Thoái hóa khớp gối các cấp độ và cách điều trị hiệu quả

Cập nhật 10/05/2023

1.0K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý xương khớp rất phổ biến hiện nay. Đặc biệt với những người lười vận động như dân văn phòng thì nguy cơ mắc bệnh lại càng cao hơn. Song đa phần người bệnh đều chủ quan không đi thăm khám sớm nên khi phát hiện thì bệnh thường đã ở mức độ nghiêm trọng. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối? Điều trị thoái hóa khớp gối như thế nào?

1. Thoái hóa khớp gối là như thế nào?

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý về xương khớp tiến triển rất âm thầm, lặng lẽ nên khi phát hiện thì thường đã ở mức độ nặng khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn khi vận động. Cụ thể, thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp tổn thương lâu ngày kèm theo sự giảm tiết dịch khớp khiến khớp trở nên khô cứng, các đầu xương do lớp sụn nâng đỡ mất dần sẽ va chạm vào nhau gây ra những cơn đau nhức kèm theo tiếng lạo xạo mỗi khi co duỗi, di chuyển khớp gối.

Bị thoái hóa khớp gối ở các mức độ khác nhau khiến người bệnh khó khăn trong việc di chuyển

Bị thoái hóa khớp gối ở các mức độ khác nhau khiến người bệnh khó khăn trong việc di chuyển

Hiện nay, thoái hóa khớp gối nói riêng và các bệnh lý về xương khớp nói chung đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa do lối sống lười vận động và chất lượng thực phẩm kém vệ sinh. Bệnh lý này nếu không được phát hiện và khắc phục sớm có thể khiến người bệnh vĩnh viễn mất đi khả năng đi lại.

2. Biểu hiện bị thoái hóa khớp gối

Tùy vào mức độ của bệnh mà triệu chứng khi bị thoái hóa cũng khác nhau. Dưới đây là dấu hiệu của 4 giai đoạn thoái hóa khớp gối bạn nên biết. Cụ thể:

Thoái hóa khớp độ 1

Đây là giai đoạn mà thoái hóa mới bắt đầu xuất hiện, các tổn thương ở khớp vẫn đang ở mức độ nhẹ, chưa biểu hiện rõ ràng. Lúc này người bệnh chỉ thỉnh thoảng xuất hiện cơn đau nhức khớp gối khi phải vận động, đi lại liên tục. Ngoài ra không thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng sưng đỏ nào tại khớp gối.

Thoái hóa khớp độ 2

Ở giai đoạn này, sụn khớp mới chỉ tổn thương ở mức độ nhẹ, khớp gối hình thành các gai xương nhỏ chạm vào các mô gây đau nhức mỗi khi người bệnh vận động mạnh. uy nhiên, ở thời điểm này lớp bao hoạt dịch tại khớp vẫn hoạt động bình thường để tiết dịch bôi trơn ổ khớp nên hoạt động khớp gối vẫn diễn ra khá trơn tru. Thỉnh thoảng người bệnh có thẻ gặp phải hiện tượng cứng khớp khi ít vận động hoặc khi thời tiết thay đổi.

Thoái hóa khớp độ 3

Triệu chứng bệnh biểu hiện rõ rệt, các cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn khi đi lại, vận động nhiều, nhất là khi phải leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống do lớp sụn khớp bị tổn thương nặng kèm theo gai xương gây biến dạng khớp. Người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải hiện tượng cứng khớp khoảng 30 phút mỗi sáng thức dậy. Ngoài ra tổn thương có thể khiến gối bị sưng, nóng, đỏ, đau, thậm chí gây lệch vẹo khớp gối.

Thoái hóa khớp độ 4

Triệu chứng bệnh đã tiến triển đến mức độ nghiêm trọng, các cơn đau nhức xuất hiện liên tục, rõ rệt khiến người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu mỗi khi vận động. Ở giai đoạn này, do dịch tiết bôi trơn các khớp tiết ra ít cộng thêm việc sụn khớp bị vỡ khiến cho các đầu xương va chạm vào nhau gây ra những tiếng cọt kẹt lớn mỗi khi cử động co duỗi gối. Điều này khiến cho người bệnh rất khó khăn mỗi khi đi lại nhiều, nhất là lúc phải lên xuống cầu thang.

Thoái hóa khớp gối độ 4 khiến cơn đau nhức liên tục và khó khi vận động

Thoái hóa khớp gối độ 4 khiến cơn đau nhức liên tục và khó khi vận động

3. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Các đột biến về mặt di truyền như dị dạng khớp có thể khiến nhiều người mắc các bệnh lý về xương khớp ngay khi còn rất trẻ.
  • Yếu tố cân nặng: Khi thừa cân, béo phì sẽ gây tăng áp lực tải trọng lên 2 khớp gối khiến các sụn khớp nhanh sụt lún, dần mất khả năng nâng đỡ. Theo các chuyên gia, khi cân nặng giảm xuống 5kg sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc thoái hóa khớp đến một nửa.
  • Do chấn thương: Những tai nạn gây tổn thương đầu gối, xương bánh chè, làm đứt hoặc giãn các dây chằng khớp gối,… nếu không được điều trị sớm sẽ gây viêm, thoái hóa khớp.
  • Vận động mạnh, quá sức: Nhất là ở những vận động viên chuyên nghiệp phải tập luyện, chơi thể thao liên tục cũng rất dễ bị thoái hóa khớp.
  • Lười vận động: Thói quen không tập thể dục đều đặn dễ khiến cho các khớp lỏng lẻo, thiếu linh hoạt, dần trở nên thoái hóa.
  • Sử dụng thuốc chống viêm nhóm Corticoid: Lạm dụng sử dụng corticoid để giảm viêm, kháng dị ứng được chỉ ra có tác dụng phụ làm gia tăng nguy cơ gây thoái hóa khớp.
  • Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thiếu khoa học: Sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hay có chế độ ăn uống không đủ chất sẽ khiến cho lượng chất nhờn tiết ra từ túi hoạt dịch giảm đi, làm các khớp trở nên thiếu linh hoạt.
  • Nguyên nhân khác: Các bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, gút, tiểu đường, béo phì,… cũng làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp.

4. Thoái hóa gây nhiều biến chứng

Thoái hóa khớp gối không chỉ khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, khó khăn khi đi lại mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Cụ thể như:

  • Tăng nguy cơ gặp phải chấn thương: Khi bị thoái hóa, người bệnh thường gặp khó khăn khi di chuyển, thực hiện các sinh hoạt hàng ngày. Các cơn đau nhức khớp ập đến gây mất thăng bằng khi đang vận động khiến họ dễ bị ngã và gặp tai nạn.
  • Tăng nguy cơ mất xương: trường hợp thoái hóa nặng, lượng sụn khớp sẽ giảm dần theo thời gian gây nên tình trạng mất xương.
  • Tê bì, đau nhức chân: Khi bị thoái hóa có thể khiến cho các dây chằng và dây thần kinh quanh khớp bị chèn ép, gây tê bì, đau nhức chân.
  • Mắc các bệnh lý kèm theo: Thoái hóa khớp gây hạn chế vận động, khiến cho người bệnh gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, tiểu đường, béo phì do lối sống ít vận động.
  • Xuất hiện các u nang phía sau gối: Hay còn gọi là u nang Baker khi xuất hiện sẽ làm gia tăng áp lực lên các mạch máu, gây cản trở lưu lượng máu xuống chân, khiến bắp chân và bàn chân sưng, đau.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh gout: hay chính là một dạng khác của bệnh lý viêm khớp. Khi bị thoái hóa khớp, nồng độ axit uric trong máu của người bệnh cao. Điều này vô tình làm tăng nguy cơ gây bệnh Gout.
Biến chứng thoái hóa khớp gối gây sưng u đau nhức cản trở lưu thông máu

Biến chứng thoái hóa khớp gối gây sưng u đau nhức cản trở lưu thông máu

5. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối bằng cách nào

Để chẩn đoán chính xác người bệnh có bị thoái hóa khớp gối hay không, bác sĩ sẽ dựa vào những dấu hiệu lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng dưới đây:

  • Cứng khớp: Thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, kéo dài khoảng 30 phút và có thể lâu hơn nếu người bệnh bị thoái hóa nặng.
  • Đau nhức khớp gối: Ban đầu chỉ cảm thấy hơi mỏi hoặc đau âm ỉ sau đó mức độ đau sẽ tăng dần với tần suất dày đặc hơn. Đặc biệt, mỗi khi trời trở lạnh thì gối lại càng đau khiến người bệnh rất khó vận động.
  • Có tiếng lục cục khớp gối khi cử động.
  • Biến dạng đầu gối, khớp lệch trục, chân cong vẹo.

Để giúp kết quả chẩn đoán được chính xác nhất thì người bệnh sẽ tiếp tục được chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng sau:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ xác định được mức độ thương tổn tại khớp gối, phát hiện xem tại đây có mọc gai xương hay không.
  • Siêu âm khớp gối: Kiểm tra lượng dịch khớp, phát hiện sớm tình trạng khô khớp, tràn dịch khớp gối cũng như giúp đánh giá mức độ tổn thương của các sụn khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp quan sát rõ hơn hình ảnh của tổn thương trên không gian 3 chiều, đánh giá chính xác mức độ thoái hóa khớp.
Hình ảnh x quang thoái hóa khớp gối xác định mức độ thương tổn

Hình ảnh x quang thoái hóa khớp gối xác định mức độ thương tổn

6. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh sẽ được điều trị bằng 2 phương pháp phổ biến sau:

Điều trị không dùng thuốc

  • Giảm cân khi béo phì, thừa cân nhằm mục đích giảm áp lực lên khớp gối.
  • Tập luyện các bài tập ngăn ngừa thoái hóa khớp theo hướng dẫn của các chuyên gia để giúp cho các khớp được linh hoạt, trơn tru khi chuyển động.
  • Tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu các cơn đau nhức.
  • Điều chỉnh đúng tư thế khi vận động: Khi ngồi không vắt chéo chân, ngồi bó chân hoặc ngồi xổm, hạn chế mang vác vật nặng nhất là khi lên cầu thang.

Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc được chỉ định cho người thoái hóa khớp bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm được dùng chủ yếu cho các trường hợp thoái hóa ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.
  • Thuốc dùng ngoài: Bôi xung quanh gối kết hợp với xoa bóp để làm giảm đau khớp.
  • Thuốc hỗ trợ ngừa thoái hóa khớp như Glucosamin, Diacerein giúp làm chậm quá trình tiến triển của thoái hóa.
  • Thuốc tiêm khớp như Corticosteroid, Acid hyaluronic giúp giảm sưng, cứng khớp.

*Lưu ý: Không tự ý mua thuốc và tự điều trị tại nhà khi chưa có chỉ định từ các Bác sĩ chuyên khoa, tránh tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe.

7. Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối

Mọi người có thể tự chăm sóc, bảo vệ khớp gối của mình bằng các biện pháp đơn giản sau đây:

  • Kiểm soát tốt cân nặng luôn ở mức BMI <23, tránh để tăng cân, béo phì gây gia tăng áp lực lên khớp gối.
  • Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày, nhất là các bài tập giúp tăng độ dẻo dai của các khớp.
  • Hạn chế chấn thương bằng cách khởi động trước khi tập các bài tập, mang đồ bảo hộ khớp khi tập luyện, vận động đúng kỹ thuật theo hướng dẫn của các huấn luyện viên và hạn chế tối đa mang vác những vật nặng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi để xương khớp chắc khỏe.
  • Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, có thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý.
  • Nhân viên văn phòng phải ngồi làm việc lâu với máy tính cần thay đổi tư thế thường xuyên sau mỗi 20 phút để cơ thể được thư giãn, máu dễ dàng lưu thông, tránh cho các khớp bị mỏi.
  • Thư giãn khớp bằng việc thường xuyên xoa bóp các khớp đều đặn hàng ngày.
  • Hạn chế ăn nhiều đường vì lượng glucose trong máu quá cao có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc sụn khớp, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, ít nhất 1 lần mỗi năm để phát hiện sớm các bệnh lý về xương khớp.

Thoái hóa khớp gối nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ đạt được hiệu quả điều trị cao và không dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Chính vì thế, khi xuất hiện bất cứ một dấu hiệu bất thường nào, người bệnh cần tìm đến những địa chỉ uy tín để thăm khám, điều trị kịp thời.

Tổ hợp Y tế Mediplus được biết đến là địa chỉ thăm khám cơ xương khớp uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, có kinh nghiệm điều trị các bệnh lý cơ – xương khớp nhiều năm tại bệnh viện Bạch Mai kết hợp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tiên tiến hiện đại.

Hy vọng những thông tin về bệnh lý thoái hóa khớp gối kể trên đã giúp người bệnh phần nào hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh lý này để từ đó có hướng phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 hoặc Fanpage để nhận được tư vấn từ các chuyên gia của MEDIPLUS!

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Đo loãng xương: Phương pháp, chỉ số và ý nghĩa kết quả

    Mọi người thường lầm tưởng rằng những tác động ảnh hưởng đến xương sẽ do các hoạt động mạnh hay tai nạn, té ngã. Nhưng…

    19 Th2, 2024
    256

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đau khớp cổ tay là triệu chứng của bệnh gì?

    Đau khớp cổ tay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như quá tải, chấn thương, viêm khớp và các bệnh lý khác. Bài…

    03 Th1, 2024
    197

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Cách điều trị loãng xương như thế nào? Có chữa khỏi không?

    Loãng xương là bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy tình trạng…

    01 Th2, 2024
    183

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Phương pháp truyền dịch loãng xương có tốt không?

    Bạn đang bị loãng xương và muốn tìm hiểu về phương pháp truyền dịch loãng xương có tốt không? Bạn có biết rằng truyền dịch…

    20 Th2, 2024
    294

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám