Phân biệt viêm dạ dày Cấp tính và Mạn tính

Cập nhật 24/06/2023

4.8K

Tham vấn y khoa:

Chuyên mục:Tiêu hóa

Viêm dạ dày cấp tính là tên gọi của y khoa, còn trong dân gian thường gọi là đau dạ cấp vì thế nhiều khi người bệnh hiểu lầm đây là hai bệnh khác nhau. Bên cạnh đó, người bệnh còn hay nhầm tưởng các triệu chứng của đau dạ cấp với đau dạ dày mạn tính, dẫn đến sai lầm trong điều trị tại nhà. Để biết rõ mình đang mắc bệnh đau dày cấp hay không thì bạn cần xem mình có 3 triệu chứng này không.

1. Tại sao cần phân biệt viêm dạ dày cấp và mạn tính?

Người bệnh viêm dạ dày cần phân biệt được viêm dạ dày cấp tính và mãn tính bởi vì bệnh do các nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu người bệnh không được chẩn đoán chính xác sẽ dẫn đến cách can thiệp điều trị không đúng, đưa đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Tuy nhiên, việc nhận biết đau dạ dày cấp tính và mạn tính không hề dễ dàng bởi có biểu hiện tương đối giống nhau như đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn,…

Vậy làm thế nào để phân biệt được viêm dạ dày cấp tính và mãn tính? Câu trả lời sẽ có ngay trong phần tiếp theo.

Phân biệt viêm dạ dày cấp và mãn tính rất quan trọng

Phân biệt viêm dạ dày cấp và mãn tính rất quan trọng

2. Phân biệt đau dạ dày cấp và mãn tính

Sự khác biệt của viêm dạ dày cấp và mãn tính được trình bày trong bảng dưới đây:

Tiêu chíViêm dạ dày cấp tínhViêm dạ dày mãn tính
Khái niệmĐau dạ dày cấp tính có dạng viêm xung huyết, trợt, ban đỏ hoặc xuất huyết; trên mô bệnh học đó là sự xâm lấn của bạch cầu trung tính và phản ứng viêm cấp tính.Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng viêm mô bệnh học được xác định là có thâm nhiễm tế bào lympho hoặc tương bào ở niêm mạc dạ dày.
Nguyên nhân gây đau
  • Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, stress căng thẳng.
  • Do sử dụng lượng lớn các chất kích thích, tiếp xúc với các hóa chất,…
  • Do vi khuẩn hoặc nấm có trong dạ dày, điển hình là vi khuẩn Helicobacter pylori.
  • Do bỏng, nhiễm phóng xạ, chấn thương,…
  • Sử dụng thuốc Tây
  • Dị ứng thức ăn.
  • Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, stress căng thẳng.
  • Do sử dụng lượng lớn các chất kích thích, tiếp xúc với các hóa chất,…
  • Tiến triển của bệnh đau dạ dày cấp tính khi không được điều trị dứt điểm.Biến chứng của một số bệnh mạn tính khác như: viêm đại tràng, viêm gan,…
  • Do di truyền.
Biểu hiện
  • Đau vùng thượng vị, tùy theo tình trạng tổn thương mà mức độ đau sẽ khác nhau: đau dữ dội vùng thượng vị kèm nóng rát, cồn cào dạ dày hoặc âm ỉ, kéo dài.
  • Buồn nôn, nôn sau khi ăn.
  • Xuất huyết dạ dày xuất hiện trong một số trường hợp.
  • Đau vùng thượng vị, có cảm giác nóng rát, chướng bụng, nặng bụng sau khi ăn.
  • Ợ chua, buồn nôn, chán ăn
  • Diễn biến bệnh kéo dài khiến bệnh nhân sụt cân, mất ngủ, mệt mỏi,…
Biến chứng
  • Tiến triển thành đau dạ dày mạn tính
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Teo niêm mạc dạ dày
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Hẹp môn vị
  • Ung thư dạ dày
Phương pháp điều trịCần nhanh chóng đi khám để sớm phát hiện nguyên nhân gây bệnh và nắm bắt thời điểm chữa trị tốt nhất.

Điều trị triệu chứng: giảm đau, chống viêm, chống xuất tiết dịch vị và chống nôn. Nếu đau dạ dày cấp tính do ngộ độc thực phẩm thì cần nhanh chóng rửa dạ dày. Nếu do vi khuẩn thì cần điều trị với kháng sinh.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh.

Tránh tiếp xúc với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và không lạm dụng thuốc Tây nhất là nhóm NSAIDs

Có thể cần phối hợp các phương pháp: Dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt… Tuy nhiên cần điều trị và theo dõi trong thời gian dài nên rất nhiều trường hợp bệnh nhân không tuân thủ phương pháp điều trị khiến bệnh khó dứt khỏi.
Kết quả điều trịCó thể điều trị khỏi, dứt điểm hoàn toàn trong thời gian ngắn.Giúp giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và đề phòng tái phát các đợt cấp.
Đau dạ dày cấp có thể tiến triển thành viêm dạ dày mạn tính khi không được điều trị kịp thời

Đau dạ dày cấp có thể tiến triển thành viêm dạ dày mạn tính khi không được điều trị kịp thời

3. Cách xử lý khi bị viêm dạ dày cấp

Trong trường hợp bị đau dữ dội, chưa xác định nguyên nhân do viêm dạ dày cấp hay bệnh lý khác thì bệnh nhân cần được thăm khám như một cấp cứu nội – ngoại khoa. Người thân nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện, phòng khám để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và xử lý kịp thời.

Trường hợp đau dạ dày cấp do nhiễm khuẩn bệnh nhân có thể phải sử dụng kháng sinh

Trường hợp đau dạ dày cấp do nhiễm khuẩn bệnh nhân có thể phải sử dụng kháng sinh

Mong rằng những thông tin cung cấp trên đây đã giúp người bị đau dạ dày phân biệt được viêm dạ dày cấp và mạn tính để có những biện pháp điều trị phù hợp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc về bệnh đau dạ dày, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được tư vấn cụ thể và tận tình.

*Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

5/5 - (1 bình chọn)

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Viêm niêm mạc dạ dày: 7 Nguyên nhân và 2 cách điều trị

    Viêm niêm mạc dạ dày là một bệnh lý gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh. Đây cũng được xem là căn…

    24 Th12, 2024
    774

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Cắt polyp đại tràng có mọc lại không? 5 Cách phòng ngừa

    Cắt polyp đại tràng là phương pháp quan trọng giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại tràng. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng liệu…

    18 Th2, 2025
    372

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày uống bia được không? 6 Lời khuyên

    “Đau dạ dày uống bia được không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Rượu bia là những loại đồ uống có cồn…

    26 Th11, 2024
    3.0K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? 4 lưu ý 

    Xuất huyết dạ dày là tình trạng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng tiêu hóa của người bệnh. Chế…

    24 Th12, 2024
    1.8K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám