Di chứng hậu Covid-19 (Hội chứng hậu covid) và những điều cần biết

Cập nhật 19/05/2023

759

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Covid-19

Một nghiên cứu của Anh về hội chứng COVID19 kéo dài (Khảo sát 3.762 bệnh nhân Covid-19 tại 56 quốc gia, từ tháng 12/2019 đến tháng 5/2020) đã ghi nhận hơn 200 di chứng khác nhau). Di chứng Hậu Covid-19 có thể để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh tuy nhiên không phải ai mắc bệnh cũng sẽ gặp phải hội chứng hậu COVID. Người bệnh nên trang bị đúng và đủ các kiến thức về bệnh để có thể bảo vệ tốt nhất cho bản thân và những người xung quanh. Không nên quá hoang mang nhưng đừng chủ quan!

Di chứng hậu COVID-19 có đáng lo? 

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đa số người bệnh hồi phục hoàn toàn sau khi mắc COVID-19, nhưng có khoảng từ 10-20% bị ảnh hưởng lâu dài biểu hiện ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng thì gọi đó là tình trạng hậu COVID-19.

Hậu Covid-19 có đáng lo không?

Hậu Covid-19 có đáng lo không?

Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng vật lý trị liệu và tâm lý trị liệu sau nhiễm COVID-19, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP HCM) cho biết, F0 đã khỏi bệnh gặp hàng loạt vấn đề hậu COVID-19 khá phổ biến, gồm cả di chứng thể chất như xơ phổi, đột quỵ, tổn thương thận cấp, huyết khối tĩnh mạch, thở oxy kéo dài, mệt mỏi… và tâm lý, thâm thần như suy giảm nhận thức, mất ngủ, vấn đề về trí nhớ, trầm cảm.

“Các triệu chứng ở giai đoạn cấp tính có xu hướng kéo dài hơn 4 tuần và có thể trở thành mạn tính nếu không can thiệp y khoa kịp thời”, bác sĩ Sang nói.

Các di chứng hậu COVID-19 thường gặp. Nguồn: VnExpress

Bên cạnh đó, các di chứng tâm lý, tâm thần hậu COVID-19 cũng là vấn đề phổ biến và đáng quan tâm hiện nay.

Một khảo sát tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 do Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện, có 53,3% bệnh nhân tại đây (mức độ trung bình và nặng) bị rối loạn lo âu, 16,7% stress và 20% trầm cảm. Những bệnh nhân từng thở oxy lưu lượng cao (HFNC), thở oxy qua mặt nạ, hoặc thở máy, tỷ lệ trầm cảm và rối loạn lo âu lên tới 66,7%. Khoảng 67% bệnh nhân mong muốn được tư vấn, hỗ trợ tâm lý trong điều trị và sau khi xuất viện.

Mặc dù rất hiếm nhưng một số người, chủ yếu là trẻ em, gặp phải hội chứng viêm đa hệ thống trong hoặc ngay sau khi nhiễm COVID-19. Hội chứng viêm đa hệ thống là tình trạng khi đó các bộ phận cơ thể khác nhau bị viêm. Hội chứng  này  có thể dẫn đến các tình trạng sau khi mắc COVID nếu tiếp tục gặp các ảnh hưởng đa cơ quan hoặc có các triệu chứng khác.

Trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng, sớm khỏi bệnh nhưng sau đó có thể suy đa tạng. Nguồn: VTV24

Đối tượng nào dễ mắc Hội chứng Hậu COVID kéo dài? 

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, lứa tuổi bị tác động hậu COVID-19 nhiều nhất là nam giới từ 30 tuổi và nữ giới từ 35 tuổi trở lên. Người càng lớn tuổi, có kèm các bệnh nền mạn tính như ung thư, tăng huyết áp, tiểu đường… dễ mắc COVID-19 kéo dài. Nguyên nhân là hệ miễn dịch và sức khỏe vốn đã yếu, sau cơn bạo bệnh thêm giảm sút, làm giảm khả năng phục hồi.

Đặc biệt, 70% bệnh nhân từng mắc COVID-19 phải nằm hồi sức (ICU), thở máy, ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể)… càng nguy cơ cao bị di chứng COVID-19 nặng và kéo dài

Có nên đi khám hậu COVID-19 không? 

Theo PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến, Bệnh viện Quân Y 108, hiện nay, chúng ta còn đang tiếp tục nghiên cứu xem tại sao một số người lại mắc tình trạng này, trong khi đa số không mắc, cơ chế bệnh sinh dẫn đến tình trạng này ra sao và cách xử trí điều trị tốt nhất cho tình trạng này.

Khi bạn thấy có những biểu hiện trên sau khi mắc COVID-19, bạn nên tìm đến nhân viên y tế, các bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh và hướng dẫn điều trị triệu chứng và những chăm sóc sức khỏe cần thiết, PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến khuyến cáo. 

Thực tế là, mặc dù không phải tất cả người bệnh mắc COVID-19 đều có di chứng hậu COVID, nhưng rất nhiều người đã không thể trở lại cuộc sống bình thường như trước đây dù đã khỏi bệnh, di chứng nặng hay nhẹ thì cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Việc khám sức khỏe hậu COVID là biện pháp hiệu quả trong việc tiếp tục theo dõi và nâng cao sức khỏe toàn diện, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, dinh dưỡng và chăm sóc tinh thần, giấc ngủ dưới sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. 

Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp nhầm lẫn di chứng hậu COVID-19 với các dấu hiệu bệnh lý khác. Người bệnh nên thăm khám ít nhất một lần để xác định tình trạng bệnh ban đầu, làm xét nghiệm cần thiết để tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá chức năng và chẩn đoán bệnh lý, đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Những người bệnh mới khỏi COVID-19 nên chăm sóc nhiều hơn cho cơ thể của mình dù có di chứng hay không. Hãy lắng nghe cơ thể để nắm được thể trạng của mình, chủ động và kịp thời lựa chọn phương án chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. 

Nguồn tham khảo: 

https://benhvien108.vn/tinh-trang-hau-COVID.htm

https://vnexpress.net/di-chung-vinh-vien-hau-COVID-19-4410207.html

https://vnexpress.net/hon-200-di-chung-lien-quan-covid-19-4326852.html

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám