Xuất tinh ra máu – CẢNH BÁO điều gì?

Cập nhật 10/05/2023

1.4K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nam khoa

Hiện nay, xuất tinh ra máu đang là tình trạng nhiều nam giới mắc phải. Đây có thể là biểu hiện bệnh lý nào đó của đường sinh dục nam. Vậy xuất tinh ra máu thực chất là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân do đâu? Điều trị như thế nào? Hãy cùng nhau giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

Xuất tinh ra máu là gì?

Bình thường, tinh dịch của nam giới khi xuất ra sẽ có màu trắng ngà. Trong trường hợp tinh dịch mà có dính máu tươi hoặc vón cục màu hồng, đỏ do có lẫn máu thì khi đó nam giới đã bị xuất tinh ra máu. Một số trường hợp khác khi xuất tinh không thấy tinh dịch đổi màu nhưng xét nghiệm phát hiện máu trong tinh dịch thì vẫn được xếp vào hiện tượng xuất tinh ra máu.

Xuất tinh ra máu là gì

Xuất tinh ra máu là tình trạng có máu lẫn trong tinh dịch khi xuất tinh

Trong trường hợp tinh dịch lẫn máu do các tác động bên ngoài như khi quan hệ hay rách bao quy đầu thì không được xem là xuất tinh ra máu.

Đây là một bệnh lý nam giới khá phổ biến và lành tính. Tuy nhiên cũng không nên để kéo dài tình trạng này vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó ở đường niệu – sinh dục nam. Thế nên, khi gặp phải tình trạng này thì nam giới cần đi khám và điều trị ngay.

Nguyên nhân xuất tinh ra máu do đâu?

Hầu hết các trường hợp nam giới xuất tinh ra máu không phải do bệnh lý nghiêm trọng. Theo Ths BSNT Nguyễn Hữu Thảo – Chuyên khoa Nam học BV Việt Đức cho hay, rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng xuất tinh có kèm với máu có thể kể đến như:

Xuất tinh ra máu do viêm nhiễm

Theo thống kê, có khoảng 50% các trường hợp xuất tinh ra máu là đến từ viêm nhiễm, trong đó có khoảng 40% là viêm túi tinh. Ngoài viêm túi tinh thì người bệnh có thể gặp viêm nhiễm ở ống dẫn tinh, mào tinh, tinh hoàn,… Nguyên nhân gây viêm nhiễm có thể đến từ các chấn thương, thói quen vệ sinh hoặc do vi khuẩn.

Xuất tinh ra máu do tổn thương niệu đạo

Quan hệ tình dục kéo dài, cường độ cao, tư thế không không thoải mái, căng thẳng khi quan hệ có thể khiến niệu đạo tổn thương dẫn đến chảy máu niệu đạo. Thế nên, khi xuất tinh sẽ thấy tinh dịch có lẫn máu.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng là nguyên nhân

Cổ bàng quang được cấu tạo bởi rất nhiều mạch máu nối đến niệu đạo. Khi máu các tĩnh mạch bị căng giãn ra do máu di chuyển ngược bên trong thì sẽ gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch thừng tinh. Khi nam giới xuất tinh, niệu đạo sẽ bị co thắt làm đứt một số tĩnh mạch, gây ra chảy máu.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh gây ra tình trạng xuất tinh ra máu ở nam giới

Viêm túi tinh gây sung huyết

Khi túi tinh bị viêm, sưng lâu ngày sẽ rất dễ dẫn đến xung huyết, gây cản trở đến quá trình xuất tinh ra ngoài. Bên cạnh đó, để quá trình xuất tinh diễn ra được thì cần phải kèm theo sự co bóp của túi tinh. Mà quá trình này lại có thể khiến các mạch máu bị đứt, làm tăng nguy cơ xuất tinh ra máu ở nam giới.

Bị viêm tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là nơi tiết ra một phần chất lỏng có trong tinh dịch cũng như tham gia hỗ trợ quá trình tinh dịch di chuyển đến niệu đạo. Khi tuyến tiền liệt bị viêm do thắt ống dẫn tinh, ung thư tuyến,… thì có thể gây xuất tinh ra máu.

Mắc các bệnh nam khoa

Viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh, viêm mào tinh,… là một số bệnh niệu – sinh dục gây xuất tinh ra máu mà nam giới hay gặp phải. Đây cũng được xem là nguyên nhân chính khiến xuất tinh có lẫn máu.

Các bệnh ung thư

Một số bệnh ung thư cũng khiến cho cơ quan sinh duc nam bị tổn thương dẫn đến tinh dịch có lẫn máu như: Ung thư tuyến tiền liệt, u lympho, ung thư tinh hoàn,…

Vấn đề sau thủ thuật, phẫu thuật

Các thủ thuật, phẫu thuật đường sinh dục như xạ trị, thắt ống dẫn tinh, đặt ống thông niệu đạo,.. nếu không đảm bảo an toàn, thao tác không thành thục có thể khiến cơ quan sinh dục bị tổn thương, chảy máu.

>>> Bạn quan tâm: Xuất tinh ngược là gì, có nguy hiểm không?

Xuất tinh ra máu có triệu chứng nhận biết

Triệuc chứng xuất tinh ra máu

Triệu chứng xuất tinh ra máu dễ nhận biết bằng mắt thường khi quan sát

Đa phần xuất tinh ra máu có thể dễ dàng nhận ra bằng mắt thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp lại cần phải thăm khám, làm xét nghiệm mới có thể phát hiện ra được. Nam giới có thể phát hiện xuất tinh ra máu dựa vào một số triệu chứng, dấu hiệu sau:

  • Tinh dịch có màu hồng hoặc đỏ.
  • Đau khi xuất tinh hoặc khi đi tiểu.
  • Tiểu buốt, tiểu rát, nước tiểu có lẫn máu.
  • Đau bụng dưới, đau lưng, sốt.
  • Mệt mỏi, không có hứng thú khi quan hệ.
  • Bẹn, bìu, cơ quan sinh dục có cảm giác đau, sưng.

Chẩn đoán và điều trị bệnh sớm

Rất nhiều nam giới cảm thấy lo lắng không biết xuất tinh ra máu có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không? Có gây vô sinh không? Bác sĩ Thảo cho biết thêm, đây là một bệnh lý tương đối lành tính, chỉ gây ảnh hưởng nhẹ đến sức khỏe và hầu như không ảnh hưởng đến việc có con. Dù vậy, nếu không điều trị sớm và triệt để thì bệnh có thể biến chứng nặng, lúc này sẽ gây ảnh hưởng đến việc sinh sản.

Làm thế nào để chẩn đoán bị xuất tinh ra máu?

Xét nghiệm chẩn đoán bị xuất tinh ra máu

Xét nghiệm chẩn đoán bị xuất tinh ra máu

Để xác định chính xác nguyên nhân gây xuất tinh ra máu thì nam giới cần phải thực hiện một số thăm khám cận lâm sàng, qua đó các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra nguyên nhân, tình trạng với mức độ đang gặp phải và hướng điều trị cần thiết.

  • Siêu âm: Để đánh giá tình trạng hiện tại của các cơ quan sinh dục như tuyến tiền liệt, bàng quang,… cũng như phát hiện kịp thời các tổn thương bên trong đường niệu – sinh dục. Từ đó tìm ra nguyên nhân chính xác gây chảy máu.
  • Chụp cộng hưởng từ tiểu khung: Tiến hành khi nghi ngờ có bệnh lý trực tràng, giúp đánh giá chức năng của túi tinh và tuyến tiền liệt.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Đánh giá viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Xét nghiệm tinh dịch: Nuôi cấy tìm vi khuẩn và các tế bào ác tính có ở tinh dịch.
  • Xét nghiệm máu: Để xem xét, định hướng nguy cơ ung thư bên trong tuyến tiền liệt.

Xuất tinh ra máu điều trị bằng cách nào, có dứt điểm không?

Xuất tinh có lẫn máu do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Vì vậy, đối với mỗi trường hợp lại có một hướng điều trị khác nhau. Cụ thể như:

  • Với nguyên nhân do viêm nhiễm: Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh kết hợp với thuốc chống viêm để làm giảm các triệu chứng khó chịu đối với cơ thể.
  • Với nguyên nhân do ung thư: Tùy vào loại ung thư mà người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.
  • Với nguyên nhân do chấn thương: Trong trường hợp chấn thương nặng thì người bệnh có thể phải tiến hành phẫu thuật để điều trị.
  • Với các nguyên nhân khác như: giãn tĩnh mạch thừng tinh, sỏi túi tinh,.. thì sau khi thăm khám bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp ngoại khoa thắt tĩnh mạch.

Với các thông tin ở trên đã giúp nam giới nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị sớm tình trạng xuất tinh ra máu. Bệnh lý tuy không nguy hiểm và thường là lành tính, tuy nhiên không được chủ quan nên đi khám và điều trị sớm tránh để lâu có thể dẫn tới nhiều biến chứng khác.

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điêu trị y khoa!

    ĐẶT LỊCH KHÁM & TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Đặt lịch ngay để được Tư vấn và thăm khám trực tiếp với các Bác sĩ chuyên gia đầu ngành



    Bài viết liên quan

    Lâu ngày không xuất tinh có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục

    Lâu ngày không xuất tinh có sao không? Lý do gây ra tình trạng này và cách nào khắc phục tình trạng này nhanh chóng,…

    03 Th8, 2023
    1.3K

    Tham vấn y khoa: BSCKI Mai Văn Lực

    Chuyên mục: Nam khoa

    Siêu âm tinh hoàn giúp phát hiện được bệnh gì?

    Siêu âm tinh hoàn là một phương thức chẩn đoán những bệnh lý liên quan đến tinh hoàn. Đây là một phần quan trọng của…

    23 Th6, 2023
    629

    Tham vấn y khoa: BSCKI Mai Văn Lực

    Chuyên mục: Nam khoa

    Teo tinh hoàn ở nam giới có gây vô sinh không?

    Nhiều nam giới sau khi mắc quai bị, thì xuất hiện biến chứng teo tinh hoàn – một bệnh lý được truyền tai nhau là…

    19 Th5, 2023
    652

    Tham vấn y khoa: BSCKI Mai Văn Lực

    Chuyên mục: Nam khoa

    Xuất tinh sớm có con được không? [BÁC SĨ GIẢI ĐÁP]

    Anh N.V.Đ (29 tuổi, Phú Thọ) gửi câu hỏi về Tổ hợp y tế MEDIPLUS với nội dung: “Gần đây lúc quan hệ, em vào…

    31 Th7, 2023
    617

    Tham vấn y khoa: BSCKI Mai Văn Lực

    Chuyên mục: Nam khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám