Vết mổ tuyến giáp bao lâu thì lành? 6 Lời khuyên

Cập nhật 11/04/2025

63

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Nội ung bướu

Sau khi trải qua ca phẫu thuật, nhiều bệnh nhân thường băn khoăn không biết mổ tuyến giáp bao lâu thì lành? Đây là một trong những câu hỏi phổ biến, bởi thời gian hồi phục không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ mà còn liên quan tới đời sống hàng ngày của người bệnh. Trong bài viết này, Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ cùng bạn giải đáp chi tiết cho thắc mắc này, đồng thời đưa ra 6 lời khuyên hữu ích giúp bạn rút ngắn được thời gian hồi phục. 

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lành bệnh

Thời gian hồi phục sau mổ tuyến giáp không giống nhau ở mỗi người. Có rất nhiều yếu tố tác động tới quá trình này, từ các phương pháp phẫu thuật đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến thời gian lành bệnh như sau: 

Phương pháp phẫu thuật (mổ nội soi hay mổ hở)

So với phương pháp mổ hở truyền thống, phẫu thuật nội soi trong điều trị u tuyến giáp thường giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn. Với đường mổ nhỏ, chỉ khoảng 3 – 4cm, kỹ thuật này vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa giúp giảm nguy cơ biến chứng, mang lại sự an toàn và thoải mái hơn trong quá trình hậu phẫu.

Phẫu thuật nội soi trong điều trị u tuyến giáp thường giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn

Phẫu thuật nội soi trong điều trị u tuyến giáp thường giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn

Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân

Tình trạng sức khỏe ban đầu là một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu quả phục hồi sau phẫu thuật tuyến giáp. Một số yếu tố cụ thể cần lưu ý bao gồm:

  • Tuổi tác: Người lớn tuổi thường có thời gian hồi phục kéo dài hơn do chức năng phục hồi của cơ thể suy giảm theo thời gian.
  • Sức khỏe tổng thể: Bệnh nhân có nền tảng sức khỏe tốt sẽ hồi phục nhanh hơn so với những người mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, bệnh phổi, gan hoặc thận.
  • Thói quen hút thuốc: Hút thuốc có thể làm chậm quá trình lành vết mổ, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng hậu phẫu.
  • Sử dụng rượu bia: Rượu có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc và cản trở quá trình phục hồi mô.
  • Bệnh lý kèm theo: Các bệnh lý như tiểu đường hoặc tim mạch không chỉ kéo dài thời gian phục hồi mà còn làm tăng rủi ro biến chứng hậu phẫu.
  • Chế độ dinh dưỡng và lối sống: Người duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp vận động thể chất nhẹ nhàng, thường có khả năng phục hồi tốt hơn sau phẫu thuật.

Mức độ tổn thương trong quá trình phẫu thuật

Mức độ tổn thương trong quá trình phẫu thuật là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian hồi phục sau mổ tuyến giáp. Nếu quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi, ít xâm lấn và hạn chế được tổn thương mô xung quanh, vết mổ thường sẽ lành nhanh hơn và giảm nguy cơ biến chứng. 

Ngược lại, nếu phẫu thuật gặp khó khăn hoặc phải can thiệp sâu vào các vùng lân cận — như dây thần kinh quặt ngược thanh quản hay các mạch máu lớn, thì thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn, đồng thời người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng hậu phẫu như khàn tiếng, nuốt khó hoặc sưng đau kéo dài.

Các biến chứng sau phẫu thuật (nếu có)

Mặc dù phẫu thuật tuyến giáp nhìn chung là an toàn, một số biến chứng có thể xảy ra trong quá trình hồi phục. Các triệu chứng thường gặp bao gồm khàn tiếng, thay đổi giọng nói, hạ canxi máu tạm thời, sưng vùng cổ, cảm giác cứng họng và khó nuốt. Đa phần các biểu hiện này là nhẹ và có thể cải thiện trong vài tuần nếu được theo dõi và xử lý đúng cách.

Trường hợp hiếm hơn có thể xuất hiện nhiễm trùng vết mổ, tụ máu hoặc tổn thương dây thần kinh. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau mổ, tái khám đúng lịch và thông báo sớm cho bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.

Một số biến chứng có thể xảy ra trong quá trình hồi phục

Một số biến chứng có thể xảy ra trong quá trình hồi phục

Chế độ chăm sóc hậu phẫu

Chăm sóc sau hậu phẫu đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Nếu vết mổ không được vệ sinh đúng cách hoặc chăm sóc không đúng hướng dẫn, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm trùng. Tình trạng này không chỉ làm kéo dài thời gian lành vết thương mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Các giai đoạn phục hồi sau mổ tuyến giáp

Mổ tuyến giáp hay mổ bướu cổ bao lâu thì lành, và câu trả lời sẽ là sau mổ tuyến giáp, người bệnh sẽ mất khoảng 6 tuần để lành bệnh với 3 giai đoạn chính: 

Giai đoạn hậu phẫu (1-2 tuần đầu)

Trong 1–2 tuần đầu sau phẫu thuật tuyến giáp, người bệnh cần đặc biệt lưu ý chăm sóc đúng cách để hỗ trợ vết thương nhanh lành và hạn chế biến chứng.

  • Chăm sóc vết mổ: Vết mổ cần được giữ khô ráo, sạch sẽ và tránh tác động mạnh. Người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn thay băng và vệ sinh hằng ngày từ nhân viên y tế. Không tự ý tháo băng, chạm tay vào vết mổ hoặc sử dụng các loại kem bôi khi chưa được chỉ định.
  • Kiểm soát đau và các triệu chứng khó chịu: Cảm giác đau nhẹ, căng tức vùng cổ hoặc nuốt vướng có thể xuất hiện trong vài ngày đầu. Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau theo toa của bác sĩ và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường như sưng to, chảy dịch, sốt, hoặc khó thở – cần liên hệ ngay với cơ sở y tế.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt: Trong những ngày đầu, nên ưu tiên thức ăn mềm, dễ nuốt, giàu dinh dưỡng. Tránh thực phẩm cứng, cay nóng hoặc gây kích ứng cổ họng. Người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động mạnh vùng cổ và có thể đi lại nhẹ nhàng trong nhà để lưu thông khí huyết. Không nên nói to, la hét hay căng giãn vùng cổ trong thời gian hồi phục.
Vết mổ cần được giữ khô ráo, sạch sẽ và tránh tác động mạnh

Vết mổ cần được giữ khô ráo, sạch sẽ và tránh tác động mạnh

Giai đoạn phục hồi dần (2-6 tuần)

Trong giai đoạn này, cơ thể người bệnh tiếp tục hồi phục và có thể trở lại sinh hoạt gần như bình thường nếu không xuất hiện các biến chứng. 

  • Vết mổ lành lại: Các vết mổ thường khô và liền da sau khoảng 2-4 tuần. Sẹo sẽ mờ dần theo thời gian và tuỳ thuộc vào từng cơ địa. Trong thời gian này, người bệnh có thể bắt đầu cử động vùng cổ nhẹ nhàng nhưng vẫn cần tránh va chạm hoặc vận động mạnh vùng cổ. 
  • Giọng nói dần hồi phục: Nếu bị khàn tiếng sau mổ tuyến giáp thì giọng nói sẽ cải thiện rõ rệt trong vài tuần. Khi các triệu chứng kéo dài thì người bệnh nên đi khám lại để được đánh giá chuyên sâu. 
  • Các chức năng tuyến giáp dần ổn định: Sau mổ, chức năng của tuyến giáp có thể thay đổi, đặc biệt nếu cắt nhiều mô tuyến. Người bệnh cần theo dõi định kỳ và sử dụng thuốc được chỉ định để đảm bảo cơ thể thích nghi tốt. 

Giai đoạn phục hồi hoàn toàn(sau 6 tuần)

Sau 6 tuần, đa số bệnh nhân đã gần hồi phục hoàn toàn và có thể trở lại cuộc sống bình thường. Tuy nhiên việc theo dõi sức khoẻ lâu dài vẫn rất quan trọng.

  • Tái khám sau mổ tuyến giáp định kỳ: Người bệnh sẽ cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra chức năng tuyến giáp, mức hormone cũng như đánh giá quá trình hồi phục. Nhiều trường hợp sẽ cần uống hormone thay thế và bác sĩ sẽ điều chỉnh liều phù hợp. 
  • Theo dõi các biến chứng có thể xảy ra: Mặc dù hiếm gặp nhưng nhiều biến chứng có thể xuất hiện muộn như sẹo lồi, rối loạn nội tiết hay thay đổi giọng. Nếu gặp các biến chứng bất thường, người bệnh nên liên hệ các bác sĩ để được tư vấn kịp thời. 
Người bệnh sẽ cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra chức năng tuyến giáp

Người bệnh sẽ cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra chức năng tuyến giáp

3. 5 Biến chứng có thể xảy ra sau mổ tuyến giáp và cách xử lý

Mặc dù phần lớn các ca phẫu thuật tuyến giáp diễn ra an toàn và hồi phục tốt, vẫn có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân gặp phải một số biến chứng sau mổ. Việc nhận biết sớm và xử lý đúng cách không chỉ giúp rút ngắn thời gian hồi phục mà còn phòng ngừa những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Dưới đây là 5 biến chứng thường gặp và hướng dẫn xử lý phù hợp.

  • Nhiễm trùng vết mổ: Vết mổ bị nhiễm trùng thường có biểu hiện sưng đỏ, đau, chảy mủ hoặc có mùi hôi. Bệnh nhân có thể kèm theo sốt, mệt mỏi và cảm giác khó chịu toàn thân. Nếu xuất hiện những dấu hiệu này, cần đến bệnh viện để được xử trí kịp thời. Việc điều trị thường bao gồm làm sạch vết thương và dùng kháng sinh theo chỉ định bác sĩ.
  • Khàn tiếng kéo dài hoặc mất tiếng: Người bệnh có thể gặp tình trạng khàn giọng, khó nói to, hoặc thay đổi thanh âm. Một số trường hợp nặng hơn có thể mất tiếng tạm thời. Những triệu chứng này thường kéo dài vài tuần, sau đó cải thiện dần. Mất tiếng vĩnh viễn là hiếm gặp và thường liên quan đến tổn thương dây thần kinh quặt ngược thanh quản.
Người bệnh có thể gặp tình trạng khàn giọng, khó nói to, hoặc thay đổi thanh âm

Người bệnh có thể gặp tình trạng khàn giọng, khó nói to, hoặc thay đổi thanh âm

  • Hạ canxi máu: Tuyến cận giáp có thể bị ảnh hưởng trong quá trình phẫu thuật, dẫn đến tình trạng hạ canxi tạm thời. Dấu hiệu cảnh báo bao gồm: tê bì quanh môi, bàn tay, bàn chân; co thắt cơ, chuột rút, đau nhức, mệt mỏi, bồn chồn hoặc cảm giác lo âu, trầm cảm nhẹ. Việc bổ sung canxi theo hướng dẫn sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng này.
  • Khó thở: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, có thể xảy ra do tụ máu chèn ép khí quản hoặc tổn thương dây thần kinh quặt ngược thanh quản. Bệnh nhân có thể cảm thấy tức ngực, thở gấp hoặc không lấy đủ hơi. Nếu xuất hiện dấu hiệu khó thở sau mổ, cần đến bệnh viện ngay để được can thiệp kịp thời. Trường hợp nặng có thể cần xử trí cấp cứu như mở khí quản hoặc phẫu thuật lại.
  • Khi nào cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa: Người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: vết mổ sưng đỏ, chảy dịch, sốt cao, khó thở, khàn tiếng kéo dài hoặc cảm giác tê bì, co rút cơ. Đây có thể là dấu hiệu của biến chứng hoặc rối loạn nội tiết cần được xử lý kịp thời. Việc theo dõi sát và tái khám đúng lịch sẽ giúp đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra an toàn và hiệu quả.

4. 6 Lời khuyên sau mổ tuyến giáp để sức khỏe phục hồi nhanh chóng 

Khi đã trả lời được câu hỏi vết mổ tuyến giáp bao lâu thì lành, điều quan trọng tiếp theo là người bệnh cần biết cách chăm sóc bản thân đúng cách để rút ngắn thời gian hồi phục và hạn chế biến chứng. Dưới đây là 6 lời khuyên hữu ích giúp quá trình hồi phục sau mổ tuyến giáp diễn ra thuận lợi và an toàn hơn.

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về lịch tái khám, dùng thuốc, chế độ ăn uống và vận động sau mổ. Việc tự ý ngưng thuốc, thay đổi liều hoặc bỏ qua các buổi kiểm tra có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và kiểm soát chức năng tuyến giáp. Mọi thắc mắc hoặc dấu hiệu bất thường nên được trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời.

Chăm sóc vết mổ đúng cách

Vết mổ sau phẫu thuật sẽ thường có chiều dài là 7cm và sẽ lành sau vài tuần nếu được chăm sóc tốt. Việc chăm sóc đúng cách không chỉ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục mà còn hạn chế nguy cơ để lại sẹo, ảnh hưởng tới thẩm mỹ. 

Một số lưu ý khi chăm sóc vết mổ tại nhà là: 

  • Cần rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vùng cổ
  • Vệ sinh vết mổ nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch povidine pha loãng
  • Tránh chà xát mạnh ở vùng vết mổ hoặc vùng da xung quanh
  • Không tự ý bôi các loại thuốc mỡ nếu không có chỉ định của bác sĩ
  • Luôn giữ cho vùng vết mổ được khô thoáng
  • Nếu có các triệu chứng bất thường ở vết mổ như sưng đỏ, chảy máu, tiết dịch thì cần đến gặp bác sĩ ngay. 
Rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vùng cổ

Rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vùng cổ

Chế độ ăn uống lành mạnh

Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để hỗ trợ quá trình phục hồi sau mổ tuyến giáp. Nên ưu tiên các món ăn mềm, lỏng, dễ nhai nuốt nhằm giảm áp lực lên vùng cổ và hệ tiêu hóa. Đồng thời, người bệnh nên uống đủ nước, bổ sung rau củ và trái cây tươi để tăng cường vitamin, khoáng chất và giúp vết mổ nhanh lành hơn.

Đón đọc: Sau mổ u tuyến giáp nên ăn gì, kiêng gì? Thực đơn 7 ngày

Tập luyện nhẹ nhàng

Người bệnh có thể đi lại, vận động nhẹ sau 4–5 ngày sau mổ. Tuy nhiên, nên tránh mang vác nặng, cúi gập hoặc hoạt động thể lực mạnh trong vài tuần đầu để không ảnh hưởng đến vết mổ.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong những tuần đầu sau mổ để cơ thể có điều kiện phục hồi. Tránh làm việc quá sức, thức khuya hoặc căng thẳng kéo dài vì có thể làm chậm quá trình lành vết thương.

Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong những tuần đầu sau mổ

Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong những tuần đầu sau mổ

Tái khám đúng lịch

Người bệnh cần tái khám theo đúng lịch hẹn để bác sĩ theo dõi tiến trình hồi phục, kiểm tra chức năng tuyến giáp và điều chỉnh thuốc nếu cần. Việc tái khám định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường và xử lý kịp thời.

5. Giải đáp thắc mắc về mổ tuyến giáp

Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề vết mổ tuyến giáp bao lâu thì lành được Mediplus lý giải chi tiết như sau: 

  • Mổ tuyến giáp bao lâu thì ăn được?

Người bệnh có thể ăn nhẹ sau 4–6 giờ và ăn uống bình thường sau 24 giờ nếu không gặp khó nuốt.

  • Sau mổ tuyến giáp bao lâu thì uống phóng xạ?

Người bệnh thường được chỉ định uống phóng xạ sau 4–6 tuần kể từ ngày phẫu thuật, tùy theo tình trạng cụ thể.

  • Cắt bỏ tuyến giáp sống được bao lâu?

Người bệnh có thể sống bình thường sau khi cắt bỏ tuyến giáp nếu tuân thủ điều trị nội tiết và tái khám định kỳ.

  • Sau phẫu thuật tuyến giáp giọng nói bị khàn và yếu nên làm gì?

Nếu giọng nói bị khàn và yếu sau mổ, người bệnh nên hạn chế nói to, uống nước ấm, nghỉ ngơi giọng và đến khám nếu kéo dài quá 2 tuần.

Hy vọng qua bài viết, người bệnh đã phần nào giải đáp được thắc mắc “vết mổ tuyến giáp bao lâu thì lành” cũng như nắm được những lưu ý quan trọng trong quá trình chăm sóc và phục hồi sau phẫu thuật. Việc tuân thủ hướng dẫn y tế, xây dựng lối sống lành mạnh và theo dõi sức khỏe định kỳ sẽ giúp người bệnh nhanh chóng ổn định thể trạng, hạn chế biến chứng và sớm quay lại cuộc sống bình thường.

**Lưu ý: Bài viết là kiến thức được Mediplus tổng hợp, không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa. 

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Ung thư tuyến giáp chữa được không? 5 địa chỉ uy tín

    Ung thư tuyến giáp chữa được không luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. K tuyến giáp là bệnh lý khá nguy hiểm…

    25 Th12, 2024
    354

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Bị K tuyến giáp có kiêng đám ma không? 2 Lưu ý

    Nhiều người thắc mắc liệu bị K tuyến giáp có kiêng đám ma không. Để giải đáp vấn đề này, ngoài việc xem xét khía…

    29 Th11, 2024
    7.5K

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần: 6 Ưu điểm, 2 nhược điểm

    Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần là phương pháp điều trị tiên tiến dành cho u tuyến giáp lành tính. Kỹ thuật này…

    15 Th4, 2025
    69

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Người bị u tuyến giáp có uống được Collagen không? 5 Lưu ý

    Collagen là dưỡng chất quan trọng giúp duy trì làn da căng mịn, xương khớp chắc khỏe. Tuy nhiên, nhiều người bị u tuyến giáp…

    24 Th2, 2025
    473

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám