Cách điều trị loãng xương như thế nào? Có chữa khỏi không?

Cập nhật 01/02/2024

197

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Loãng xương là bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Làm cách nào để điều trị dứt điểm? Hãy cùng MEDIPLUS tìm hiểu một số phương pháp điều trị loãng xương hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Bệnh loãng xương có chữa được không?

Tìm hiểu ngay bệnh loãng xương có chữa được không?

Tìm hiểu ngay bệnh loãng xương có chữa được không?

Loãng xương là tình trạng xương bị suy yếu, giảm mật độ khiến xương bị giòn, xốp và dễ gãy. Thực chất, bệnh loãng xương không có dấu hiệu hay triệu chứng cụ thể nào mà nó tiến triển trong âm thầm, người bệnh sẽ chỉ phát hiện ra khi tình trạng loãng xương ở mức độ nghiêm trọng.Do đó, việc phòng ngừa và điều trị an toàn, hiệu quả đóng một vai trò rất quan trọng.

Vậy bệnh loãng xương có chữa được hay không? Thực tế, loãng xương là tình trạng bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn và cũng không có thuốc đặc trị. Người bệnh chỉ có thể thông qua các biện pháp và liệu pháp thích hợp để cải thiện tình trạng bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ loãng xương mỗi người bệnh sẽ có một liệu trình điều trị loãng xương phù hợp theo chỉ định của các chuyên gia y tế. 

Cách điều trị loãng xương hiệu quả nhất hiện nay

Loãng xương là một bệnh lý xương khớp vô cùng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như gãy xương, teo cơ, bại liệt thậm chí là tàn tật suốt đời,… Vì vậy, việc tìm ra một phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp là vấn đề quan trọng. Hiện nay, ngoài các phương pháp điều trị loãng xương thông thường, để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị loãng xương, người bệnh cần thực hiện các phương pháp điều trị lâu dài hơn. 

Tổng hợp cách điều trị loãng xương tốt nhất

Tổng hợp cách điều trị loãng xương tốt nhất

  • Trong quá trình điều trị loãng xương, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ những chỉ định và lưu ý của y bác sĩ
  • Thực hiện kiểm tra đo mật độ xương định kỳ để có thể đánh giá tổng quan kết quả điều trị.
  • Bệnh nhân mắc bệnh loãng xương cần kiên trì, điều trị lâu dài trong khoảng thời gian từ 3-5 năm. Cần theo dõi, đánh giá tình trạng xương khớp thường xuyên để xây dựng phác đồ điều trị tiếp theo.

Để tránh được các biến chứng nguy hiểm do loãng xương gây ra, bạn nên thực hiện khám định kỳ 6 tháng/1 lần và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các phương pháp điều trị.

Xem thêm:

Cách điều trị loãng xương không dùng thuốc

Cách điều trị loãng xương không dùng thuốc

Cách điều trị loãng xương không dùng thuốc

  • Có chế độ ăn uống khoa học: Loại bỏ các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh,… Thay vào đó, người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin ( đặc biệt là vitamin D) có lợi cho xương khớp ví dụ như: sữa chua, rau củ quả, tôm cá, các loại hạt,…
  • Lối sống tích cực, lành mạnh: Việc xây dựng thói quen sống tích cực là điều vô cùng cần thiết. Bạn nên thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cũng như sự dẻo dai cho cơ bắp. Xây dựng thói quen sinh hoạt đúng giờ, không thức khuya, bỏ bữa,…
  • Đối với một số trường hợp cấu trúc hoăc vị trí xương đã bị thay đổi hoặc xô lệch cần thực hiện băng bó, nẹp cố định các khớp xương theo chỉ định của bác sĩ.

Cách điều trị loãng xương dùng thuốc

Để quá trình điều trị loãng xương trở nên hiệu quả và tối ưu nhất, người bệnh cần kết hợp sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm chức năng, Canxi và vitamin D vào cơ thể hằng ngày để duy trì cơ xương khớp chắc khỏe, dẻo dai.

Cách điều trị loãng xương dùng thuốc

Cách điều trị loãng xương dùng thuốc

Bên cạnh đó, người bệnh cần phải sử dụng một số loại thuốc chống loãng xương, hủy xương theo chỉ định của bác sĩ.

  • Bisphosphonates: Đây là loại thuốc loãng xương dành cho đối tượng phụ nữ sau mãn kinh, người già hoặc nam giới thuộc nhóm nguy cơ( nghiện rượu, bia, thuốc lá). Thuốc có tác dụng ức chế, làm chậm quá trình hủy xương và giảm nguy cơ mất xương, gãy xương. Tuy nhiên, tác dụng phụ của loại thuốc này tương đối mạnh, cần có sự chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng hay điều chỉnh liều lượng.
  • Kirkland Glucosamine HCL 1500mg: Đây là viên uống được nhiều bệnh nhân xương khớp tin tưởng sử dụng. Sản phẩm có tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý về gân, cơ xương khớp,… đồng thời có chức năng làm giảm các cơn đau nhức, ngăn ngừa cọ xát tổn thương các mô sụn.
  • Denosumab: Là loại thuốc điều trị loãng xương được sử dụng phổ biến. Loại thuốc này có tác dụng hạn chế các tổn thương do các tế bào phá hủy xương gây ra, tạo mật độ xương giúp xương chắc khỏe, dẻo dai hơn. Từ đó, làm giảm nguy cơ gãy xương, tổn thương đốt sống, tiêu xương,… Đồng thời, nó còn phòng ngừa và hạn chế tình trạng di căn xương đối với những bệnh nhân có khối u di căn.

Ngoài ra, còn có các nhóm thuốc tăng khả năng tái tạo xương:

  • Teriparatide: Đây là một phiên bản tổng hợp của hormone tuyến cận giáp làm thúc đẩy quá trình tái tạo, phát triển xương, giảm nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân mắc bệnh loãng xương.
  • Calci Carbonat+vitamin D3: Là loại thuốc bổ sung calci và vitamin D3 rất cần thiết trong quá trình điều trị loãng xương. Sử dụng kết hợp với các thực phẩm chức năng và thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp hạn chế tình trạng loãng xương, phòng ngừa gãy, giòn xương.

Tuy nhiên, mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương để có thể xây dựng liệu trình điều trị phù hợp tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.

Bật mí cách phòng ngừa loãng xương tối ưu nhất

Loãng xương là một bệnh lý không có triệu chứng cụ thể, cũng không có thuốc đặc trị và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa loãng xương là thật sự cần thiết để giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm về sau. MEDIPLUS sẽ bật mí cho bạn một số phương pháp phòng ngừa loãng xương hiệu quả:

  • Tập thể dục: Duy trì thói quen tập luyện thường xuyên đều đặn sẽ giúp cơ xương của bạn quen dần với cường độ vận động và trở nên chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, cần phải tập luyện với cường độ phù hợp và khoa học tránh tập quá sức dẫn đến những chấn thương, ảnh hưởng đến sức khỏe và xương khớp.
  • Tắm nắng: Đây là một phương pháp mới mẻ nhưng lại rất hiệu quả trong việc thúc đẩy quá trình hấp thụ vitamin D có lợi cho xương khớp. Biện pháp này có thể ngăn ngừa nguy cơ loãng xương nhưng cũng cần tuân theo khuyến nghị của bác sĩ tránh ung thư và mắc các bệnh về da.
  • Chế độ ăn lành mạnh: Thực hiện cung cấp các thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không có chất béo. Bổ sung nhiều loại trái cây, rau xanh, thực phẩm chứa nhiều canxi như: ngũ cốc, đậu nành, tôm cá,… Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh và đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Cẩn trọng trong sinh hoạt: Việc này có khả năng làm giảm nguy cơ té ngã, chấn thương bảo vệ xương khớp của bạn luôn khỏe mạnh.
  • Duy trì cân nặng: Bạn cần phải đảm bảo cân nặng hợp lí và ổn định. Bởi việc thừa hoặc thiếu cân nặng cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng loãng xương.
  • Khám định kỳ thường xuyên: Việc kiểm tra mật độ xương định kỳ là vô cùng cần thiết, nó giúp bạn theo dõi được tình trạng xương khớp của bản thân đồng thời phát hiện sớm loãng xương( nếu có) để tránh được những biến chứng nguy hiểm về sau.
Địa chỉ khám chuyên khoa xương khớp uy tín đó là “ TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS”

Địa chỉ khám chuyên khoa xương khớp uy tín đó là “ TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS”

Một địa chỉ khám chuyên khoa xương khớp uy tín đó là “ TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS”. Với trang thiết bị máy móc hiện đại, chính xác cùng với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, có chuyên môn cao MEDIPLUS sẽ đem đến sự an tâm tuyệt đối cho người bệnh. Liên hệ ngay hotline 1900 3366 để được tư vấn trực tiếp.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Phù nề chân là bệnh gì, có nguy hiểm không? Một số cách giảm sưng đau

    Người bị phù chân sẽ gặp rất nhiều bất tiện trong các hoạt động thường ngày, nhất là khi đi lại, thậm chí là đau…

    19 Th6, 2023
    3.5K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Anh Dũng

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Tại sao đau nhức cánh tay về đêm? Nguyên nhân và cách khắc phục

    Đau nhức cánh tay về đêm là tình trạng phổ biến, xảy ra ở cả người trẻ và người lớn tuổi, có thể do nhiều…

    03 Th1, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đo loãng xương ở đâu tốt nhất? Top 5 địa chỉ đo loãng xương uy tín

    Đo loãng xương ở đâu là câu hỏi của nhiều người bị loãng xương hoặc có nguy cơ mắc bệnh. Bài viết này sẽ giới…

    23 Th2, 2024
    297

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đo mật độ xương: Những lưu ý quan trọng sau khi thực hiện

    Bạn có biết rằng xương của bạn cũng cần được kiểm tra định kỳ như tim mạch, huyết áp hay đường huyết? Đo mật độ…

    28 Th2, 2024
    128

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám