Chụp cộng hưởng từ (MRI) là gì? Khi nào nên chụp cộng hưởng từ?

Cập nhật 18/07/2023

2.4K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Chụp cộng hưởng từ

Hiện nay, chụp cộng hưởng từ (Magnetic resonance imaging – MRI) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng nhiều trong quá trình chẩn đoán các bệnh lý. Tuy nhiên có nhiều người bệnh còn chưa biết chụp cộng hưởng từ là gì? Tác dụng của nó như thế nào? Những trường hợp nào có thể chụp cộng hưởng từ? Hay việc chụp MRI nhiều có ảnh hưởng gì tới sức khỏe sau này hay không? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là gì?

Chụp cộng hưởng từ MRI được áp dụng để chẩn đoán bệnh lý

Chụp cộng hưởng từ MRI được áp dụng để chẩn đoán bệnh lý

Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) là kỹ thuật tạo hình ảnh cắt lớp bằng cách sử dụng sóng radio và sóng từ trường. Dưới tác động của 2 loại sóng này, các nguyên tử hydrogen trong cơ thể hấp thụ và phóng thích năng lượng RF. Quá trình này được máy MRI thu thập dữ liệu và xử lý chuyển đổi thành hình ảnh.

Hình ảnh chụp cộng hưởng từ có độ tương phản cao cho hình ảnh rõ ràng và sắc nét đem lại hiệu quả cao trong chẩn đoán của bác sĩ.

Hiện nay trong nhiều trường hợp hiệu quả chẩn đoán MRI tốt hơn rất nhiều so với siêu âm, chụp X-quang hay chụp cắt lớp. Đồng thời chụp cộng hưởng từ MRI không sử dụng tia phóng xạ rất an toàn cho người bệnh nên thường xuyên được các bác sĩ chỉ định.

Tác dụng của việc chụp cộng hưởng từ

Tác dụng của chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán sớm các bệnh lý

Tác dụng của chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán sớm các bệnh lý

Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được nhiều bác sĩ lâm sàng sử dụng trong việc chẩn đoán xác định và điều trị các bệnh lý. Có thể áp dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ cho hầu hết các bộ phận trên cơ thể như cột sống, sọ não, vùng bụng, vùng chậu và thậm chí chụp toàn thân. Hoặc có thể sử dụng kỹ thuật chụp phim MRI không cần tiêm thuốc cản quang trong chụp mạch máu não, mạch thận, mạch chi và mạch cảnh.

Những bộ phận nào được chỉ định chụp MRI?

CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ NÃO: Chụp sọ não thường được chỉ định để phát hiện các bệnh lý như u não, u dây thần kinh sọ não, chảy máu não, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não hay những chấn thương khác tại não

Phát hiện sớm các bệnh về não nhờ chụp cộng hưởng từ

Phát hiện sớm các bệnh về não nhờ chụp cộng hưởng từ

✜ CHỤP MRI CỘT SỐNG: Chụp vùng cột sống giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý về cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa dây chằng, lún đốt sống, viêm nhiễm đĩa đệm hoặc các bệnh lý về tủy sống: viêm, u tủy sống,…

✜ CHỤP CƠ XƯƠNG KHỚP: Chụp MRI cơ xương khớp cho các hình ảnh rõ nét về cấu trúc sụn khớp, gân, xương, dây chằng giúp phát hiện các bệnh lý ở giai đoạn sớm như chấn thương dây chằng, tràn dịch ổ khớp, thoái hóa khớp, viêm nhiễm,…

✜ CHỤP PHẦN MỀM: Chụp MRI phần mềm được ưu tiên sử dụng trong chẩn đoán các bệnh lý về xương và mô mềm. Thông qua hình ảnh MRI, bác sĩ sẽ phát hiện được các tổn thương ác tính và phát hiện được mức độ lan rộng để có phương án điều trị kịp thời.

✜ MRI TUYẾN VÚ:

  • Chụp MRI tuyến vú giúp thăm khám và phát hiện sớm các bệnh lý về tuyến vú như:  các u lành tính, ác tính hoặc tình trạng viêm nhiễm tại vú.
  • Mặc dù chụp MRI tuyến vú có độ nhạy cao nhưng không thể thay thế cho phương pháp chụp nhũ quang và siêu âm tuyến vú.
  • Trong một số trường hợp, sau khi thực hiện chụp X-Quang và siêu âm tuyến vú phát hiện nguy cơ cao bị ung thư vú thì bác sĩ có thể chỉ định thêm phương pháp chụp MRI để hỗ trợ việc chẩn đoán chính xác hơn.
Chụp MRI phát hiện sớm các bệnh về tuyến vú

Chụp MRI phát hiện sớm các bệnh về tuyến vú

✜ CHỤP VÙNG Ổ BỤNG: Chụp cộng hưởng từ có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình chẩn đoán và theo dõi điều trị ở nhiều bệnh lý, đặc biệt là các tạng trong ổ bụng như: thận, lách, tụy, đường mật,… So với các phương pháp khác như chụp X-Quang, chụp cắt lớp vi tính hoặc siêu âm thì chụp MRI trong một vài bệnh lý cho kết quả chính xác hơn.

✜ MRI VÙNG CHẬU: Chụp cộng hưởng từ vùng chậu giúp phát hiện sớm và phân loại được giai đoạn các khối u ác tính ở tử cung, âm hộ, cổ tử cung, buồng trứng hoặc xác định bất thường bẩm sinh của các cơ quan tại vùng chậu. Dựa vào đó bác sĩ thể thể đưa ra những chẩn đoán xác định và phác đồ điều trị chính xác các bệnh lý tại cơ quan đó.

Ưu nhược điểm khi chụp cộng hưởng từ

ƯU ĐIỂM: Chụp MRI được xem là một trong những phương pháp có tác dụng chẩn đoán bệnh chuyên sâu với các ưu điểm:

  • Có khả năng quan sát đặc điểm bên trong cơ thể không xâm lấn, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
  • Máy chụp MRI có khả năng phân tích được nhiều góc độ của các vùng trên cơ thể và độ phân giải cao giúp bác sĩ chẩn đoán dễ dàng và chính xác hơn.
  • Thời gian chụp nhanh, giảm tiếng ồn tối đa và chất tương phản hầu như không gây tác dụng phụ.
  • Phương pháp chụp cộng hưởng MRI vẫn có thể thực hiện được khi không dùng thuốc tương phản. Nếu cần dùng thì cũng ít có tác dụng phụ xảy ra.

NHƯỢC ĐIỂM: Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp chụp MRI vẫn còn tồn tại một vài những nhược điểm:

  • Đối với những bệnh nhân sợ không gian kín, hẹp thì không sử dụng được phương pháp này.
  • Hạn chế chụp khi cơ thể bệnh nhân có gắn các thiết bị kim loại trong cơ thể như máy thính giác, răng giả hay máy tạo nhịp tim.
  • Đối với các tổn thương ở xương như vôi hóa, xơ vữa động mạch đóng vôi thì chụp MRI độ nhạy không cao bằng chụp CT.
  • Chi phí cao, tốn kém hơn so với các kỹ thuật khác.
  • Không được sử dụng các thiết bị hồi sức trong phòng chụp.

Banner ưu đãi chụp Mri

Chụp cộng hưởng từ có nguy hiểm không?

Có nhiều người bệnh băn khoăn lo lắng liệu việc chụp cộng hưởng từ có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Những trường hợp nào chống chỉ định chụp cộng hưởng từ?

Chụp cộng hưởng từ có ảnh hưởng tới sức khỏe không?

Việc hụp cộng hưởng từ nhiều có gây ảnh hưởng tới sức khỏe

Việc hụp cộng hưởng từ nhiều có gây ảnh hưởng tới sức khỏe

Chụp MRI là phương pháp sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh giải phẫu cơ thể. Phương pháp này không sử dụng tia phóng xạ nên được coi là an toàn, có thể sử dụng cho phụ nữ có thai.

Tính đến thời điểm hiện nay sóng từ trường chưa gây tác hại đáng kể nào đến người bệnh. Tuy nhiên, khi chỉ định chụp MRI cho phụ nữ có thai bác sĩ vẫn cần cân nhắc bởi vì từ trường và tiếng ồn có thể gây ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển của thai nhi.

Với những bệnh nhân có hình xăm trên cơ thể, nếu trực tiếp chụp cộng hưởng từ MRI vào các vị trí này có thể gây tình trạng bỏng rát da.

Trong trường hợp chụp cộng hưởng từ tiêm thuốc đối quang từ tĩnh mạch thuốc có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của thận và làm tăng nguy cơ xơ hóa thận. Chính vì thế trước khi chỉ định chụp MRI người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm chức năng thận cũng như khai báo các tiền sử bệnh lý về thận.

Chống chỉ định với những trường hợp nào?

  • Chống chỉ định tuyệt đối cho người sử dụng máy tạo nhịp tim.
  • Chống chỉ định tương đối cho người bệnh sử dụng kim loại có từ tính.
  • Người sợ ánh sáng, sợ nằm một mình.
  • Bệnh nhân không thể nằm yên một chỗ.
  • Người bệnh có các bệnh lý mạn tính như: suy gan, suy thận, viêm phổi nặng, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu cần hạn chế chụp cộng hưởng từ, trừ khi cần thiết.

Chuẩn bị gì để đảm bảo an toàn khi chụp MRI?

Bởi vì từ trường của máy MRI có thể gây ảnh hưởng đến các thiết bị cấy ghép làm bằng kim loại ở bên trong cơ thể. Vì vậy, trước khi chụp MRI người bệnh cần tháo bỏ các thiết bị kim loại (trang sức dây chuyền, vòng nhẫn, đồng hồ, bông tai, răng giả, chìa khóa,…) tránh gây nhiễu từ trường để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và máy.

Ngoài ra trong một số trường hợp cơ thể người bệnh có đặt stent mạch vành, van tim nhân tạo, vòng tránh thai, máy tạo nhịp tim nhân tạo, thiết bị trợ thính, máy bơm thuốc tự động,…bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp chụp MRI để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Quy trình thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI

Trước khi tiến hành chụp MRI

Bác sĩ tiến hành thăm khám, kiểm tra tình hình sức khỏe và khai thác tiền sử bệnh lý của bệnh nhân. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định chụp MRI cho người bệnh. Phương pháp chụp MRI chống chỉ định tương đối hoặc tuyệt đối đối với các bệnh nhân có vật liệu kim loại trong cơ thể.

Trước khi vào phòng chụp MRI, người bệnh cần bỏ các vật dụng làm bằng kim loại ra ngoài như: chìa khóa, trang sức, thẻ ATM, điện thoại, đồng hồ,…

Quy trình chụp cộng hưởng từ (MRI) diễn ra thế nào?

Quy trình chụp cộng hưởng từ (MRI) diễn ra thế nào?

Trong khi chụp MRI

Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh nằm trên bàn chụp với tư thế nằm thoải mái đảm bảo người bệnh có thể nằm yên trong quá trình chụp.

Trong quá trình chụp sẽ có tiếng ồn từ máy phát ra, vì thế người bệnh sẽ được nghe nhạc để giảm bớt tiếng ồn.

Với trường hợp chụp cột sống cổ người bệnh lưu ý không được nuốt nước bọt hoặc cần nín thở khi chụp ngực và bụng để có hình ảnh chụp rõ ràng và chính xác hơn.

Ngoài ra trong một số trường hợp chụp các mô, mạch máu cần phải sử dụng thuốc tương phản để hình ảnh hiển thị rõ ràng và chi tiết hơn. Một số trường hợp khác người bệnh có thể phải sử dụng thuốc gây mê hoặc thuốc an thần trước chụp.

Sau khi chụp MRI

Sau khi chụp MRI, người bệnh có thể tiếp tục quay trở lại các hoạt động ăn uống sinh hoạt như bình thường. Một số trường hợp có dùng thuốc an thần thì người bệnh cần theo dõi cơ thể trong vòng 24 giờ đến khi hết tác dụng của thuốc.

Kết quả chụp MRI sẽ được trả cho bệnh nhân sau vài giờ hoặc vài ngày phụ thuộc vào từng bệnh cụ thể.

Chụp cộng hưởng từ ở đâu uy tín?

Hiện nay, chụp MRI có thể được coi là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, kèm theo đó phương pháp này cần kỹ thuật vận hành máy móc cao và các bác sĩ có chuyên môn tốt để chẩn đoán bệnh. Vì vậy người bệnh cần lựa chọn cơ sở chụp cộng hưởng từ chất lượng và uy tín.

Tổ hợp y tế MEDIPLUS được trang bị hệ thống chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla hãng GE của Mỹ với công nghệ không tiếng ồn cho hình ảnh chụp sắc nét, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh.

Hơn nữa, MEDIPLUS quy tụ một đội ngũ bác sĩ chuyên gia y tế có chuyên môn cao, luôn tận tình chăm sóc người bệnh. Cơ sở vật chất sạch sẽ, quy trình làm việc, khoa học, nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian và đáp ứng nhu cầu của người bệnh.

Hy vọng thông qua bài viết này giúp bạn hiểu rõ được chụp cộng hưởng từ là gì, ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng kỹ thuật này qua đó lựa chọn địa điểm chụp uy tín, chất lượng để thực hiện giúp chẩn đoán sớm nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào về sức khỏe và tình trạng bệnh lý, hãy liên hệ qua hotline của MEDIPLUS: 1900 3366 để được kịp thời giải đáp!

    ĐẶT LỊCH CHỤP MRI

    Đặt lịch chụp MRI và nhận tư vấn cùng chuyên gia MEDIPLUS ngay!



    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám