150gm tôm tươi và đảm bảo an toàn vệ sinh. Nếu bệnh dạ dày của bạn nặng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn nhé.
Đau dạ dày có ăn được tôm không? ăn được và nên ăn ít
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tôm chứa nhiều chất đạm, chất béo và cholesterol, có thể gây khó tiêu nếu ăn quá nhiều hoặc chế biến không đúng cách. Đặc biệt, tôm không tươi có thể gây ngộ độc thực phẩm, làm tình trạng dạ dày trở nên tồi tệ hơn.
Tôm là loại hải sản cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Khi ăn tôm, bạn sẽ nhận được các lợi ích như sau:
Tôm là nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin D và chứa rất ít calo, phù hợp cho người muốn giảm cân. Với mỗi 85,05g tôm, chỉ có khoảng 102 calo, giúp dễ dàng đốt cháy qua các hoạt động thể chất hàng ngày.
Tôm cũng có tác dụng giúp bạn giảm cân an toàn
Tôm còn chứa nhiều kẽm, giúp tăng hormone leptin, có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng chất béo, sự thèm ăn và năng lượng sử dụng. Đồng thời, hàm lượng i-ốt cao trong tôm giúp điều chỉnh quá trình tiêu hao năng lượng của cơ thể, ngay cả khi ở trạng thái nghỉ ngơi, hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả hơn.
Các nhà khoa học phát hiện tôm chứa hợp chất heparin, có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, một tình trạng gây suy giảm thị lực phổ biến ở người lớn tuổi.
Tôm có thể hỗ trợ điều trị thoái hóa võng mạc
Bên cạnh đó, tôm còn chứa astaxanthin, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp giảm mỏi mắt, đặc biệt hữu ích cho những người thường xuyên làm việc trên máy tính hoặc tiếp xúc nhiều với màn hình, giúp bảo vệ sức khỏe mắt và giảm căng thẳng thị giác.
Người bị đau dạ dày ăn được tôm không? Người bị dạ dày có thể ăn tôm với lượng vừa đủ để bổ sung thêm canxi. Canxi là dinh dưỡng thiết yếu giúp xương và răng chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng của viện Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), thịt tôm chứa hàm lượng protein cao và giàu canxi, axit béo cùng nhiều khoáng chất quan trọng khác.
Mỗi 100g tôm có khoảng 2.000mg canxi, cung cấp nguồn canxi tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng vỏ tôm chứa nhiều canxi, nhưng thực tế vỏ tôm cứng do chứa kitin, một dạng polymer, chứ không phải canxi. Canxi chủ yếu tập trung trong thịt tôm, không phải vỏ.
Tôm là nguồn thực phẩm giàu sắt, một khoáng chất thiết yếu giúp liên kết oxy trong hemoglobin, phân tử vận chuyển oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu. Việc bổ sung sắt giúp tăng cường lượng oxy đến các cơ quan, bao gồm cả não, từ đó cải thiện sự hiểu biết, trí nhớ và khả năng tập trung trong học tập và làm việc.
Món ăn từ tôm có tác dụng đối với não bộ
Nghiên cứu cũng cho thấy astaxanthin trong tôm giúp cải thiện hoạt động trí nhớ và giảm nguy cơ viêm não. Tôm còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ của thai nhi và trẻ sơ sinh.
Tôm lên men chứa chất ức chế fibrinolytic, có thể được sử dụng trong liệu pháp thrombolytic, giúp làm tan các cục máu đông trong mạch máu, hỗ trợ điều trị các vấn đề về huyết khối. Ngoài ra, tôm còn giàu axit béo omega-3, giúp giảm cholesterol trong máu, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các cơn đau tim và đột quỵ, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Tôm giàu cholesterol “tốt” HDL và axit béo omega-3, giúp cân bằng tác động tiêu cực của axit béo omega-6 và giảm đau bụng kinh cho phái nữ. Ngoài ra, tôm còn thúc đẩy sự lưu thông máu tốt hơn đến các cơ quan sinh sản. Với nguồn dinh dưỡng phong phú và lợi ích sức khỏe, tôm là thực phẩm nên được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
Người bị đau dạ dày có ăn được tôm không? Vẫn ăn được nhưng nên ăn ít. Ngoài ra, có một số người bị đau dạ dày không nên ăn tôm, cụ thể:
Tôm chứa hàm lượng purin cao, khi tiêu thụ sẽ làm tăng mức axit uric trong cơ thể, từ đó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh gout như đau và sưng khớp. Người mắc gout nên hạn chế ăn tôm để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
Người dị ứng hải sản không nên ăn tôm. Vì tôm là loại hải sản phổ biến gây dị ứng, có thể dẫn đến các triệu chứng như phát ban, ngứa, sưng môi, mặt và khó thở. Những người dị ứng với hải sản nên hoàn toàn tránh ăn tôm để tránh các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Những người bị dị ứng hải sản không nên ăn tôm
Người bệnh thận nên hạn chế ăn tôm vì loại hải sản này có chứa nhiều muối và protein, gây áp lực lên thận. Do đó, người bị bệnh thận mãn tính, đặc biệt là trong giai đoạn nặng, nên tránh ăn tôm để không làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Tôm có ít chất béo bão hòa nhưng chứa lượng cholesterol tương đối cao. Người có mức cholesterol cao nên hạn chế tiêu thụ tôm và theo dõi chế độ ăn uống để kiểm soát mức cholesterol hiệu quả.
Tôm đông lạnh thường chứa nhiều chất bảo quản như sulfide, có thể gây kích ứng và co thắt khí quản ở bệnh nhân hen, dẫn đến tái phát cơn hen hoặc làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bị đau dạ dày có ăn được tôm không? Câu trả lời là được nhưng ăn với lượng vừa đủ. Bạn có thể làm các món ăn ngon từ tôm như sau:
Cháo bắp cải tôm thịt
Bắp cải có tính kiềm giúp trung hòa axit dạ dày và giảm triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, bắp cải giàu vitamin C, tăng sức đề kháng hiệu quả.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Cháo bắp cải tôm thịt thơm ngon đầy dinh dưỡng
Cháo tôm
Cháo tôm là món ăn lý tưởng cho người đau dạ dày, giúp thư giãn đầu óc và giảm căng thẳng nhờ hàm lượng kali cao trong tôm. Mỗi 100g tôm cung cấp khoảng 316mg kali, hỗ trợ giảm stress, rất phù hợp cho những người bị dạ dày do áp lực.
Ba chỉ cuộn tôm
Đối với người bị đau dạ dày, khi ăn tôm cần lưu ý một vài điều như sau:
Lựa tôm tươi, rõ nguồn gốc
Chọn tôm tươi sống là ưu tiên hàng đầu. Tôm tươi có chất lượng dinh dưỡng tốt hơn và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn so với tôm đông lạnh hoặc đã để lâu.
Luôn ưu tiên lựa chọn tôm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng
Lựa chọn gia vị nấu ăn
Sử dụng gia vị nhẹ nhàng và hạn chế các loại gia vị cay, chua hoặc nhiều muối.
Nên kết hợp với thực phẩm khác
Nên ăn tôm cùng với các thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng khác để cân bằng chế độ ăn.
Hạn chế ăn thịt sống, đồ ăn tái chín
Tránh tiêu thụ các món tôm sống hoặc chưa chín kỹ để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Người bị đau dạ dày nên ăn tôm đã được chế biến chín để tránh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mình.
Hạn chế đồ ăn muối chua, rau sống
Tránh ăn tôm với thực phẩm có tính axit cao hoặc đồ ăn sống để không làm trầm trọng thêm triệu chứng đau dạ dày.
Theo dõi sức khỏe (đặc biệt là trẻ nhỏ)
Khi cho trẻ nhỏ ăn tôm, cần theo dõi các triệu chứng và phản ứng sau khi ăn tôm để đảm bảo không gặp vấn đề tiêu hóa.
Kiểm tra dị ứng
Trước khi ăn tôm, hãy đảm bảo bạn không bị dị ứng với tôm hoặc hải sản. Nếu gặp triệu chứng dị ứng như nổi mẩn, ngứa hoặc khó thở, ngừng ăn ngay và tìm kiếm sự giúp đỡ y tế.
Không dùng tôm (hải sản) để qua đêm
Tránh ăn hải sản để qua đêm vì chúng dễ bị biến chất và có nguy cơ gây ngộ độc, đau bụng. Nên tiêu thụ hải sản ngay sau khi chế biến để đảm bảo hương vị, giá trị dinh dưỡng và hạn chế nguy cơ ngộ độc và rối loạn tiêu hóa.
Tránh ăn tôm (hải sản) kèm rượu bia, chất có cồn
Tránh dùng hải sản cùng với bia rượu hoặc nước ngọt có gas. Hải sản chứa nhiều đạm và khoáng chất, khó tiêu hóa hơn rau xanh và trái cây. Kết hợp với các loại đồ uống này có thể làm tăng tiết axit dạ dày, gây đau bụng, chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu.
Hạn chế ăn kèm thực phẩm tính hàn
Tránh kết hợp hải sản với các thực phẩm có tính hàn như dưa hấu, lê, rau muống, rau má, vì điều này có thể gây đầy bụng, khó tiêu và đau thượng vị.
Đau dạ dày có ăn được tôm không đã được tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp trong bài viết dưới đây. Người bị đau dạ dày cần lưu ý trong khẩu phần ăn của mình, bổ sung các thực phẩm cần thiết để cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Rất hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc sẽ biết đau dạ dày ăn được tôm không.
*Lưu ý: Bài viết là các chia sẻ về kiến thức, không thay thế cho khám và điều trị y khoa.
Đặt lịch khám bệnh
Chọn cơ sở khám(*)MEDIPLUS TÂN MAI
← Quay lại
Chọn loại dịch vụ khám Khám trong giờKhám ngoài giờKhám online
Chọn chuyên khoaGói khám sức khỏe tầm soát cho nam - gói cơ bản - Gói khám sức khỏe tầm soát cho nam - gói cơ bảnGói khám tầm soát nâng cao cho nam giới - Gói khám tầm soát nâng cao cho nam giớiGói khám sức khỏe tầm soát cho nữ - gói cơ bản - Gói khám sức khỏe tầm soát cho nữ - gói cơ bảnGói khám sức khỏe nâng cao cho nữ - Gói khám sức khỏe nâng cao cho nữGói khám sức khỏe sản phụ khoa - Gói nâng cao - Gói khám sức khỏe sản phụ khoa - Gói nâng caoGói tầm soát ung thư phổi - Gói tầm soát ung thư phổiGói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa - Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóaGói khám sức khỏe cơ xương khớp nâng cao - Gói khám sức khỏe cơ xương khớp nâng caoGói khám nâng cao doanh nghiệp - Gói khám nâng cao doanh nghiệpGói khám cơ bản cho doanh nghiệp - Gói khám cơ bản cho doanh nghiệpGói khám sức khỏe sản phụ khoa - Gói nâng cao - Gói khám sức khỏe sản phụ khoa - Gói nâng caoDịch vụ test nhanh kháng nguyên SAR-CoV-2 dành cho cá nhân - Dịch vụ test nhanh kháng nguyên SAR-CoV-2 dành cho cá nhânDịch vụ test nhanh kháng nguyên SAR-CoV-2 dành cho doanh nghiệp - Dịch vụ test nhanh kháng nguyên SAR-CoV-2 dành cho doanh nghiệpDịch vụ xét nghiệm COVID-19 RT-PCR dành cho doanh nghiệp - Dịch vụ xét nghiệm COVID-19 RT-PCR dành cho doanh nghiệpGói tầm soát ung thư vú - Gói tầm soát ung thư vúGói tầm soát ung thư cổ tử cung - buồng trứng - Gói tầm soát ung thư cổ tử cung - buồng trứngGói kiểm tra sức khỏe hậu Covid - 19 (không triệu chứng) - Gói kiểm tra sức khỏe hậu Covid - 19 (không triệu chứng)Gói kiểm tra sức khỏe hậu Covid - 19 (triệu chứng nhẹ) - Gói kiểm tra sức khỏe hậu Covid - 19 (triệu chứng nhẹ)Gói kiểm tra sức khỏe hậu Covid - 19 (triệu chứng nặng) - Gói kiểm tra sức khỏe hậu Covid - 19 (triệu chứng nặng)Dịch vụ xét nghiệm COVID-19 RT-PCR dành cho cá nhân - Dịch vụ xét nghiệm COVID-19 RT-PCR dành cho cá nhânGói khám Nam khoa học đường - Gói khám Nam khoa học đườngGói khám Rối loạn sinh lý nam Hậu Covid - Gói khám Rối loạn sinh lý nam Hậu CovidGói tầm soát đột quỵ - Gói tầm soát đột quỵGói khám tầm soát cơ bản hệ tiêu hóa gan mật - Gói khám tầm soát cơ bản hệ tiêu hóa gan mậtGói tầm soát nâng cao hệ tiêu hóa gan mật - Gói tầm soát nâng cao hệ tiêu hóa gan mậtGói khám sức khỏe trẻ em từ 0-6 tuổi - Gói khám sức khỏe trẻ em từ 0-6 tuổiGói tổng quát cơ bản cho nam giới dưới 50 tuổi - Gói tổng quát cơ bản cho nam giới dưới 50 tuổiGói tổng quát cơ bản cho nam giới trên 50 tuổi - Gói tổng quát cơ bản cho nam giới trên 50 tuổiGói tổng quát cơ bản cho nữ giới dưới 50 tuổi - Gói tổng quát cơ bản cho nữ giới dưới 50 tuổiGói khám sức khỏe chuyên sâu cho Nam giới - Gói khám sức khỏe chuyên sâu cho Nam giớiGói khám cơ bản cho nữ trên 50 tuổi - Gói khám cơ bản cho nữ trên 50 tuổiGói khám sức khỏe chuyên sâu cho nữ - Gói khám sức khỏe chuyên sâu cho nữTest nhanh Virus Adeno - Test nhanh Virus Adeno
Chọn bác sĩThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng - ThS. BS Nguyễn Thị Diệu HồngTS. BSCKII Lê Quốc Việt - TS. BSCKII Lê Quốc ViệtThS. BSNT Nguyễn Hữu Thảo - ThS. BSNT Nguyễn Hữu ThảoTS. BS Lê Thị Liễu - TS. BS Lê Thị LiễuBSCKI Mai Văn Lực - BSCKI Mai Văn LựcDr CHEN MIN QI - Dr CHEN MIN QIDR OOI WEI SEONG - DR OOI WEI SEONGDR SU JANG WEN - DR SU JANG WENTS. BS Đàm Trọng Nghĩa - TS. BS Đàm Trọng NghĩaDr Lim Tai Tian - Dr Lim Tai TianBS Hoàng Văn Sơn - BS Hoàng Văn SơnBS. Phạm Tùng Dương - BS. Phạm Tùng Dương
Δ
Bài viết liên quan
Viêm dạ dày là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến dạ dày, gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, và…
Chuyên mục: Tiêu hóa
Dừa và nghệ là hai nguyên liệu thiên nhiên không chỉ quen thuộc trong ẩm thực mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị…
Bạn yêu thích nhãn nhưng đang gặp vấn đề với đau dạ dày? Liệu người bị đau dạ dày ăn nhãn được không? Ăn nhiều…
Với những đặc tính nổi bật, hạt sang không chỉ được biết đến như một phương pháp an toàn mà còn mang lại nhiều lợi…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.