Chóng mặt sau khi mắc Covid-19 do virus tấn công lên não?

Cập nhật 10/05/2023

909

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Covid-19

Nhiều người bệnh sau khi mắc Covid-19 thường gặp phải tình trạng đau đầu, chóng mặt gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hiện tại. Có ý kiến cho rằng nguyên nhân gây chóng mặt sau khi mắc Covid-19 là do virus tấn công lên não gây tổn thương tại não. Thực hư điều này như thế nào, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!

Chóng mặt sau khi mắc Covid-19 do đâu?

Chóng mặt sau khi mắc covid là do đâu?

Chóng mặt sau khi mắc covid là do đâu?

Chóng mặt là hiện tượng mất thăng bằng khiến bản thân có cảm giác cơ thể đang xoay vòng, hoặc mọi thứ xung quanh bạn đang chuyển động khiến bạn bị mất thăng bằng và té ngã. Đây là triệu chứng có thể gặp ở một số bệnh nhân sau khi mắc Covid-19 hoặc là triệu chứng của nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Khi khám nghiệm tử thi của một số bệnh nhân tử vong do Covid-19 cho thấy có tình trạng viêm và tổn thương dọc trục khứu giác nhưng không xác định được chính xác đó có phải là tổn thương do virus gây ra hay không. Có một số chuyên gia cho rằng virus có thể xâm nhập vào não thông qua khứu giác gây hiện tượng chóng mặt, nhức đầu. Tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều bằng chứng để chứng minh điều này là chính xác.

Một giả thuyết khác cho rằng nguyên nhân tiềm ẩn gây hiện tượng chóng mặt sau khi mắc Covid-19 là do lượng oxy lưu thông đến não bộ bị giảm sút. Việc suy giảm lượng oxy tới não gây ứ trệ tuần hoàn kết hợp với tình trạng viêm của các tế bào đệm và nơ ron thần kinh cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây chóng mặt cho người bệnh.

Ngoài ra, tình trạng mất ngủ thường xuyên, nội tiết tố thay đổi, bổ sung không đầy đủ các chất dinh dưỡng khiến cho cơ thể bị thiếu hụt năng lượng cũng có thể là các nguyên nhân dẫn đến chóng mặt.

Chóng mặt sau khi mắc Covid-19 có nguy hiểm không?

Chóng mặt sau khi mắc covid có nguy hiểm hay ảnh hưởng gì sau này không?

Chóng mặt sau khi mắc covid có nguy hiểm hay ảnh hưởng gì sau này không?

Người bị chóng mặt thường có xu hướng đi đứng không vững vàng do bị mất thăng bằng kèm theo một số dấu hiệu khác như: buồn nôn, đau đầu, ù tai. Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân gây bệnh mà cơn đau đầu, chóng mặt có thể chỉ xảy ra trong vài phút hoặc vài ngày. Nếu như không được phát hiện sớm có thể để lại nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Một số trường hợp đau đầu chóng mặt có kết quả chẩn đoán là do phình động mạch não. Hiện tượng này khiến cho mạch máu trở nên rất mỏng và dễ vỡ làm tăng nguy cơ gây đột quỵ rất nguy hiểm. Có nhiều trường hợp phình động mạch không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi những mạch máu này bắt đầu vỡ. Lúc đấy người bệnh bắt đầu xuất hiện đau đầu, chóng mặt dữ dội kết hợp với các triệu chứng buồn nôn, nôn, thị lực giảm, co giật,…

Lượng máu lên não bị giảm sút do sự ngăn cản của các cục máu đông gây gián đoạn quá trình cung cấp oxy và các dưỡng chất quan trọng đến não cũng như các cơ quan trong cơ thể. Điều này sẽ là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não nhanh chóng. Bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ thường xuất hiện những cơn đau đầu, chóng mặt bất ngờ kèm theo các dấu hiệu khác như:

  • Suy yếu, liệt hẳn 1 bên.
  • Lú lẫn.
  • Méo miệng, khó khăn trong giao tiếp.
  • Mất thăng bằng.

Chóng mặt ngoài nguyên nhân do hậu Covid-19 để lại thì còn do rất nhiều nguyên nhân nguy hiểm khác gây ra. Chính vì thế, sau khi khỏi Covid-19 mà vẫn còn triệu chứng này, người bệnh không được chủ quan và tự ý dùng thuốc ở nhà mà cần phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để xác định chính xác nguyên nhân và có phác đồ điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Sương mù não – Di chứng hậu covid

Chẩn đoán xác định nguyên nhân gây chóng mặt sau Covid-19

Chẩn đoán chóng mặt sau khi mắc covid

Chẩn đoán sớm các triệu chứng chóng mặt sau khi mắc covid-19

Có rất nhiều nguyên nhân gây chóng mặt trong đó có những nguyên nhân rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của người bệnh như: u não, đột quỵ hay chấn thương não. Vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, sau đó chỉ định thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để xác định chính xác nguyên nhân. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán thường được áp dụng:

  • Kiểm tra sự thăng bằng và dáng đi: Bác sĩ sẽ quan sát quá trình bạn đi bộ để xem bạn đi thẳng hay nghiêng sang 1 bên, đồng thời cũng kiểm tra sự thăng bằng khi bạn đứng yên.
  • Phản xạ tiền đình mắt: Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhìn theo một vật và khả năng tập trung nhìn vào nó khi di chuyển từ đầu bên này sang đầu bên kia.
  • Chụp CT scan, chụp MRI não: Loại trừ được các nguyên nhân như đột quỵ, u não hay chấn thương tại não ở bệnh nhân.

Khắc phục tình trạng chóng mặt sau khi mắc Covid-19

Người bệnh có thể kiểm soát tình trạng chóng mặt tại nhà bằng cách thay đổi lối sống và duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý. 

Thay đổi lối sống khoa học hợp lý

  • Hạn chế thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống quá đột ngột.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh để đầu óc bị căng thẳng.
  • Tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước, ngủ đủ giấc mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,…
  • Lưu ý không được lái xe hoặc vận hành máy móc khi thường xuyên bị chóng mặt.
  • Khi cảm thấy chóng mặt thì cần ngồi xuống hoặc nằm xuống tránh té ngã gây tổn thương.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hậu covid

Xây dựng lối sống sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hợp lý hậu covid

  • Bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, các nhóm thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng như: vitamin C, vitamin D, vitamin B6 hay các khoáng chất tốt cho quá trình tái tạo máu như: sắt, vitamin B12, vitamin B9.
  • Hạn chế chế độ ăn nhiều muối để tránh nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp và cải thiện triệu chứng chóng mặt (mỗi người không nên tiêu thụ quá 2 – 3g muối mỗi ngày).
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hộp,…

Nếu chẳng may xuất hiện cơn chóng mặt bất ngờ thì người bệnh cần bình tĩnh, nhắm mắt lại và tìm chỗ bám trụ để tránh bị té ngã và từ từ ngồi xuống nghỉ ngơi cho tới khi triệu chứng chóng mặt dần biến mất. Nếu triệu chứng chóng mặt sau khi mắc Covid kéo dài, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định rõ nguyên nhân để có phác đồ điều trị hợp lý nhé!

*Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám