Sau Covid ho nhiều: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Cập nhật 11/05/2023

914

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Covid-19

[Ho nhiều sau khi mắc Covid là do đâu?] Ho một trong những triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19, cùng với sốt, mất vị giác và khứu giác. Ho có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi nhiễm SARS-CoV-2, thường kèm theo mệt mỏi mãn tính, suy giảm nhận thức, khó thở hoặc đau – tập hợp các triệu chứng trên tác động lâu dài tới bệnh nhân được gọi là hội chứng sau COVID hoặc COVID kéo dài. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị ho nhiều sau khi mắc COVID-19

Nguyên nhân gây ho nhiều sau khi mắc Covid-19

Ho thường là một phản xạ bảo vệ cơ thể giúp làm sạch bụi, đờm và các chất kích thích khác từ phổi và khí quản. Không giống như ho kéo dài sau cảm lạnh thông thường hoặc cúm, ho mãn tính trong hội chứng sau COVID thường đi kèm với các biểu hiện khác như mệt mỏi, khó thở, đau.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ho nhiều sau khi mắc COVID, trong đó các nguyên nhân thường gặp như:

  • Sau khi khỏi bệnh, cơ thể đào thải các chất tiết khiến các tế bào phổi bị tổn thương.
  • Người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn
  • Người bệnh có bệnh lý trào ngược dạ dày trước đó, việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị Covid làm gia tăng tình trạng này.
  • Do các trung khu thần kinh ở dọc đường hô hấp, vùng khí quản, hầu họng…. bị kích thích gây ho.
ho kéo dài

Ho kéo dài sau khi mắc Covid cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn ở người bệnh

Ho nhiều sau khi mắc Covid-19 có nguy hiểm không?

Có nhiều dạng ho khác nhau sau khi mắc COVID-19, ví dụ như ngứa họng, ho túc tắc, ho sặc sụa, ho khi nói chuyện, hay khi thay đổi tư thế,… Thường ho sẽ giảm dần hoặc hết sau 4 tuần. Tuy nhiên, đôi khi ho kéo dài có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể.

  • Biểu hiện toàn thân: Ho gây mất ngủ, mệt mỏi, biếng ăn, suy sụp tinh thần…gây suy nhược cơ thể.
  • Biến chứng tai mũi họng: Ho gây kích thích, viêm thanh quản làm đổi giọng, đồng thời nếu tình trạng ho kéo dài sẽ gây.
  • Biến chứng ở phổi: Ho gây vỡ phế nang dẫn tới tràn khí màng phổi, màng trung thất.
  • Biến chứng ở tim mạch: Ho nhiều gây vỡ mao mạch phế quản, niêm mạc mũi, có thể gây ra các cơn tăng huyết áp trong khi ho.
  • Biến chứng đường tiêu hóa: ho nhiều gây nôn ói, thoát vị bẹn, rốn…

✜ BẠN CẦN BIẾT:

phim chụp X-quang phổi

Chụp X-Quang có vai trò quan trọng trong chấn đoán sớm các di chứng ở phổi

Cần làm gì khi ho nhiều sau khi mắc Covid-19?

Kiểm soát ho kéo dài sẽ làm giảm biến chứng trong quá trình nhiễm COVID-19. Các bác sĩ khuyến cáo khi ho nhiều, bệnh nhân nên tập trung vào hơi thở của mình, thở nhẹ nhàng, yên tĩnh, thở bằng cơ hoành (thở qua bụng) và qua mũi.

Một số kỹ thuật khác:

  • Mím môi và nuốt trong khi ho
  • Nhẹ nhàng hít vào bằng mũi cho tới khi cơn ho kết thúc
  • Thường xuyên để cổ họng được làm ẩm bằng nước ấm.

Các kỹ thuật trên có thể phối hợp với nhau làm tăng hiệu quả khi ho nhiều sau khi mắc COVID-19.

♡ BẠN QUAN TÂM: Cách chăm sóc F0 tại nhà đúng cách

Cách điều trị tình trạng ho nhiều sau khi mắc Covid-19

Với tình trạng ho khan

  • Uống một lượng nhỏ nước, thường xuyên và chia nhiều lần trong suốt cả ngày.
  • Làm dịu cổ họng của bạn bằng cách uống một thức uống ấm áp (chẳng hạn như mật ong và chanh, trà gừng,..).
  • Nếu bạn cảm thấy mình bắt đầu ho hãy uống ngay một ngụm nhỏ chất lỏng. Ưu tiên uống nước ấm.
  • Ngậm một chút đồ ngọt (như kẹo gừng) nếu bạn cảm thấy mình bắt đầu ho.
  • Hãy thử nuốt nhiều lần nếu bạn bị ho nếu không có đồ uống gần bạn
  • Nhẹ nhàng hít vào và thở ra bằng mũi cho đến khi cơn ho biến mất.

Với tình trạng ho có đờm

Bài tập thở dưới đây sẽ giúp bạn làm sạch đờm một cách hiệu quả

  • Bước 1: Đảm bảo rằng bạn đang ngồi thẳng lưng và thoải mái.
  • Bước 2: Thở sâu: Hít vào từ từ, sâu bằng mũi và giữ lại trong khoảng 3 giây (nếu bạn có thể), sau đó nhẹ nhàng thở ra bằng. Lặp lại 3-4 lần.
  • Bước 3: Thở lại nhẹ nhàng, thư thái trong vòng 20-30 giây (Từ từ hít vào thở ra bằng mũi và ngậm miệng lại. Nếu quá khó, hãy hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Với mỗi lần thở ra, hãy cố gắng cảm thấy thư thái và bình tĩnh hơn. Dần dần cố gắng thở chậm hơn.)
  • Bước 4: Lặp lại bước 2 và bước 3 khoảng 3 lần
  • Bước 5: Hít sâu từ từ vào bằng mũi, sau đó thở nhanh không khí ra bằng miệng

Lăp lại 3-4 lần các bước sau cho đến khi thấy đờm đã sạch (nếu thấy chóng mặt thì dừng lại). Bạn có thể thực hiện kỹ thuật này nhiều lần trong ngày

Các bài tập trị liệu giúp giảm ho

Phục hồi chức năng phối rất cần thiết ở người sau điều trị COVID-19. Bài tập này cũng có thể sử dụng trong trường hợp mệt mỏi do làm việc liên tục kéo dài, suy giảm chức năng hô hấp mãn tính, giúp làm giảm các triệu chứng khó thở, lo lắng và trầm cảm, cải thiện thể chất và chất lượng cuộc sống. Người bệnh nên tập các bài tập này một vài lần mỗi ngày, mỗi động tác khoảng 8 -10 lần.

Bài 1: Kỹ thuật hít thở

  • Thở ra kéo dài: Hít vào bằng mũi, sau đó thở ra một hơi thật dài bằng miệng.
  • Thở ra mạnh: Hít vào bằng mũi, sau đó thở ra nhanh và mạnh bằng miệng, giúp khai thông đường thở bằng phản xạ họ ở cuối kỳ thở ra.

Bài 2: Kiểm soát nhịp thở

  • Động tác 1: Đưa hai tay ra trước, bắt đầu hít vào và đưa hai tay ra sau tối đa. Sau đó thở ra từ từ và đưa tay về vị trí cũ.
  • Động tác 2: Đưa hai cùi chỏ ra trước, bắt đầu hít vào và xoay cùi chỏ tối đa ra sau. Sau đó thở ra từ từ và xoay cùi chỏ về vị trí cũ.

Bài 3: Tăng cường vận động cơ hô hấp

  • Thở ngực: Đặt một tay lên ngực, một tay lên bụng. Bắt đầu hít vào tối đa cho lồng ngực nở ra, sau đó thở ra từ từ. Lưu ý hóp bụng, giữ cho bụng không phình ra trong lúc hít thở.
  • Thở bụng: Đưa hai tay lên bụng, hít vào cho đến khi bụng phình ra tối đa, sau đó thở ra cho đến khi bụng xẹp vào tối đa.
bài tập thở

Các bài tập thở giúp cải thiện quá trình thông khí ở phổi, giảm khó thở cho người bệnh

Bài 4: Loại bỏ dung tích khí cặn trong phổi

Thổi bóng hết sức: Tương đương với thở ra hết sức, giúp loại bỏ khí cặn trong phổi. Đưa bóng lên miệng. lấy hơi rồi thổi một hơi kéo dài, thở ra hết sức trong một lần thổi.

Bài 5: Tăng cường sức bền tim mạch

  • Động tác 1: Hai tay cầm tạ buông dọc theo thân mình, bắt đầu hít vào và nâng hai tay sang ngang. Sau đó thở ra từ từ và hạ tay xuống vị trí cũ.
  • Động tác 2: Hai tay cầm tạ đưa sang ngang và bắt đầu hít vào. Sau đó thở ra với hai tay nhau phía trước.
  • Động tác 3: ít vào đồng thời đưa hai tay cầm tạ qua đầu, sau đó thở ra và hạ tạ xuống.

Bài 6: Tăng dung tích sống cho các vùng khác nhau của phổi

  • Vùng giữa phổi: Choàng khăn từ sau lưng ra trước ngực, vị trí phía dưới nách. Hai tay đan chéo cầm hai đầu khăn. Bắt đầu hít vào thật sâu và siết khăn lại, sau đó buông khăn đột ngột và thở ra.
  • Vùng dưới phổi: Làm tương tự nhưng khăn nằm ở vị trí dưới ngực. Lưu ý buông khăn trước khi bắt đầu thì thở ra.

Bài 7: Điều hòa nhịp thở

  • Động tác 1: Đứng thẳng, chân dang ngang bằng vai hít vào và đưa hai cánh tay lên chụm vào nhau. Sau đó hở ra và đưa tay về vị trí cũ.
  • Động tác 2: Cúi người, chân dang ngang bằng vai, cánh tay đan chéo. Hít vào và vươn người lên với hai cánh tay chụm vào nhau, sau đó thở ra và đưa tay về vị trí cũ.

Ho nhiều sau khi mắc Covid-19 nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế, các thăm khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời tình trạng nàyLiên hệ hotline: 1900 3366 để tìm hiểu thêm về dịch vụ thăm khám và chăm sóc sức khỏe tại MEDIPLUS.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám