949
Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp
MỤC LỤC
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh tương đối phổ biến trong cộng đồng với gần 60-65% bệnh nhân nằm trong độ tuổi từ 20-49. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động và sinh hoạt.. Bất kỳ ai cũng có thể mắc thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, lứa tuổi lao động là đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất (gần 30% số trường hợp tại Việt Nam). Vậy thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Phương pháp điều trị như thế nào? Theo dõi giải đáp của chuyên gia Cơ – Xương – Khớp tại MEDIPLUS qua bài viết dưới đây!
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm cột sống bị thoát ra khỏi vòng sợi, gây chèn ép ống sống hoặc các rễ thần kinh. Từ đó, bệnh gây nên các cơn đau cột sống dai dẳng cho người bệnh. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn cột sống nào. Tuy nhiên, các vị trí phổ biến nhất là đốt sống cổ, cột sống thắt lưng,… do chịu nhiều ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Tùy vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị và dây thần kinh bị chèn ép, triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể khác nhau. Thông thường, triệu chứng đau chỉ xuất hiện khi nhân nhầy trung tâm thoát ra ngoài và chèn vào mô thần kinh xung quanh. Trong một số trường hợp, nhân này phản ứng với hệ thống cung cấp máu gây kích ứng mô và tạo phản ứng viêm. Dưới đây là một số biểu hiện khi bị thoát vị đĩa đệm mà người bệnh cần lưu ý:
Đốt sống thắt lưng và đốt sống cổ là những vị trí có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm
Tham vấn y khoa, Tiến sĩ Bác sĩ Lê Quốc Việt – Giám đốc chuyên môn Tổ hợp Y tế MEDIPLUS cho biết, khi mắc thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ trải qua các giai đoạn khác nhau có thể bao gồm:
Có 4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm mà người bệnh cần lưu ý
Tiên sĩ Lê Quốc Việt cũng cho biết thêm, bất kỳ ai cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, người đã và đang tiềm ẩn các yếu tố sau đây có nguy cơ cao hơn cả:
Người phải ngồi hoặc đứng thường xuyên có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không có lẽ là thắc mắc chung của nhiều người bị bệnh này. Bởi lẽ, việc phải chịu đựng những cơn đau âm ỉ và dai dẳng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Trên thực tế, hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ khác nhau ở mỗi bệnh nhân do phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Vậy nên, bệnh thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu người bệnh thăm khám phát hiện sớm các triệu chứng và tuân thủ phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Giữ một tâm lý thoải mái và kiên trì chữa bệnh nâng cao hiệu quả điều trị.
Thoát vị đĩa đệm có thể hoàn toàn chữa khỏi nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị
Tùy vào mức độ thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Thông thường, liệu trình điều trị sẽ kết hợp phương pháp nội khoa và/hoặc ngoại khoa với điều trị không dùng thuốc để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Điều trị nội khoa hướng đến việc dùng thuốc để làm giảm triệu chứng và cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau hoặc tiêm corticoid trong trường hợp dùng thuốc không hiệu quả.
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
Trong các trường hợp đau mức độ nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng một số thuốc giảm đau thông thường như Acetaminophen (Tylenol và một số loại khác), Ibuprofen (Advil, Motrin IB và một số loại khác) hoặc Naproxen sodium (Aleve).
Khi có biểu hiện co thắt cơ, người bệnh có thể được chỉ định dùng các thuốc chữa thoát vị đĩa đệm có tác dụng giãn cơ như eperisone, mephenesin,…trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, các thuốc này thường gây tác dụng phụ là buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi,… Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp nếu thấy các tác dụng phụ này ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Nếu cơn đau của bệnh nhân không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã dùng các loại thuốc kể trên, lúc này, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng những thuốc thuộc nhóm Opioid trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ vì người bệnh có thể phải chịu nhiều tác dụng phụ không mong muốn như nghiện thuốc, buồn ngủ, táo bón, lú lẫn,…
Tiêm corticoid giảm đau
Nếu người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị nói trên, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định tiêm corticoid giúp giảm đau, kháng viêm nhanh. Tuy nhiên, đây không được xem là phương pháp chữa bệnh tận gốc vì thuốc chỉ loại bỏ các protein gây sưng, không thể đưa đĩa đệm thoát vị trở về trạng thái bình thường.
Tương tự các thủ thuật khác, tiêm corticoid cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn đối với bệnh nhân như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu…) Bên cạnh đó, một số rủi ro về nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, thủng màng cứng, biến chứng thuốc gây tê,…) mặc dù tỷ lệ xảy ra khá thấp nhưng cũng nên cân nhắc trước khi áp dụng.
*Lưu ý: Người bệnh không tự ý mua thuốc, tự điều trị khi chưa có chỉ định từ Bác sĩ chuyên khoa tránh những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe!
Tiêm corticoid được cân nhắc nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả
Trên thực tế, đa phần các trường hợp mắc thoát vị đĩa đệm đều không cần phẫu thuật, trừ khi bệnh tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, khi người bệnh không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa trong vòng 4-6 tuần, bác sĩ có thể cân nhắc điều trị ngoại khoa, bao gồm các phương pháp:
Mổ hở
Là phương pháp mở ống sống hoặc giải nén cột sống sau (laminectomy). Bác sĩ sẽ rạch một đường trên lưng hoặc cổ của bệnh nhân để cắt bỏ phần Lamina (một phần của vòng khung xương bao phủ tủy sống) giúp giải phóng áp lực lên tủy sống. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý thủ thuật này tiềm ẩn nhiều rủi ro như tổn thương dây thần kinh cột sống, rò dịch não tủy, đau lưng dai dẳng,…
Vi phẫu
Bác sĩ tiến hành rạch một đường nhỏ tại vùng đĩa đệm bị thoát vị và sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ phần đĩa đệm gây áp lực lên rễ thần kinh. Đối với các trường hợp thoát vị đĩa đệm mức độ nặng, bác sĩ có thể loại bỏ toàn bộ phần đĩa đệm bị hư ra ngoài.
Nội soi
Phương pháp nội soi thường được chỉ định cho những bệnh nhân bị chèn ép thần kinh cấp tính do thoát vị đĩa đệm, thoát vị di trú hoặc thất bại khi áp dụng điều trị nội khoa. Để thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ rạch một đường dài khoảng 2,5 cm trên da bệnh nhân và đưa hệ thống ống soi, dụng cụ phẫu thuật tiếp cận cột sống. Với phương pháp này, người bệnh sẽ được gây mê hoặc gây tê cục bộ trước khi thực hiện.
Hợp nhất cột sống
Thông thường, sau khi phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm hoặc phẫu thuật cắt đốt sống, bác sĩ có thể thực hiện hợp nhất hai bên đĩa đệm lại với nhau nhằm cố định cột sống của người bệnh một cách vĩnh viễn. Y học gọi đây là phương pháp hợp nhất cột sống (hay hợp nhất tủy sống). Phương pháp này giúp hạn chế những cơn đau do thoát vị đĩa đệm mang lại nhờ phần xương sống được cố định và không bị di chuyển khi hoạt động và sinh hoạt.
Thay đĩa đệm nhân tạo
Phương pháp này thường được áp dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm ở lưng dưới, hoặc trong trường hợp bệnh nhân không có kết quả khả quan sau 6 tháng điều trị bằng các liệu pháp khác. Song song đó, thay đĩa đệm nhân tạo chống chỉ định cho người bệnh đã và đang bị viêm khớp, loãng xương hoặc thoái hoá nhiều đĩa đệm cùng lúc do tiềm ẩn rủi ro gây nguy hiểm cho người bệnh.
Tùy vào tình trạng và mức độ thoát vị đĩa đệm mà người bệnh sẽ được các bác sĩ cân nhắc điều trị bằng những phương pháp khác nhau. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và thông báo ngay khi có các biểu hiện bất thường như:
Điều trị ngoại khoa được cân nhắc nếu phương pháp nội khoa không đáp ứng sau 6 tuần điều trị
Bên cạnh phương pháp dùng thuốc hoặc phẫu thuật, người bệnh sẽ được kết hợp thêm phương pháp điều trị không dùng thuốc như massage, châm cứu, liệu pháp nhiệt, nắn chỉnh cột sống, vật lý trị liệu,… Những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cấp tính (đau dưới 4-6 tuần) thường được ưu tiên chữa trị bằng phương pháp này để giảm bớt những cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Chườm nóng, lạnh
Sau khi xuất hiện cơn đau do thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên chườm lạnh trong 24 giờ đầu rồi chuyển sang chườm nóng. Nếu có thể, hãy luân phiên sử dụng cả chườm nóng và chườm lạnh để mang lại hiệu quả giảm đau tốt hơn.
Vật lý trị liệu
Một số liệu pháp vật lý trị liệu như massage, xung điện, nắn chỉnh cột sống,… sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, thư giãn cơ bắp và giảm các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, các bài tập hỗ trợ kéo căng cột sống còn giúp kích thích cơ thể sản xuất endorphin – một chất dẫn truyền thần kinh hoạt động tương tự thuốc giảm đau.
Các bài tập vật lý trị liệu giúp làm giảm cơn đau cho người thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả
Trên thực tế, hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều có thể tự khỏi hoặc chuyển biến tích cực chỉ sau vài tuần điều trị. Tuy nhiên, khả năng tái phát bệnh tương đối cao nên bệnh nhân cần phải tuân thủ những biện pháp phòng ngừa để giúp tình trạng bệnh được cải thiện hơn.
Bài viết trên đây là lời giải đáp của các chuyên gia MEDIPLUS cho thắc mắc: “Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?” Đây là căn bệnh rất phổ biến tại Việt Nam với hơn 30% dân số đã và đang điều trị. Để nâng cao hiệu quả điều trị, người bệnh nên kết hợp duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc để tránh các chấn thương không đáng có. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám tại MEDIPLUS!
*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!
TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP
Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.
Δ
TS. BSCKII Lê Quốc Việt
Đối với các bệnh lý cơ xương khớp diễn tiến âm thầm, khó trị dứt điểm và hậu quả thì nặng nề, việc lựa chọn thăm khám và điều trị…
Bài viết liên quan
Bạn có thắc mắc liệu tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Đừng bỏ lỡ cơ hội đọc đoạn thông tin này! Trong bài…
Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp
Chữa tràn dịch khớp gối bằng lá lốt là một phương pháp chữa bệnh theo dân gian. Lá lốt giúp giảm nhẹ cảm giác đau…
Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là tình trạng xương bị yếu và dễ gãy. Tình trạng loãng xương ở phụ nữ thường xảy…
Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là tình trạng xảy ra phổ biến ở những người cao tuổi. Đặc biệt là khi thời…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.