Đau cánh tay phải và tay trái: Nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Cập nhật 23/01/2024

251

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Đau cánh tay phải và trái là triệu chứng khá phổ biến ở những người mắc bệnh xương khớp và người ở độ tuổi lao động.Tình trạng này báo hiệu bệnh lý gì? Hãy cùng MEDIPLUS tìm hiểu nguyên nhân và các phương pháp điều trị hiệu quả nhé!

Đau cánh tay phải là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không?

Đau cánh tay phải là bệnh gì?

Tìm hiểu đau cánh tay phải là bệnh gì?

Đau cánh tay là cảm giác đau, cứng cơ- khớp, mỏi mệt, khó chịu ở các vị trí trên cánh tay. Các cơn đau có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau như cổ, vai, khuỷu tay và cổ tay. Thông thường, đó sẽ là cảm giác nhức mỏi ở bên ngoài của vai và lan sâu đến khuỷu tay, đau trên một cánh tay hoặc cùng lúc cả hai tay hoặc thường đau nhức cách tay về đêm.

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và yếu tố cơ địa, tình trạng đau nhức cánh tay sẽ có biểu hiện khác nhau ở mỗi người bệnh. Một số triệu chứng đi kèm với đau nhức cánh tay như:

  • Xuất hiện các cơn đau dữ dội, nhức nhối, âm ỉ ở vùng bả vai, lan xuống bắp tay, khuỷu tay.
  • Gặp trở ngại trong việc cử động cánh tay: tay không cử động được mạnh, tay không giơ lên cao được, khó cầm nắm đồ vật,…
  • Xuất hiện cảm giác tê bì ở hai cánh tay hoặc các ngón tay.
  • Một số người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng rối loạn các chức năng thần kinh, hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp,…
  • Vùng cánh tay bị sưng đỏ, co cứng.

Tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng đến việc vận động của người bệnh. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan bởi đối với các trường hợp đau nhức cánh tay do bệnh lý xương khớp nếu không được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng cách sẽ để lại những di chứng nguy hiểm. Do vậy, để nhanh chóng giảm bớt cơn đau, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân từ sớm để có giải pháp cải thiện kịp thời.

Đau nhức cánh tay trái cũng tương tự như bên phải. Có những người gặp tình trạng đau nhức cả hai bên. Lúc này bạn cần phải đi khám ngay để biết chắc bị đau do đâu.

Đau nhức cánh tay do những nguyên nhân nào?

Những nguyên nhân khiến đau nhức cách tay phải

Những nguyên nhân khiến đau nhức cách tay phải

Đau nhức cánh tay phải và trái xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy cùng MEDIPLUS tìm hiểu một số nguyên nhân chính sau đây:

 1. Chấn thương

  • Chấn thương cơ chóp xoay: Đây là tình trạng xảy ra nhiều nhất ở những người trong độ tuổi lao động hoặc các vận động viên thể thao. Chóp xoay vai tổ hợp các nhóm cơ thực hiện chức năng cố định xương cánh tay và vai nhằm hỗ trợ mọi hoạt động của cánh tay. Vì thế, việc vận động sai tư thế hoặc quá mức có thể gây ra các tổn thương như căng, giãn cơ, rách cơ,… Người bệnh lúc này sẽ xuất hiện cảm giác đau buốt âm ỉ, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ suy yếu chức năng cánh tay.
  • Bong gân: Đây là tình trạng dây chằng bị căng quá mức dẫn đến bị rách hoặc đứt gãy gây nên cảm giác đau nhức, giảm hoặc mất chức năng vận động của khớp. Tình trạng này thường xảy ra ở các vị trí như vai, cổ tay. Tùy vào mức độ chấn thương nhẹ hay nặng, người bệnh sẽ có những cơn đau bất chợt hoặc kéo dài.
  • Gãy xương: Gãy xương cánh tay là một dạng gãy xương thường gặp. Đi kèm với đó là các triệu chứng: sưng tấy, bầm tím, có âm thanh rạn nứt khi cử động, xuất hiện các khối u có thể nhìn rõ ở cánh tay,… Đau cánh tay do nguyên nhân này nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ để lại nhiều di chứng nguy hiểm thậm chí là liệt cánh tay.

2. Do bệnh lý xương khớp

Các bệnh lý liên quan đến xương khớp là nguyên nhân hàng đầu gây nên đau nhức cánh tay phải và đau nhức cánh tay trái:

  • Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh lý xảy ra khi hệ thống miễn tấn công nhầm vào các mô trong cơ thể gây viêm dẫn đến những dấu hiệu sưng đỏ, xơ cứng xương khớp vùng cánh tay. Tình trạng này nếu không được điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống cơ thể gồm: da, mắt, phổi, máu và tim mạch.
  • Viêm bao hoạt dịch khớp: Là tình trạng viêm sưng, đỏ của một túi dịch chứa chất lỏng bôi trơn khớp và các mô mềm quanh khớp. Bao hoạt dịch có chức năng như một lớp đệm giữa xương và các bộ phận xung quanh như cơ bắp và gân. Do đó, khi vận động mạnh hoặc sai cách, túi dịch sẽ mất đi sự ổn định làm giảm độ ma sát cử động. Người bệnh sẽ cảm thấy sưng tấy, đau nhức khi ấn nhẹ và cử động, có thể tiết dịch nhiều gây ứ dịch trong bao hoạt dịch hoặc tràn dịch khớp.
  • Thoái hóa đốt sống cổ: Là bệnh lý xương khớp phổ biến thường bắt gặp ở độ tuổi lao động. Bệnh được xác định bởi tình trạng sưng viêm và lắng đọng canxi trên dây chằng quanh các đốt sống làm cản trở lưu thông tự nhiên của mạch máu và chức năng của các dây thần kinh. Thoái hóa đốt sống cổ thường kèm theo bệnh lý thoát vĩ đĩa đệm gây cảm giác đau nhức, tê mỏi ở vùng cổ lan xuống bả vai và cánh tay phải hoặc trái.

3. Vấn đề tim mạch

Bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ thói quen hằng ngày, bệnh lý xương khớp,… đau nhức cánh tay phải hoặc trái xuất hiện khi người bệnh mắc các vấn đề tim mạch:

  • Đau thắt ngực: Là những cơn đau xảy ra khi tim không được cung cấp đầy đủ oxi gây áp lực ngực, cổ và lưng. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như: tức ngực, đau vai gáy lan xuống cánh tay, khó thở, chóng mặt, buồn nôn,… Đây là một vấn đề nghiêm trọng, bạn không nên chủ quan mà hãy đến gặp các chuyên gia y tế để chẩn đoán và điều trị.
  • Đau tim đột ngột: Tình trạng này xảy ra khi đường lưu thông máu và oxi đến tim bị tắc nghẽn. Những cơn đau tim đột ngột sẽ dẫn đến một số dấu hiệu như: Đau buốt cánh tay phải-trái hoặc cả hai cánh tay, đau các bộ phận khớp trên cơ thể, khó thở, buồn nôn, đổ mồ hôi lạnh, đánh trống ngực,… 
  • Hội chứng lối ra lồng ngực: Là tình trạng các mạch máu dưới xương bị chèn ép do chấn thương hoặc tác động mạnh. Biểu hiện của hội chứng này là tình trạng đau nhức, tê cứng, ngứa ran, giảm hoặc mất khả năng vận động cánh tay, đổi màu, xuất hiện mạch máu ở bàn tay, cánh tay. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời tình trạng này sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng liên quan đến dây thần kinh, tác động xấu đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Một số phương pháp phòng ngừa đau nhức cánh tay phải hoặc tay trái

  • Tập thể dục thường xuyên, đúng cách: Việc vận động thường xuyên và có khoa học sẽ giúp các cơ xương khớp dẻo dai, bền bỉ, thích nghi được tần suất hoạt động của cánh tay. Điều này giúp bạn tránh được các nguy cơ chấn thương, căng cơ, chuột rút khi vận động.
  • Thay đổi chế độ sinh hoạt: Ăn uống khoa học, nghỉ ngơi đúng cách kết hợp với việc bổ sung các thực phẩm chức năng như sắt, vitamin ( B,C,D,E) để tăng cường sức đề kháng, bổ sung canxi để tránh nguy cơ loãng xương và mắc cá bệnh lý xương khớp.
Một số phương pháp phòng ngừa đau cánh tay phải và tay trái

Một số phương pháp phòng ngừa đau cánh tay phải và tay trái

Các phương pháp điều trị đau nhức cánh tay phải hoặc tay trái

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên đau nhức cánh tay sẽ có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Hãy cùng MEDIPLUS tham khảo một số phương pháp điều trị dưới đây nhé:

Phương pháp điều trị đau nhức cánh tay phải hoặc tay trái

Phương pháp điều trị đau nhức cánh tay phải hoặc tay trái

Chăm sóc, điều trị tại nhà

Với các cơn đau xảy ra do chấn thương ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc tại nhà sau đây:

  • Chườm lạnh: Sử dụng túi đá chườm lên vùng cánh tay bị đau nhức kết hợp với việc xoa bóp trong vòng 15-20 phút. Nhiệt độ cao sẽ làm tê lạnh chấn thương, đồng thời làm giảm chất dịch viêm tích tụ lại một chỗ, giảm sưng đỏ. Thực hiện liên tục trong vòng 48 giờ đầu sau chấn thương để đạt được hiệu quả tốt nhất. Cần lưu ý không nên sử dụng trực tiếp đá lạnh lên da, nhiệt độ quá thấp có thể dẫn đến bỏng lạnh và những tổn thương về da.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn: Việc lạm dụng, vận động quá mức sẽ khiến cho cánh tay mệt mỏi và đau nhức. Bạn cần thả lỏng cánh tay, nghỉ ngơi và thư giãn để giảm đau nhức cánh tay, tránh việc vận động quá sức sẽ dẫn đến tổn thương xương khớp.
  • Massage cánh tay: Dùng một lực mạnh vừa đủ để xoa bóp vùng cánh tay bị đau nhức trong khoảng 20 phút để tay của bạn được thư giãn, giảm tình trạng đau nhức, mệt mỏi.
  • Sử dụng các bài tập vật lý trị liệu: Đây là phương pháp phục hồi chức năng tại nhà hiệu quả được áp dụng để điều trị các bệnh xương khớp. Tùy vào tình trạng và mức độ đau người bệnh sẽ tham khảo và thực hiện các bài tập phù hợp.
  • Sử dụng thuốc: Đây là cách giảm đau cánh tay nhanh và hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng các nhóm thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm do bác sĩ kê toa như: Paracetamol, aspirin, ibuprofen,… Phương pháp này có thể tạm thời làm giảm cơn đau nhức cánh tay của bạn, tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và không nên lạm dụng nhóm thuốc này vì sẽ gây tổn hại đến dạ dày và gan.

Điều trị tại cơ sở y tế

Mặc dù, đau nhức cánh tay phải hoặc tay trái có thể điều trị bằng các phương pháp tại nhà đơn giản. Nhưng đối với những trường hợp đau nhức cánh tay do bệnh lý xương khớp hoặc tim mạch gây nên bạn cần tìm đến sự thăm khám của các chuyên gia y tế. Vậy nên, để tìm ra được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất bạn cần được chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh, thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như chụp X Quang, chụp cộng hưởng từ,… Từ đó, bạn sẽ được tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Một địa chỉ y tế uy tín mà bạn có thể tham khảo đó là “TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” tại địa chỉ: Tầng 2, Trung tâm thương mại Mandarin Garden 2, 99 phố Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội. Hoặc liên hệ  hotline 1900 3366 để được tư vấn trực tiếp.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đau khớp cổ tay là triệu chứng của bệnh gì?

    Đau khớp cổ tay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như quá tải, chấn thương, viêm khớp và các bệnh lý khác. Bài…

    03 Th1, 2024
    208

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bệnh gút có ăn được trứng gà không? [HỎI ĐÁP]

    Trứng là một trong những thực phẩm rất quen thuộc với bữa cơm của mỗi gia đình, có thể từ trứng chế biến thành rất…

    24 Th7, 2023
    980

    Tham vấn y khoa: TS. BSCKII Lê Quốc Việt

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Triệu chứng loãng xương: Những dấu hiệu cảnh báo bạn không nên bỏ qua

    Bệnh loãng xương là một bệnh lý xương khớp thường gặp, gây giảm mật độ và sức mạnh của xương, dễ dẫn đến gãy xương.…

    16 Th2, 2024
    134

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Một vài lưu ý khi bạn mắc bệnh

    Bạn có thắc mắc liệu tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Đừng bỏ lỡ cơ hội đọc đoạn thông tin này! Trong bài…

    06 Th3, 2024
    134

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám