1.0K
Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Chu Minh Hà
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Covid-19
MỤC LỤC
Nhiều bệnh nhân F0 sau khi khỏi bệnh đã có kết quả test âm tính nhưng vẫn rất lo lắng liệu bản thân có còn khả năng tái nhiễm và lây nhiễm cho người khác nữa không. Bài viết dưới đây sẽ giúp người mắc Covid sau khi khỏi bệnh giải đáp được những nỗi băn khoăn, lo lắng ở trên, cùng theo dõi chi tiết.
Theo ý kiến của các chuyên gia y tế sau khi khỏi bệnh, cơ thể sinh kháng thể ngăn cản sự tấn công của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên lượng kháng thể được tạo ra trong cơ thể không đủ cho người bệnh miễn nhiễm suốt đời.
Theo một nghiên cứu của Đan Mạch, hầu hết những người nhiễm COVID-19 sẽ không có khả năng tái nhiễm trong 6 tháng. Tuy nhiên, hiện nay ngoài nguyên nhân tải lượng virus không đủ mạnh thì việc xuất hiện thêm các biến chủng mới cũng làm tăng nguy cơ tái nhiễm đối với các bệnh nhân mắc COVID-19.
Các biến thể của virus đang ngày càng biến đổi thông minh gây nên nhiều nỗi lo ngại như: biến thể alpha, biến thể beta, biến thể gamma, biến thể delta và biến thể omicron… Các chủng này đều có thể lây nhanh chóng, chính vì thế khả năng nhiễm một chủng mới với người đã nhiễm COVID-19 là hoàn toàn có thể.
Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu ở Qatar cho thấy các trường hợp tái nhiễm là rất ít và tỉ lệ chuyển nặng hoặc tử vong của các trường hợp tái nhiễm giảm 90% so với lần đầu nhiễm.
Mặc dù những người bệnh bị tái nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nhưng điều này không có nghĩa là người bệnh không có khả năng lây nhiễm cho những người xung quanh. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo người đã nhiễm COVID-19 vẫn cần tiêm vacxin ngăn ngừa COVID-19 và tuân thủ đầy đủ 5K (Khẩu trang – Khoảng cách – Khử khuẩn – Không tập trung – Khai báo y tế) của Bộ Y tế để ngăn ngừa COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng.
Người mắc COVID sau khi khỏi bệnh có nguy cơ tái nhiễm không?
Sau khi khỏi COVID-19, cơ thể người bệnh sẽ hình thành kháng thể nhưng lượng kháng thể này có xu hướng giảm dần sau một thời gian. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, miễn dịch tự nhiên đạt mức cao nhất trong vòng 3-5 tháng sau khi khỏi bệnh và giảm dần. Khi số lượng kháng thể giảm xuống khiến cho hàng rào miễn dịch bị yếu gây nên nhiều rủi ro cho người bệnh.
Bạn cần biết:
Người mắc COVID sau khi khỏi bệnh có nguy cơ lây nhiễm cho người khác không cũng là nỗi lo của nhiều người. Câu trả lời là KHÔNG bởi vì với các bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà hoặc điều trị tại cơ sở y tế khi được xác định là khỏi bệnh thì đã có đủ điều kiện an toàn.
Trường hợp bệnh nhân F0 điều trị tại nhà
Bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được điều trị tại nhà theo quy định khi đã điều trị đủ 7 ngày và có kết quả test nhanh kháng nguyên âm tính do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
Trong trường hợp sau 7 ngày mà kết quả xét nghiệm vẫn dương tính thì người bệnh cần tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với trường hợp tiêm đủ liều vacxin và 14 ngày đối với trường hợp chưa tiêm đủ liều vacxin.
Sau đó trạm y tế nơi quản lý người bệnh sẽ chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.
F0 được xác nhận khỏi bệnh khi đã điều trị đủ ngày theo quy đinh và kết quả RT-PCR hoặc test nhanh âm tính
Trường hợp bệnh nhân F0 được điều trị tại các cơ sở cách ly
Bệnh nhân được điều trị ít nhất 5 ngày, giảm các triệu chứng lâm sàng trước khi ra viện khoảng 3 ngày và có kết quả xét nghiệm PCR âm tính hoặc chỉ số CT cao (CT lớn hơn hoặc bằng 30) hoặc test nhanh kháng nguyên âm tính.
Còn nếu kết quả test vẫn còn dương tính thì cần cách ly đủ 10 ngày. Đồng thời, sau khi ra viện người bệnh cần tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày và tuân thủ 5K của Bộ Y tế. Sau khi khỏi Covid-19, cơ sở cách ly người bệnh phải có trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho bệnh nhân.
Bệnh nhân F0 sau khi khỏi bệnh dễ gặp phải tình trạng mệt mỏi, chán ăn gây tình trạng suy kiệt cơ thể. Chính vì thế, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sau điều trị COVID-19 là rất quan trọng. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ nhanh chóng cải thiện các chức năng của cơ quan, bộ phận và nâng cao thể trạng cho người bệnh.
Người bệnh cần phối hợp đa dạng các loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên trong ngày. Trong khẩu phần ăn nên kết hợp cân đối các nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, hải sản, đậu, đỗ,…Sử dụng nguồn chất béo từ động vật và thực vật theo tỷ lệ 3:5. Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng chất béo có nguồn gốc từ dầu thực vật, cá, hạn chế chất béo từ các loại gia cầm và động vật có vú.
Đồng thời, cần bổ sung thêm nhóm chất vitamin và khoáng chất đặc biệt là các nhóm chất giúp tăng cường sức đề kháng của người bệnh như: vitamin A, C, D, E, kẽm, sắt, beta caroten,…Rau xanh và hoa quả tươi là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất tốt nhất cho người bệnh. Không những thế ăn nhiều rau quả tươi còn có tác dụng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa tốt hơn, giúp ngăn ngừa táo bón.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cải thiện chức năng của cơ quan, bộ phận và nâng cao thể trạng cho người bệnh
Tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước bị mất đi do sốt và viêm nhiễm giúp cơ thể nhanh hồi phục. Ngoài ra, người bệnh có thể chế biến các loại nước ép từ rau hoặc hoa quả như cam, bưởi, xoài, rau má,…để cung cấp vitamin A, C cần thiết cho cơ thế.
Ngoài ra, cần hạn chế ăn những loại thực phẩm ăn nhanh như đồ hộp, xúc xích, các thực phẩm muối chua như: cà muối, dưa muối. Hạn chế các đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, nước có gas.
Những người mắc Covid sau khi khỏi bệnh tuy ít có khả năng lây nhiễm và tái nhiễm nhưng vẫn cần theo dõi sức khỏe của mình và báo ngay cho cơ sở y tế khi có biểu hiện bất thường trong cơ thể. Nếu người bệnh có thắc mắc gì, xin vui lòng liên hệ đến hotline: 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia y tế tại MEDIPLUS!
*Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
TS. BSCKII Chu Minh Hà
“Thuốc có thể chữa được các bệnh tật nhưng chỉ có những bác sĩ mới cứu được các bệnh nhân”. Tin tưởng tuyệt đối vào phương châm đó, TS. BSCKII…
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.