Bệnh giang mai có chữa được không? Bằng cách nào?

Cập nhật 28/04/2023

1.4K

BSCKI Mai Văn Lực

Tham vấn y khoa:BSCKI Mai Văn Lực

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Bệnh Xã Hội

Chị C.T.V cho biết chị vừa đi khám và phát hiện bản thân bị giang mai. Hiện tại chị đang rất lo lắng bởi vì từng nghe nói bệnh này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và không khỏi hoàn toàn được. Vậy bệnh giang mai có chữa được không? Cùng theo dõi giải đáp của chuyên gia MEDIPLUS thông qua bài viết dưới đây.

Bệnh giang mai có chữa được không?

Giang mai là bệnh lý do xoắn khuẩn Treponema Pallidum (hay còn gọi là xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Xoắn khuẩn này có thể lây qua đường tình dục khi quan hệ không an toàn (không sử dụng biện pháp bảo vệ), từ mẹ sang con, hoặc tiếp xúc vết thương hở với người bị bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công và gây tổn thương với nhiều cơ quan trong cơ thể như phình động mạch chủ, bại liệt, động kinh, mù lòa,…

Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng

Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng

Theo các thông kê y khoa cho thấy tỷ lệ mắc bệnh càng tăng lên. Cũng theo số liệu của Bệnh viện da liễu TP. Hồ Chí Minh số lượt khám bệnh giang mai tăng từ 2091 ca (năm 2014) lên 8230 ca (2022). Giang mai cũng gây nhiều biến chứng nếu không được điều trị. Chính vì vậy, nhiều người lo sợ và hoang mang khi mắc bệnh. Vậy bệnh giang mai có chữa được không?

Tham vấn Y khoa, BSCKI Mai Văn Lực – Bác sĩ Nam học – Tiết Niệu Bệnh viện E – Bác sĩ Nam học – Tiết Niệu MEDIPLUS cho biết: Bệnh giang mai hoàn toàn có thể chữa được tuy nhiên còn phải phụ thuộc vào mức độ và tình trạng của người bệnh. Nếu phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu, việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn do các xoắn khuẩn mới tấn công cơ thể và chưa kịp xâm nhập vào máu.

Sau 3 tháng, kể từ ngày quan hệ tình dục không an toàn, hay có tiếp xúc với tổn thương giang mai trên người bệnh thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai sớm. Bởi đây được coi là giai đoạn đầu của bệnh, có thể điều trị dứt điểm bệnh giang mai. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng điển hình như nổi mụn đỏ, nền cứng, không đau, không ngứa,…

>>> Xem thêm: Hình ảnh bệnh giang mai qua các giai đoạn phát triển

Bệnh giang mai hoàn toàn có thể được điều trị nếu phát hiện từ giai đoạn đầu

Bệnh giang mai hoàn toàn có thể được điều trị nếu phát hiện từ giai đoạn đầu

Phương pháp điều trị giang mai cho nam, nữ giới

Lựa chọn đúng phương pháp điều trị giang mai cũng là yếu tố quan trọng trong việc quyết định bệnh giang mai có chữa được không. Phương pháp điều trị phù hợp giúp bệnh nhân khỏi bệnh sớm hơn. Một số phương pháp hay được sử dụng như:

Điều trị giang mai bằng thuốc

Phương pháp điều trị giang mai hay được sử dụng và đơn giản nhất là dùng thuốc. Thuốc sẽ tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai và điều trị các triệu chứng. Dựa trên tình trạng và giai đoạn của bệnh, mà trong quá trình điều trị bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc khác nhau.

Điều trị giang mai bằng thuốc là phương pháp hiệu quả và hay được sử dụng

Điều trị giang mai bằng thuốc là phương pháp hiệu quả và hay được sử dụng

Thông thường, khi điều trị giang mai, các bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định nhóm kháng sinh penicillin. Trong một số trường hợp dị ứng với penicillin, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng kháng sinh khác như tetracycline, Ceftriaxone hay Erythromycin.

+ Benzylpenicillin là thuốc ưu tiên sử dụng cho bệnh nhân giang mai, áp dụng với hầu hết trường hợp bệnh nhân giang mai giai đoạn đầu, giai đoạn muộn, bẩm sinh,… Liều dùng:

– Giai đoạn sớm: Giai đoạn giang mai sớm: tiêm bắp sâu Benzathine Penicillin 2.4 triệu đơn vị, 1 liều duy nhất. Có thể thay thế bằng Procain penicillin 1,2 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu, 1 lần/ ngày x 10 ngày.

– Giai đoạn muộn: tiêm bắp sâu Benzathine Penicillin 2,4 triệu đơn vị, 1 lần/ tuần x 3 tuần liên tiếp. Có thể thay thế bằng Procain penicillin 1,2 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu, 1 lần/ ngày x 20 ngày.

– Giang mai bẩm sinh: Penicillin G 50 triệu đơn vị /1 kg. Bệnh nhân sẽ được tiêm 1 mũi duy nhất vào bắp.

– Giang mai bẩm sinh muộn từ 2 tuổi trở lên: Penicillin G 20-30 triệu đơn vị và tiêm vào tĩnh mạch hoặc là tiêm bắp 2 lần và điều trị liên tục trong 14 ngày.

*Lưu ý: Penicillin điều trị rất tốt bệnh giang mai, đặc biệt sử dụng được cho phụ nữ mang thai. Nếu thai phụ được điều trị giang mai trước tuần thứ 16 của thai kỳ thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn. Cần làm test lẩy da với thuốc penicillin trước khi dùng để xác định sản phụ có dị ứng với kháng sinh này không. Nếu dị ứng với penicillin, thì lưu ý không dùng tetracycline và doxycycline vì 2 thuốc này chống chỉ định trong 6 tháng cuối thai kỳ. Với trẻ em bị giang mai bẩm sinh, thường bác sĩ sẽ chỉ định 1 liều kháng sinh Penicillin phù hợp trong 10 ngày.

+ Tetracyclin (hoặc Doxycyclin là một kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin)

Thuốc có tác dụng kìm khuẩn do ức chế quá trình tổng hợp protein của xoắn khuẩn, thường được sử dụng trong giai đoạn nhẹ.

Liều dùng:

– Giai đoạn sớm: Doxycyclin 100mg, 2 lần/ ngày x 14 ngày.

– Giai đoạn muộn: Doxycyclin: 100mg, uống 2 lần/ngày x 30 ngày.

*Lưu ý: Phụ nữ có thai chống chỉ định sử dụng Doxycycline.

+ Erythromycin: Là kháng sinh thuộc nhóm macrolid, có tác dụng kìm khuẩn do ức chế tế bào vi khuẩn và ức chế tổng hợp protein. Đây là kháng sinh hay được sử dụng khi bệnh nhân dị ứng với penicillin, dùng được trong các trường hợp phụ nữ có thai và giang mai bẩm sinh.

Liều dùng: Erythromycin 500mg, 4 lần/ ngày x 30 ngày

Giang mai bẩm sinh: Erythromycin 7,5-12,5mg/kg cân nặng. Mỗi ngày dùng 4 lần và liên tục trong 30 ngày.

+ Ceftriaxone: là kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3, hay được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng. Ceftriaxone thường được sử dụng điều trị giang mai do có tác dụng ngăn sự tăng trưởng của vi khuẩn.

Liều dùng: Ceftriaxone 1g, tiêm bắp sâu, 1 lần/ ngày x 10-14 ngày

Bệnh giang mai nếu không được điều trị trong vài năm, có thể gây biến chứng lên tim, mạch máu, não,… Bên cạnh việc lựa chọn đúng thuốc, để đảm bảo hiệu quả điều trị, cần lưu ý một số điều sau:

  • Quá trình điều trị cần tuân thủ đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, không tự ý áp dụng các phương pháp điều trị khi chưa thăm khám, cần tái khám đúng lịch hẹn.
  • Nếu nhận thấy bất thường trong quá trình dùng thuốc cần liên hệ ngay với bác sĩ.
  • Kiêng quan hệ tình dục trong quá trình điều trị, cho đến khi khỏi hẳn.

Mẹo dân gian hỗ trợ điều trị giang mai hiệu quả

Ngoài phương pháp dùng thuốc người bệnh có thể áp dụng thêm một số mẹo dân gian để hỗ trợ điều trị, có thể tham khảo:

  • Dùng lá ngải cứu: Lá ngải cứu là một vị thuốc có tác dụng bổ huyết, chống viêm, chống nấm, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương, khớp. Ngải cứu sẽ cải thiện các vấn đề có liên quan đến sự vận động như đau nhức xương khớp,… do xoắn khuẩn giang mai gây ra. Pha thành trà ngải cứu hoặc hầm ngải cứu với thịt gà.
  • Dùng gừng tươi: Gừng là một vị thuốc trong đông y, có tính ấm, tác dụng chống viêm nhiễm, do đó sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị xoắn khuẩn giang mai. Dùng gừng tươi, giã nhỏ, sau đó pha với nước ấm uống như trà hàng ngày sẽ giúp bệnh được cải thiện và phục hồi sớm hơn.

Gừng là một trong những vị thuốc đông y hỗ trợ điều trị giang mai

  • Sử dụng muối trắng: Muối có tính sát khuẩn cao, nhờ vậy có thể ức chế sự hình thành và lây lan của vi khuẩn tại các vết thương hở. Như vậy, sử dụng muối trắng pha loãng để tắm sẽ giúp hạn chế biến chứng và tình trạng lở loét ở vết thương.
  • Lá Thổ Phục Linh: Thổ phục linh là dược liệu có tác dụng giải độc, đào thải chất cặn bã, thường dùng cho các bệnh xương khớp, loét ngoài da. Theo y học cổ truyền, giang mai phát bệnh từ dương minh, vì vậy thổ phục linh là vị thuốc rất tốt để chữa bệnh này. Đem sắc 11g thổ phục linh với các vị thuốc như phòng phong, kim ngân hoa, xuyên khung, đại hoàng, mộc thông ( mỗi loại 4g) với 800ml nước, đun cạn đến còn 500ml thì tắt bếp, uống 3-4 lần trong ngày.
  • Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý: Điều chỉnh chế độ ăn bằng cách sử dụng các thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa sẽ giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Các thực phẩm giàu vitamin như B1, B6, A cũng góp phần hỗ trợ điều trị bệnh giang mai.

Phòng ngừa mắc giang mai tránh biến chứng

Giang mai là bệnh xã hội, có đến 90% trường hợp lây qua đường tình dục. Chính vì thế, để phòng ngừa bệnh giang mai, nam giới và nữ giới cần lưu ý:

  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su, có chất bôi trơn
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, 6 tháng/ lần
  • Chỉ nên quan hệ với người yêu/ vợ, chồng.
  • Không quan hệ, hôn, thân mật với người mắc bệnh.
  • Không dùng chung các đồ cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn lau mặt, dao cạo râu, quần áo,…

Hy vọng bài viết trên đã giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc “Bệnh giang mai có chữa được không”. Đây là bệnh lý rất dễ lây lan qua đường tình dục, do đó người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa, thăm khám và điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như bạn tình. Để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1900 3366 sớm nhất!

*Bài viết cung cấp thông tin mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Tư vấn thắc mắc: Quan hệ với người nhiễm HPV bao lâu thì bị?

    Quan hệ với người nhiễm HPV bao lâu thì bị? Là vấn đề đang được nhiều người quan tâm để chăm sóc sức khỏe tình…

    16 Th4, 2024
    141

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Quan hệ tình dục rồi có tiêm HPV được không?

    Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư tử cung được chẩn đoán là do virus HPV. Vì thế, phòng tránh ung thư…

    25 Th4, 2024
    46

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    7 địa chỉ xét nghiệm sùi mào gà uy tín nhất Hà Nội

    Sùi mào gà, một bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus HPV gây ra, đang là mối quan tâm lớn về sức khỏe…

    25 Th4, 2024
    35

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Xét nghiệm sùi mào gà: Khi nào cần, chi phí bao nhiêu?

    Sùi mào gà (hay mụn cóc sinh dục, mồng gà) là bệnh lý lây truyền qua đường sinh dục khá phổ biến ở cả nam…

    10 Th5, 2023
    1.7K

    Tham vấn y khoa: BSCKI Mai Văn Lực

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám