Củ ráy chữa bệnh xương khớp – Cách dùng hiệu quả

Cập nhật 08/03/2024

83.7K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Củ ráy là loại củ rất quen thuộc với người dân miền quê Việt Nam. Mặc dù loại củ này ăn vào không gây hại nhưng lại rất ít khi được dùng làm thực phẩm. Thay vào đó, củ ráy thường được biết đến với công dụng là một vị thuốc chữa bệnh xương khớp vô cùng hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm nhận dạng cũng như các bài thuốc dân gian chữa bệnh từ củ ráy.

>>> Xem thêm: Cây xương rồng chữa bệnh xương khớp

1. Cách nhận biết của củ ráy

Củ ráy là bộ phận của cây ráy ở nước ta còn gọi là dã vu hay khoai sáp. Củ ráy có hình dáng giống như củ khoai sọ nhưng kích thước lớn hơn, to cỡ cổ tay người lớn và gây ngứa khi tiếp xúc với da. Cây ráy thường mọc dại ở trong rừng rậm hoặc tại những nơi ẩm thấp như ven sông suối, ao hồ.

Vẻ ngoài của củ ráy khá giống với khoai sọ nên rất dễ nhầm lẫn

Vẻ ngoài của củ ráy khá giống với khoai sọ nên rất dễ nhầm lẫn

1.1 Đặc điểm của cây củ ráy

Cây củ ráy có hình dáng bên ngoài khá giống với cây dọc mùng, chính vì thế mà có rất nhiều người bị nhầm lẫn và không phân biệt được 2 loài cây này. Dưới đây là một số đặc điểm đặc trưng của cây củ ráy:

  • Thân cây: Ráy là loài cây thân bẹ, có chiều cao từ 0,3 đến 1,4m, một số cây có thể phát triển rất cao lên đến 5m. Phần trên của cây thẳng đứng, phần dưới sát gốc thì bò trên mặt đất.
  • Củ: Đây chính là thành phần dùng để làm thuốc, vẻ bề ngoài trông khá giống củ khoai sọ nhưng to hơn, củ ráy có vỏ màu vàng nâu, có ngấn.
  • Lá: Lá cây ráy có hình trái tim, kích thước to, chiều dài từ 10 – 50cm, chiều rộng từ 8 – 45cm, cuống lá rất dài.
  • Hoa: Bông mo mang hoa cái ở phía gốc và hoa đực ở phía trên. Mo có hình thuyền, có màu xanh hoặc xanh vàng. Cây ráy thường ra hoa vào tháng 1 – 5 hằng năm.
  • Quả: Quả mọng hình trứng, mọc bao quanh mo, khi chín có màu đỏ.

1.2 Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản

Thành phần chính của cây dùng để làm nguyên liệu trong các phương thuốc điều trị xương khớp chính là củ ráy.

Sau 2 đến 3 năm, khi cây phát triển hoàn thiện thì tiến hành đào cả cây, loại sạch đất cát và bụi bẩn, sau đó cắt bỏ hết các rễ con ta sẽ thu được nguyên liệu cần dùng là củ ráy.

Có thể dùng tươi hoặc mang củ ráy đi phơi khô để dùng dần. Một điều cần lưu ý khi thu hoạch cũng như sơ chế củ ráy là người tiến hành thu hoạch phải mang bao tay, vì trong củ ráy có chứa thành phần canxi oxalat có thể khiến da bị kích ứng gây ngứa ngáy, khó chịu.

Hình ảnh một cây ráy phát triển hoàn thiện

Hình ảnh một cây ráy phát triển hoàn thiện

2. Củ ráy có tác dụng trong điều trị bênh?

Củ ráy là một liều thuốc dân gian có rất nhiều công dụng. Theo kết quả của các nghiên cứu khoa học, trong củ ráy chứa các thành phần hữu ích cho xương khớp có thể kể đến như:

  • Canxi oxalate: Đây là thành phần giúp hỗ trợ cho sự phát triển của xương, lượng tiêu thụ cũng cần thiết để duy trì khối lượng xương cao nhất ở tuổi trưởng thành. Nếu không được cung cấp đủ canxi, xương trở nên mỏng hơn, giòn hơn và dễ gãy hơn. Nếu cơ thể thiếu canxi thì rất dễ bị loãng xương, đặc biệt là đối với phụ nữ.
  • Vitamin D2: Là loại vitamin D tan trong chất béo giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho. Việc cung cấp đủ lượng vitamin D, canxi và phốt pho cho cơ thể rất cần thiết cho quá trình phát triển hệ xương. Vitamin D có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu canxi cho cơ thể, được dùng trong điều trị và phòng ngừa các rối loạn xương khớp như còi xương, nhuyễn xương.
  • Ngoài ra, trong củ ráy còn có các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như tinh bột, Protein, Vitamin A (retinol),…

Theo y học cổ truyền, củ ráy có vị nhạt, tính hàn, đặc biệt là có chứa một ít chất độc nên nếu ăn tươi sẽ gây kích ứng miệng, lưỡi và cổ họng. Các vị thuốc từ củ ráy có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu, bình suyễn, trừ đàm và điều trị các bệnh về xương khớp. Chính vì thế, ngoài tác dụng chữa đau nhức xương khớp, củ ráy còn được sử dụng trong điều trị các bệnh ngoài da như ghẻ lở hay mụn nhọt, chàm, viêm da cơ địa, củ ráy cũng hỗ trợ rất lớn trong việc điều trị cảm lạnh và sốt cao.

Cách dùng và liều dùng củ ráy như thế nào cho đúng và hiệu quả?

Có rất nhiều cách dùng củ ráy, trong đó mang sắc thành thuốc uống là phương thuốc phổ biến. Ngoài ra, cũng có thể mang củ ráy đi ngâm rượu, tán bột hoặc chế biến thành cao dán để điều trị các bệnh lý ngoài da.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý chế biến kỹ và bào chế đúng cách để không gây kích ứng da trong quá trình sử dụng. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, liều dùng củ ráy thích hợp nhất là từ 10 – 20g trong một ngày theo dạng sắc uống hoặc dùng bên ngoài da. Đặc biệt, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào.

Đặt lịch khám cơ xương khớp ngay tại tổ hợp y tế MEDIPLUS


    3. Củ ráy chữa bệnh xương khớp hiệu quả

    Vì có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe và dược tính nên củ ráy được ứng dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý xương khớp như gout, đau nhức xương khớp,…

    3.1 Chữa gout bằng củ ráy

    Trong củ ráy chứa các chất chống viêm và chất chống ô xy hóa tự nhiên, có thể giúp giảm viêm và giảm các cơn đau do gout gây ra. Củ ráy cũng được cho là giàu kali, một khoáng chất có thể giúp loại bỏ axit uric qua thận, giảm nguy cơ tái phát của bệnh gout khá tốt.

    Chữa bệnh gout bằng củ ráy

    Chữa bệnh gout bằng củ ráy

    Có thể tham khảo thêm cách điều trị bệnh gout hiệu quả từ củ ráy theo hướng dẫy dưới đây.

    Nguyên liệu cần chuẩn bị: củ ráy từ 1 năm tuổi trở lên, chuối hột (lưu ý nên chọn loại chuối rừng).

    Cách thực hiện như sau:

    • Mang củ ráy đi cạo vỏ, rửa sạch các cặn bẩn và loại bỏ đi các phần xơ cứng. Tiếp theo mang phần củ ráy vừa rửa xong ở trên đi thái nhỏ, sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
    • Chuối hột mang đi rửa sạch, sau đó thái mỏng và phơi khô.
    • Lấy một lượng bằng nhau ở củ ráy và chuối hột, sau đó đem cả hai đi xay chung đến khi chuyển thành dạng bột mịn. Bảo quản hỗn hợp trên bằng cách cho tất cả vào lọ thủy tinh và đậy nắp kín, không để không khí lọt vào vì rất dễ làm ẩm và giảm đi hàm lượng các dược chất trong củ ráy.
    • Mỗi lần uống thì lấy một lượng bột bằng 1 thìa cà phê, sau đó hòa tan với nước ấm, tiến hành uống 2 lần một ngày vào sáng và tối. Vì đây là phương thuốc dân gian, có nguồn gốc từ thiên nhiên nên không thể có công dụng tức thời, nếu người bệnh gout kiên trì sử dụng trong vòng 1 tháng sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm rõ rệt.

    3.2 Củ ráy chữa bệnh đau nhức xương khớp

    Củ ráy chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ, có thể có tác động tích cực đến sức khỏe xương khớp. Ngoài ra, củ ráy cũng có chứa một số chất chống viêm và chất chống ô xy hóa tự nhiên, như isoflavone và các dạng phytoestrogen. Những chất này có thể giúp giảm viêm và giảm đau trong các bệnh lý liên quan đến xương khớp, như viêm khớp và viêm khớp dạng thấp.

    Sử dụng củ ráy trong điều trị bệnh xương khớp hiệu quả

    Sử dụng củ ráy trong điều trị bệnh xương khớp hiệu quả

    Để sử dụng củ ráy chữa các bệnh về xương khớp cần chuẩn bị: Củ ráy (lựa chọn củ có tuổi đời càng lâu càng tốt, dược tính sẽ càng lớn), rượu 40°.

    Cách thực hiện và sử dụng như sau:

    • Cạo bỏ lớp vỏ ngoài củ ráy, sau đó rửa thật sạch với nước muối loãng.
    • Cho củ ráy và rượu vào bình thủy tinh ngâm theo tỉ lệ 3kg củ ráy thì 7 lít rượu.
    • Củ ráy ngâm rượu trong 3 tháng là lấy ra dùng được. Uống một ly nhỏ vào mỗi bữa ăn. Lưu ý không sử dụng bình nhựa để ngâm rượu trong thời gian dài vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

    3.3 Củ ráy chữa bệnh mụn nhọt

    Theo nhiền nghiên cứu cho thấy, trong củ ráy có tính chất kháng viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Sử dụng củ ráy đúng cách có thể giúp làm giảm viêm, giảm đau và kiểm soát các vấn đề viêm da và mụn nhọt. Củ ráy có khả năng làm sạch da, giúp làm thông thoáng các nang tóc và giảm tắc nghẽn.

    Dùng củ ráy và một số thảo dược để điều trị mụn nhọt khá hiệu quả và dễ áp dụng.

    Dùng củ ráy và một số thảo dược để điều trị mụn nhọt khá hiệu quả và dễ áp dụng

    Có nhiều chia sẻ cách sử dụng củ ráy để chữa mụn nhọt. Dưới đây là một số hướng dẫn để mọi người áp dụng hiệu quả:

    • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 80 – 100g củ ráy, 60g củ nghệ, dầu vừng, dầu thông, sáp ong.
    • Cách thực hiện: Đầu tiên, cho củ ráy, củ nghệ, dầu vừng vào nấu với nhau đến khi nhừ. Sau đó, cho thêm dầu thông và sáp ong vào khuấy đều. Chấm hỗn hợp lên các vùng bị mụn nhọt sẽ thấy giảm sưng và mủ hiệu quả.

    *Lưu ý: Các bài thuốc từ củ ráy mang tính tham khảo thêm, chưa có kiểm chứng khoa học về kết quả điều trị!

    4. Một số lưu ý khi sử dụng củ ráy đúng cách

    Củ ráy chữa bệnh xương khớp tuy là bài thuốc hiệu quả, nhưng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng đồng thời tối ưu hiệu quả chữa bệnh của nó thì trong quá trình sử dụng dược liệu cần lưu ý:

    • Không dùng dược liệu cho người có trạng thái hư hàn.
    • Củ ráy tươi có chứa thành phần canxi oxalate gây ngứa và kích ứng da, do đó khi chế biến nên đeo bao tay và làm thật cẩn thận. Dù vậy, chất này lại dễ bị phân hủy khi nấu chín hoặc phơi khô cho nên bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng.
    • Tuyệt đối không được ăn củ ráy tươi chưa qua chế biến vì khi ở dạng tươi nó có chứa sapotoxin – một loại saponin độc có thể gây tê rát miệng, lưỡi và cổ họng.
    • Nếu ăn nhầm củ ráy bị ngứa họng, lấy đường hoặc muối ngậm ngay để hết ngứa.
    • Để củ tươi bớt ngứa có thể ngâm qua nước vo gạo.
    • Tùy vào cơ địa mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau, vì thế người bệnh cần theo dõi cẩn thận khi sử dụng, nếu gặp phải tình trạng dị ứng cần ngừng ngay lập tức.
    • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng củ ráy chữa xương khớp.

    Hy vọng thông qua bài viết này,  mỗi người đều có thể trang bị cho mình những thông tin hữu ích về củ ráy chữa xương khớp để áp dụng đúng cách, mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Nếu còn điều gì thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 1900 3366 để nhận được tư vấn từ đội ngũ chuyên gia hàng đầu.

    1/5 - (2 votes)

      TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

      Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



      Bài viết liên quan

      Đau khớp cổ tay là triệu chứng của bệnh gì?

      Đau khớp cổ tay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như quá tải, chấn thương, viêm khớp và các bệnh lý khác. Bài…

      03 Th1, 2024
      214

      Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

      Bệnh loãng xương nên ăn gì? Thực phẩm nào tốt cho xương khỏe

      Bệnh loãng xương là một bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi, gây ra hiện tượng xương bị xốp, yếu và dễ gãy. Để…

      28 Th2, 2024
      149

      Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

      Cách điều trị cổ tay bị đau lâu ngày không khỏi

      Tình trạng cổ tay bị đau lâu ngày không khỏi có thể do thói quen hoạt động và đời sống sinh hoạt của người bệnh…

      25 Th1, 2024
      191

      Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

      Đo loãng xương bao nhiêu tiền? Cập nhật chi phí mới nhất 2024

      Đo loãng xương bao nhiêu tiền là vấn đề được nhiều bệnh nhân mắc loãng xương quan tâm. Đo loãng xương là một xét nghiệm…

      19 Th2, 2024
      484

      Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám