Những ảnh hưởng sau khi mắc COVID-19 người bệnh cần lưu ý

Cập nhật 07/03/2024

932

TS. BSCKII Chu Minh Hà

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Chu Minh Hà

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Covid-19

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đa số bệnh nhân sau khi mắc COVID phục hồi hoàn toàn nhưng có khoảng 10-20% có các biểu hiện kéo dài từ mức độ nhẹ đến nặng. Những ảnh hưởng sau khi mắc Covid sẽ gây tác động lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy sau khi mắc loại virus này người bệnh cần lưu ý gì? Cùng theo dõi lời khuyên của chuyên gia MEDIPLUS qua bài viết dưới đây để có hướng giải quyết phù hợp. 

1. Khi nào bệnh nhân được coi là khỏi COVID-19?

1.1. Các giai đoạn của bệnh COVID-19

  • Thời gian ủ bệnh: Trung bình trong khoảng 5 ngày từ lúc tiếp xúc đến khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
  • Thời gian lây lan: Tải lượng virus đạt mức độ cao từ 1 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng và đỉnh này sẽ kéo dài trong khoảng 1 tuần đầu tiên. Đây là thời điểm người bệnh dễ lây lan cho người khác. Vì vậy, khi nhận thấy có bất kỳ biểu hiện gì nghi ngờ COVID-19 thì cần thận trọng cách ly với những người xung quanh.
  • Giai đoạn bệnh nhẹ và trung bình: Các triệu chứng của bệnh trong giai đoạn này có thể giống như các triệu chứng cảm cúm thông thường và có thể kết thúc ở giai đoạn này sau khoảng 10 ngày mà không chuyển biến nặng thêm.
  • Giai đoạn nặng: Bệnh nhân mắc COVID-19 chuyển giai đoạn nặng chủ yếu là những người có các yếu tố nguy cơ như bệnh nền, cao tuổi, béo phì. Giai đoạn này có thể bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ 7 hoặc sớm hơn. Người bệnh cần chú ý theo dõi các dấu hiệu của suy hô hấp: khó thở, chỉ số SpO2 giảm 95%, rối loạn nhịp thở. Khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu chuyển nặng nào người bệnh cần được nhập viện để được hỗ trợ thở máy và có phương pháp điều trị phù hợp.
Bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở giai đoạn lây lan mới có khả năng lây nhiễm cho người khác

Bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở giai đoạn lây lan mới có khả năng lây nhiễm cho người khác

1.2. Khi nào bệnh nhân F0 được coi là khỏi bệnh

Đối với người bệnh không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ

  • Đã tự cách ly, điều trị tại nhà đủ 10 ngày.
  • Có kết quả test nhanh kháng nguyên âm tính do nhân viên y tế có chuyên môn thực hiện hoặc người bệnh thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Đối với bệnh nhân điều trị tại bệnh viện dã chiến, cơ sở thu dung, không có bệnh lý kèm theo

  • Không còn triệu chứng lâm sàng sau ít nhất 3 ngày trước khi ra viện.
  • Có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc chỉ số CT lớn hơn 30 hoặc test nhanh âm tính trước ngày ra viện.
  • Sau khi được công bố khỏi bệnh, người bệnh cần tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày. Cần theo dõi thân nhiệt thường xuyên và báo ngay cho nhân viên y tế nếu thân nhiệt tăng cao trên 38 độ C trong 2 lần liên tiếp.
Khi nào bệnh nhân F0 được coi là khỏi bệnh?

Khi nào bệnh nhân F0 được coi là khỏi bệnh?

Đối với bệnh nhân có các bệnh lý nền

  • Người bệnh không còn các triệu chứng lâm sàng trong vòng 3 ngày trước lúc ra viện.
  • Có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc chỉ số CT lớn hơn hoặc bằng 30 (nồng độ virus thấp) hoặc test nhanh âm tính trước khi xuất viện.
  • Sau đó bệnh nhân sẽ được chuyển sang khu điều trị bệnh lý nền với điều kiện khoa phải có phòng bệnh riêng, kiểm tra thân nhiệt 2 lần/ngày và tuân thủ 5K của Bộ Y tế.

2. Những ảnh hưởng sau khi mắc COVID-19

Một số trường hợp người bệnh khi có kết quả test nhanh hoặc test PCR âm tính nhưng vẫn còn các triệu chứng kéo dài như:

  • Mệt mỏi kéo dài.
  • Đau nhức xương khớp.
  • Ho khan dai dẳng không dứt.
  • Khó thở.
  • Rụng tóc.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Mất ngủ.
  • Giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ.
Các di chứng hậu COVID-19 ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh

Các di chứng hậu COVID-19 ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh

Đặt lịch khám Tim mạch hưởng ưu đãi 25% phí tư vấn chuyên sâu, 10% phí xét nghiệm cận lâm sàng với Dr. Lim Tai Tian chuyên gia nội – can thiệp tim mạch hàng đầu tại Singapore


    3. Các xét nghiệm cần làm để phát hiện sớm biến chứng sau khi mắc COVID-19?

    Không phải tất cả người bệnh sau khi điều trị khỏi COVID đều sẽ mắc các di chứng do COVID gây ra, tuy nhiên việc thăm khám hậu COVID vẫn được các chuyên gia khuyến cáo. Đối với người  bệnh trẻ tuổi, mắc COVID không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nên khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 01 lần tối thiểu trong vòng 06 tháng đầu để được các bác sĩ tư vấn sức khỏe, tầm soát toàn diện.

    Khám sức khỏe sau khoảng từ 2 đến 4 tuần đối với những trường hợp có các triệu chứng kéo dài sau khi mắc COVID như: Mệt mỏi kéo dài, đau nhức xương khớp, ho dai dẳng không dứt, khó thở, rối loạn nhịp tim v.v… và đã tự điều trị nhưng không thuyên giảm.

    Khám sức khỏe càng sớm càng tốt sau khi điều trị khỏi COVID đối với những đối tượng như:

    • Phụ nữ có thai, người cao tuổi với bệnh lý nền, mắc COVID tự điều trị tại nhà đã hết thời gian cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
    • Người mắc COVID nặng đã được điều trị tại các bệnh viện, trung tâm y tế… cần khám sức khỏe theo lịch hẹn hoặc hướng dẫn của bác sĩ.

    Việc thăm khám sức khỏe hậu COVID có vai trò đánh giá chức năng và chẩn đoán xác định bệnh lý về phổi, tim mạch, tình trạng viêm và rối loạn đông máu. Từ đó đưa ra được phương pháp điều trị hợp lý và dự phòng được những nguy cơ. Các xét nghiệm có tác dụng tầm soát sức khỏe hậu COVID-19 (có thể) được bao gồm:

    3.1. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận, nội tiết

    • Đo hoạt độ AST, ALT: Đánh giá tình trạng tổn thương gan.
    • Định lượng Creatinin: Đánh giá chức năng thận.
    • Định lượng Glucose máu và HbA1c: Phản ánh tình trạng tăng đường huyết thoáng qua do nhiễm COVID hay là bệnh tăng đường huyết từ trước.
    • Điện giải đồ: Kiểm tra nồng độ của các chất điện giải trong cơ thể như kali, natri, canxi và vitamin D giúp đánh giá các rối loạn ở tim, xương và thận.
    Xét nghiệm máu giúp tầm soát sớm những di chứng hậu COVID có thể gặp phải

    Xét nghiệm máu giúp tầm soát sớm những di chứng hậu COVID có thể gặp phải

    3.2. Đánh giá tình trạng rối loạn đông máu hậu COVID-19

    Tình trạng đông máu làm xuất hiện các cục máu đông làm hạn chế lưu thông máu gây các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tắc các mạch ở phổi, đột quỵ. Các cục máu đông sẽ ngăn cản sự lưu thông của máu đến các bộ phận khác trong cơ thể.

    Các xét nghiệm đo tốc độ máu lắng, CRP, hs CRP giúp đánh giá tình trạng viêm nhiễm cũng như nguy cơ bệnh lý tim mạch tiềm ẩn. Xét nghiệm LDH phát hiện những tổn thương mô trong cơ thể.

    3.3. Đánh giá tổn thương phổi

    Chụp X-quang phổi, CT phổi là phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp theo dõi và đánh giá chính xác những tổn thương phổi hậu COVID.

    Chụp CT phổi giúp đánh giá sớm những tổn thương tại phổi

    Chụp CT phổi giúp đánh giá sớm những tổn thương tại phổi

    3.4. Đánh giá chức năng tim, mạch máu

    Có một số trường hợp bệnh nhân sau khi khỏi COVID một thời gian thì bị đột quỵ. Đánh giá chức năng tim mạch đóng vai trò dự phòng và điều trị sớm yếu tố nguy cơ. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thường được áp dụng bao gồm:

    • Siêu âm tim, điện tim: Đánh giá tổn thương tại tim và tình trạng rối loạn nhịp tim.
    • Siêu âm động mạch cảnh, MRI não, siêu âm mạch máu: Đánh giá các tổn thương tăng đông gây tắc nghẽn mạch.

    4. Chăm sóc người bệnh hậu COVID như thế nào?

    Chế độ dinh dưỡng: Với những bệnh nhân mới khỏi COVID cần chia thành 3-5 bữa ăn trong ngày và đa dạng hóa các loại thực phẩm. Cần tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi và uống nhiều nước ấm hàng ngày (có thể uống thêm nước trái cây hoặc sữa không đường). Ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất như tôm, cá, cua,… bổ sung kali từ chuối chín.

    Chế độ sinh hoạt: Sau khi mắc COVID-19, người bệnh cần có chế độ ăn uống, luyện tập để quá trình hồi phục nhanh chóng. Bên cạnh đó, Người bệnh cần tạo thói quen đi ngủ đúng giờ vào buổi tối và hạn chế ngủ nhiều vào ban ngày. Đồng thời, người bệnh cần thực hiện các bài tập vận động nhẹ (đi bộ, tập thể dục, đạp xe đạp) và tập thở.

    Những ảnh hưởng sau khi mắc COVID gây tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế, việc khám sức khỏe hậu COVID là việc làm cần thiết. Liên hệ hotline: 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia của MEDIPLUS!

    *Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

    Đánh giá bài viết

      ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


      Bài viết liên quan

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám