Viêm niêm mạc dạ dày: 7 Nguyên nhân và 2 cách điều trị

Cập nhật 16/09/2024

294

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Viêm niêm mạc dạ dày là một bệnh lý gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh. Đây cũng được xem là căn bệnh gây ra nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Tình trạng viêm niêm mạc bao tử có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Hãy cùng Tổ hợp y tế Mediplus tìm hiểu thêm về căn bệnh này qua bài viết sau đây. 

1. Viêm niêm mạc dạ dày là gì?

Viêm niêm mạc dạ dày là tình trạng viêm và kích ứng niêm mạc dạ dày do lớp bảo vệ bị tổn thương. Nguyên nhân chính bao gồm nhiễm vi khuẩn, lạm dụng thuốc giảm đau và các yếu tố khác. Bệnh có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ và thường cải thiện nhanh chóng khi được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu không điều trị, viêm niêm mạc dạ dày có thể tiến triển thành loét và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương sẽ làm viêm niêm mạc dạ dày

Lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương sẽ làm viêm niêm mạc dạ dày

Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính

Tình trạng viêm hoặc sưng đột ngột niêm mạc dạ dày gây ra các cơn đau dữ dội và khó chịu. Nguyên nhân có thể do tổn thương, căng thẳng, tiêu thụ chất kích thích, NSAID, Steroid, thức ăn cay, hoặc tác động của vi khuẩn và virus. Cơn đau thường chỉ xuất hiện tạm thời và kéo dài trong các đợt ngắn.

Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính

Đây là tình trạng viêm và tổn thương niêm mạc dạ dày kéo dài ở mức độ thấp, dẫn đến lớp niêm mạc mỏng dần do các tế bào bị phá hủy bởi cơ chế miễn dịch, bao gồm cả Lympho. Khi viêm mãn tính kéo dài nhiều năm, có thể dẫn đến teo niêm mạc, chuyển sản, loạn sản và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Đón đọc: Bao tử và dạ dày có giống nhau không?

2. Nguyên nhân viêm niêm mạc dạ dày

Viêm niêm mạc bao tử có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là các nguyên nhân sau đây: 

Nhiễm khuẩn dạ dày

Bị viêm niêm mạc dạ dày hang vị có thể là do nhiễm Helicobacter pylori (H.P). Đây là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 50 – 70% dân số toàn cầu. Tuy nhiên, chỉ một số ít người nhiễm H.P phát triển thành viêm dạ dày hoặc các rối loạn tiêu hóa khác. Nguyên nhân gây bệnh có thể do yếu tố di truyền hoặc ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt và ăn uống.

Khuẩn Helicobacter pylori (H.P) là nguyên nhân chính gây ra bệnh

Khuẩn Helicobacter pylori (H.P) là nguyên nhân chính gây ra bệnh

Lạm dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs) có thể gây viêm niêm mạc hang vị dạ dày cấp tính và mãn tính. Việc sử dụng quá nhiều hoặc thường xuyên làm giảm khả năng bảo vệ của lớp niêm mạc, dẫn đến viêm.

Tuổi tác

Người lớn tuổi có nguy cơ cao bị viêm niêm mạc dạ dày hang vị do khả năng bị tấn công bởi vi khuẩn Helicobacter pylori và rối loạn tự miễn dịch tăng lên theo tuổi tác. Điều này làm quá trình bào mòn niêm mạc diễn ra nhanh hơn.

Lạm dụng rượu

Rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày, làm cho cơ quan này dễ bị tổn thương bởi dịch tiêu hóa. Lạm dụng rượu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày cấp tính.

Căng thẳng

Tâm lý bất ổn và căng thẳng, đặc biệt sau chấn thương, phẫu thuật lớn hoặc bệnh hiểm nghèo, có thể gây viêm niêm mạc hang vị dạ dày, làm bệnh phát triển nhanh và nghiêm trọng hơn. Một số nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm viêm niêm mạc đường tiêu hoá, điều trị ung thư (hoá trị, xạ trị), và trào ngược mật.

Căng thẳng quá mức cũng khiến cho bạn bị đau bao tử

Căng thẳng quá mức cũng khiến cho bạn bị đau bao tử

Điều trị ung thư

Nhiều bệnh nhân ung thư thường gặp phải viêm dạ dày, chủ yếu do tác dụng phụ của thuốc hóa trị hoặc xạ trị trong quá trình điều trị.

Viêm dạ dày tự miễn dịch

Đây là tình trạng cơ thể tự tấn công các tế bào niêm mạc dạ dày, gây bào mòn hàng rào bảo vệ. Tình trạng này thường gặp ở những người mắc rối loạn tự miễn khác như Hashimoto, tiểu đường loại 1. Thiếu hụt vitamin B12 cũng có thể gây ra viêm dạ dày tự miễn.

Xem thêm: Viêm dạ dày ruột cấp nên ăn gì, kiêng gì

3. Triệu chứng viêm niêm mạc dạ dày

Viêm niêm mạc hang vị dạ dày có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Cho nên bạn cần nhận biết các triệu chứng của bệnh để điều trị sớm. Dưới đây là một vài triệu chứng của bệnh: 

Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính

Khi bị viêm niêm mạc dạ dày cấp tính, bạn có thể nhận biết tình trạng bệnh qua các dấu hiệu như sau:

  • Đau dạ dày cấp tính
  • Có cảm giác khó chịu, bị đau ở vùng thượng vị
  • Ợ hơi và nấc
  • Buồn nôn và nôn
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Chán ăn hoặc cảm giác no khi vừa mới ăn
  • Máu đen trong phân
  • Nôn ra máu.

Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính

Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi niêm mạc bị tổn thương nặng và lâu dài, dạ dày mất khả năng sản xuất axit, gây rối loạn tiêu hóa. Mất khả năng tiết yếu tố nội tại cần thiết cho sự hấp thụ vitamin B12, dẫn đến thiếu máu ác tính với các triệu chứng:

  • Mệt mỏi
  • Thiếu máu
  • Tê hoặc ngứa ran ở tứ chi.

Tham khảo: Bệnh viêm dạ dày có nguy hiểm không?

4. Biến chứng nguy hiểm của viêm niêm mạc dạ dày

Bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm như sau: 

Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm niêm mạc dạ dày lâu ngày có thể dẫn đến hình thành ổ loét, gây đau vùng thượng vị và giảm khả năng hấp thụ vitamin B12, từ đó gây thiếu máu.

Xuất huyết dạ dày

Các vết loét dạ dày có thể làm thủng mạch máu, gây xuất huyết nguy hiểm. Về lâu dài, tình trạng này dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng do cơ thể không sản xuất được tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể gây xuất huyết dạ dày

Biến chứng nguy hiểm của bệnh có thể gây xuất huyết dạ dày

Thủng dạ dày

Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, các vết loét có thể trở nên trầm trọng và lan sâu qua thành dạ dày, gây thủng dạ dày. Điều này có thể dẫn đến dịch tràn vào ổ bụng, lây lan vi khuẩn gây viêm phúc mạc, và tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết, có thể dẫn đến tử vong.

Hẹp môn vị

Đây là tình trạng mô viêm xơ phát triển gây hẹp lòng ruột ngay phía dưới dạ dày, làm cản trở quá trình di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa.

Ung thư dạ dày

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm niêm mạc có thể dẫn đến sự phát triển mất kiểm soát của các tế bào ung thư dạ dày, là biến chứng nguy hiểm nhất và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Tìm hiểu: Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì

5. Cách điều trị viêm niêm mạc dạ dày

Để điều trị viêm niêm mạc dạ dày, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây: 

Sử dụng thuốc

Điều trị viêm niêm mạc dạ dày thường bắt đầu với các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh: Để tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori, bác sĩ có thể kê các loại như Tetracyclin, Tinidazol, Metronidazole, Levofloxacin. Điều trị thường kéo dài từ 10 – 14 ngày, kết hợp với thuốc ngăn chặn sản xuất axit và Bismuth. Sau điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra lại để xác nhận vi khuẩn đã bị tiêu diệt.
  • Thuốc ngăn chặn sản xuất axit dạ dày: Thuốc ức chế bơm proton như Esomeprazol, Omeprazole, Lansoprazole, Rabeprazole, Pantoprazole làm giảm axit dạ dày. Tuy nhiên, dùng lâu dài và liều cao có thể tăng nguy cơ bệnh xương khớp và rối loạn vi khuẩn ruột.
  • Thuốc giảm sản xuất axit dạ dày: Thuốc chẹn Histamine (H-2) như Famotidine, Cimetidine, Nizatidine giảm lượng axit tiết ra, làm giảm đau hiệu quả.
  • Thuốc trung hòa axit dạ dày: Giúp trung hòa axit để giảm đau nhanh chóng, nhưng có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy tùy vào thành phần chính.

Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn giải pháp điều trị phù hợp và hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

Cách chữa không dùng thuốc

Nếu viêm niêm mạc dạ dày do thiếu máu ác tính, bác sĩ có thể chỉ định tiêm vitamin B12 để cải thiện tình trạng. Đồng thời, việc tránh thức ăn cay nóng, thực phẩm chứa gluten từ lúa mì và lactose từ sữa cũng sẽ hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị.

6. Cách phòng ngừa và dinh dưỡng cho người mắc bệnh viêm niêm mạc dạ dày

Để phòng ngừa mắc bệnh viêm niêm mạc dạ dày, bạn có thể áp dụng các cách phòng ngừa hiệu quả như sau: 

Viêm niêm mạc dạ dày ăn gì?

Người bệnh viêm niêm mạc dạ dày nên ưu tiên các loại thực phẩm sau để kiểm soát tốt tình trạng viêm và các triệu chứng khó chịu:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh.
  • Thực phẩm ít chất béo: Rau, cá, thịt.
  • Thực phẩm có nồng độ axit thấp: Rau, đậu.
  • Đồ uống không có chứa caffeine. 
  • Thực phẩm chứa probiotic: Sữa chua hay các men vi sinh. 
Bổ sung chất xơ đầy đủ cho cơ thể

Bổ sung chất xơ đầy đủ cho cơ thể

Viêm niêm mạc dạ dày kiêng gì?

Một chế độ ăn không lành mạnh có thể làm tình trạng viêm niêm mạc dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên tránh hoặc hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm có tính axit như cà chua.
  • Rượu bia.
  • Nước giải khát có gas.
  • Cà phê.
  • Đồ ăn có nhiều dầu mỡ. 
  • Các loại nước ép trái cây.
  • Thực phẩm muối chua.
  • Thức ăn cay, nóng.
  • Trà.

Viêm niêm mạc dạ dày nếu không được điều trị sớm sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Hy vọng với các thông tin trên bài, bạn đọc có thể hiểu hơn về các triệu chứng, cách điều trị và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. 

Để đặt lịch khám với bác sĩ tiêu hóa nhiều năm kinh nghiệm tại Mediplus, bạn liên hệ 1900.3366 để được hỗ trợ nhanh chóng.

*Lưu ý: Bài viết là các chia sẻ về kiến thức, không thể thay thế cho khám và chẩn đoán y khoa.

5/5 - (2 votes)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    [Gợi ý] 14 cách chữa co thắt đại tràng tại nhà 

    Co thắt đại tràng, còn gọi là viêm đại tràng, gây đau quặn bụng từng cơn và các triệu chứng như sốt, buồn nôn, tiêu…

    13 Th9, 2024
    340

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Nóng rát dạ dày: 5 Nguyên nhân và 4 cách điều trị 

    Nóng rát dạ dày là một bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Căn bệnh này khiến nhiều người mất ăn mất ngủ và…

    13 Th9, 2024
    337

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn đu đủ được không? 8 nhóm người cần kiêng

    Đu đủ được biết đến là một loại trái cây có lợi cho hệ tiêu hóa, trị táo bón rất tốt. Vậy người bị đau…

    16 Th9, 2024
    1.3K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn bơ được không? [Gợi ý] 5 cách chế biến 

    Đau dạ dày có ăn bơ được không? Trào ngược dạ dày có ăn bơ được không? Đây là những câu hỏi mà nhiều người…

    14 Th9, 2024
    471

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám