Bổ sung kẽm cho bé liều lượng bao nhiêu, khi nào là hợp lý?

Cập nhật 11/05/2023

854

ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

Tham vấn y khoa:ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Kẽm (Zinc) là một vi chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng biết bổ sung kẽm cho bé đúng cách. Chính vì vậy, chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra hướng dẫn về cách bổ sung kẽm an toàn và hiệu quả nhất cho trẻ em. Hãy tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của kẽm và cách bổ sung đúng cách để giúp trẻ phát triển tối ưu và khỏe mạnh hơn. Theo dõi bài viết sau đây cùng MEDIPLUS nhé.

Vai trò của kẽm đối với sự phát triển của trẻ

Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và chức năng của cơ thể con người. Đặc biệt với trẻ nhỏ, kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển, bảo vệ miễn dịch và duy trì sức khỏe.

Đầu tiên, kẽm là một yếu tố quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ em. Nó giúp tăng cường sự phát triển, tái tạo các tế bào, cũng như thúc đẩy quá trình sản xuất hormone tăng trưởng, giúp trẻ phát triển chiều cao và cân nặng một cách bình thường.

Thứ hai, kẽm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ,  là một thành phần quan trọng của các enzym miễn dịch và hệ thống tế bào miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, bệnh tật.

Ngoài ra, kẽm còn có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và quá trình trao đổi chất chất béo. Vì vậy, việc bổ sung đủ kẽm cho bé là rất quan trọng.

Kẽm là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và chức năng của cơ thể

Kẽm là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và chức năng của cơ thể

Biểu hiện cho thấy trẻ đang bị thiêu kẽm

Khi trẻ em thiếu kẽm, cơ thể sẽ dần trở nên yếu và có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp khi trẻ em thiếu kẽm ba mẹ cần lưu ý:

Tăng độ nhạy cảm và dễ bị bệnh

Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh. Khi thiếu kẽm hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy yếu, tạo điều kiện cho  vi khuẩn và virus tấn công cơ thể trẻ em gây các bệnh nhiễm trùng, cảm lạnh và mắc bệnh lý hô hấp khó phục hồi.

Giảm khả năng tập trung và trí nhớ

Kẽm là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển não bộ và chức năng nhận thức. Do đó khi thiếu kẽm, trẻ trở nên chậm chạp và thiếu tập trung và khả năng ghi nhớ giảm sút.

Kẽm là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển não bộ

Kẽm là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển não bộ

Tăng nguy cơ mắc bệnh lý tiêu hóa

Kẽm là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng, cụ thể:

  • Thông qua những tác động ở hệ tiêu hóa trẻ, kẽm thúc đẩy sự tăng trưởng thể chất.
  • Kẽm giúp kích thích hoạt động của khoảng 100 enzyme – chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

Vì vậy, nếu không được bổ sung đủ kẽm, trẻ sẽ dễ dàng mắc các bệnh lý tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón và đầy hơi gây biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng

Thay đổi tình trạng tóc, móng và da

Kẽm là một thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất tế bào da, tóc và móng. Khi thiếu kẽm, trẻ em có thể gặp vấn đề về tóc rụng, móng giòn và da khô. Bên cạnh đó, kẽm còn có vai trò trong việc tái tạo tế bào và phục hồi vết thương, các vết thương trên da sẽ lành chậm và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn nếu cơ thể của trẻ không được cung cấp đủ kẽm.

Móng tay xuất hiện đốm trắng là dấu hiệu cảnh báo thiếu kẽm ở trẻ

Móng tay xuất hiện đốm trắng là dấu hiệu cảnh báo thiếu kẽm ở trẻ

Trẻ nhỏ chậm phát triển

Kẽm giúp tăng cường quá trình hấp thụ dinh dưỡng, tham gia vào quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Chính vì thế, khi bị thiếu kẽm, trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng và các vấn đề sức khỏe khác.

Những triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện, đặc biệt là trẻ em đang trong giai đoạn phát triển. Do đó, việc bổ sung đầy đủ kẽm cho bé là rất cần thiết.

Nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu kẽm do đâu?

Theo các chuyên gia khoa Nhi cho biết: Cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi thì có đến 7 trẻ rơi vào tình trạng thiếu kẽm. Có thể nói, tình trạng này ở trẻ đang ở mức báo động đỏ. Một số nguyên nhân dẫn đến thiếu kẽm như:

Chế độ ăn uống thiếu cân bằng

Nếu chế độ ăn uống cho trẻ không được đa dạng, cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu kẽm. Ví như, cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa phytate như gạo nâu và đậu sẽ cản trở quá trình hấp thụ.

Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn cung cấp kẽm chủ yếu và hàm lượng sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, nếu trong giai đoạn này chế độ ăn không tăng cường thêm kẽm thì nguy cơ thiếu kẽm rất cao.

Chế độ ăn mất cân bằng cũng là nguyên nhân gây thiếu kẽm

Chế độ ăn mất cân bằng cũng là nguyên nhân gây thiếu kẽm

Kẽm bị thất thoát

Các tình trạng như bỏng, phẫu thuật, chấn thương,… sẽ kéo theo một lượng kẽm thất thoát theo huyết dịch. Đặc biệt, việc dùng thuốc kéo dài đối với trẻ đang điều trị suy thận hoặc xơ gan cũng gây nên thiếu kẽm do kẽm bị đào thải qua nước tiểu.

Trẻ mắc viêm da đầu chi ruột, khả năng hấp thụ kém

Viêm da đầu chi ruột là một loại rối loạn di truyền được đặc trưng bởi tình trạng thiếu hụt kẽm do không hấp thụ được từ chế độ ăn uống hàng ngày. Trẻ mắc bệnh này thường ốm yếu, gầy gò, suy dinh dưỡng, thấp bé và có nguy cơ nhiễm trùng cao.

Khi khả năng hấp thụ của trẻ kém sẽ dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng. Do đó, cơ thể không được cung cấp đầy đủ các vi chất, đặc biệt là kẽm. Các bậc phụ huynh cần lưu ý bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ và muối axit trong thời gian dài sẽ khiến khả năng hấp thu kẽm giảm đi.

Do mắc các bệnh mãn tính

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thiếu kẽm có thể do các bệnh mãn tính như hồng cầu hình liềm, gan mãn tính, Wilson,… Hàng loạt biến chứng nguy hiểm như mất máu, suy tim, suy gan kèm theo nên các bậc huynh cần hết sức lưu ý.

Bổ sung kẽm cho bé đúng cách như thế nào?

Kẽm rất có lợi đối với sức khỏe của trẻ nhưng cần bổ sung một lượng vừa đủ tránh tình trạng bổ sung gây thừa hoặc thiếu. Nếu thừa kẽm trong cơ thể thì có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và khó chịu. Trong khi đó, thiếu kẽm sẽ gây ra các vấn đề như tăng nguy cơ mắc bệnh, chậm phát triển trí não và miễn dịch kém.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, lượng kẽm cần thiết cho trẻ em hàng ngày tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính. Trong đó:

  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: khoảng 3-4mg kẽm/ ngày
  • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: khoảng 5mg kẽm/ ngày
  • Trẻ  từ 9 đến 13 tuổi: khoảng 8mg kẽm/ ngày

Nếu nhận thấy các bé có tình trạng hay biểu hiện được nêu như trên, ba mẹ nên bổ sung kẽm cho bé thông qua thực phẩm hoặc các loại thực phẩm chức năng phù hợp.

Hướng dẫn bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách

Hướng dẫn bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách

Có thể nói việc bổ sung kẽm đúng cách như thế nào không phải bậc phụ huynh nào cũng nắm rõ. Tham vấn chuyên môn, ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà – Bác sĩ Nhi khoa Bệnh viện Bạch Mai – Bác sĩ Nhi khoa Tổ hợp y tế MEDIPLUS hướng dẫn bố mẹ cách bổ sung kẽm cho bé an toàn hiệu quả dưới đây:

Trường hợp nào cần bổ sung kẽm

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nhanh cần cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng để hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của cơ thể, đặc biệt là kẽm. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý

  • Trẻ em ăn chay hoặc ăn ít thịt: Trong các loại đồ ăn chay thường chứa rất ít kẽm, do đó với những trẻ em ăn chay hoặc ăn ít thịt có thể không đáp ứng đủ nhu cầu về kẽm của cơ thể.
  • Trẻ em ăn uống không đủ đa dạng: Nếu trẻ em ăn uống không đủ đa dạng, có thể dẫn đến thiếu hụt kẽm do không cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết từ các loại thực phẩm.
  • Trẻ em bị tiêu chảy: Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước, mất điện giải, làm giảm khả năng hấp thu kẽm và dẫn đến thiếu hụt.
  • Trẻ em bị suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng ở trẻ khiến cơ thể không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Trẻ em bị suy dinh dưỡng có thể thiếu hụt kẽm do không đủ năng lượng để hấp thu đủ lượng kẽm cần thiết.
  • Trẻ em có bệnh lý về thận hoặc bệnh lý tiêu hóa: Một số bệnh lý như bệnh thận hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa có thể làm giảm khả năng hấp thu kẽm dẫn đến nguy cơ thiếu hụt kẽm.

Bổ sung từ nguồn thực phẩm hàng ngày

Thực tế, hàm lượng kẽm cung cấp cho cơ thể hàng ngày chủ yếu thông qua nguồn thực phẩm. Cùng điểm danh qua các loại thực phẩm bổ sung kẽm cực kỳ hiệu quả dưới đây:

  • Thịt đỏ: Kẽm có mặt trong hầu hết tất cả các loại thịt, đặc biệt là thịt heo và thịt bò. Cụ thể, trong 100gram thịt heo nạc chứa 1,5mg kẽm, 100gram thịt bò chứa 4,8mg kẽm. Ngoài kẽm thịt còn cung cấp protein, chất béo, sắt và vitamin B,… đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ.
  • Động vật có vỏ: Thực phẩm giàu kẽm thứ 2 sau thịt là các loại hải sản có vỏ như sò, hến, hàu, cua,… Đặc biệt là hàu, với 6 con hàu trung bình chứa 32mg kẽm, tương đương 291% nhu cầu kẽm/ngày hay 100gram cua Alaska chứa 7,6mg kẽm, chiếm 69% nhu cầu kẽm/ ngày.
  • Cây họ đậu: Hàm lượng kẽm trong các loại đậu như đậu xanh, đậu nành,…  khá đáng kể. Trong 100g đậu phộng thì chứa khoảng 1,9mg kẽm, 100g đậu hà lan sẽ có 5mg kẽm. Các loại hạt còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch như đồng, magie và các chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này chứa nhiều Phytates nên phụ huynh cần hạn chế.
  • Các loại hạt: Mỗi loại hạt sẽ có lượng kẽm khác nhau. Cụ thể, 30gram hạt gai dầu chứa khoảng 43% lượng kẽm. Ngoài ra, trong hạt còn có chất xơ, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất.
  • Sữa và phô mai: Kẽm có trong 2 loại thực phẩm này được cơ thể hấp thụ tối đa. Ví dụ, 100gr phô mai cheddar chứa khoảng 28% lượng kẽm, trong khi uống một cốc sữa chứa khoảng 9% lượng kẽm yêu cầu mỗi ngày. Bên cạnh đó, còn cung cấp các chất dinh dưỡng:  protein, canxi và vitamin D.
  • Các loại rau củ: Kết hợp rau để bổ sung kẽm, đặc biệt đối với những người không ăn thịt.Trung bình cứ 100g củ cải trắng thì cung cấp 11mg kẽm và  giàu vitamin B.
  • Trứng: Cứ 1 quả trứng sẽ có khoảng 3,7mg kẽm, cùng với 77 calo, 5g chất béo tốt và 6g Protein.
  • Socola đen: Trong 1 thanh socola đen 100gr cung cấp 3,3mg kẽm, cung cấp 30% lượng yêu cầu của cơ thể mỗi ngày.
Nguồn thực phẩm dồi dào bổ sung đủ kẽm cho bé hàng ngày ba mẹ nên biết

Nguồn thực phẩm dồi dào bổ sung đủ kẽm cho bé hàng ngày ba mẹ nên biết

Bổ sung qua các sản phẩm thay thế

Hiện nay, có rất nhiều các loại thực phẩm chứa kẽm trên thị trường với nhiều dạng và biệt dược khác nhau. Tuy nhiên, bố mẹ cần cân nhắc thật kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của Bác sĩ trước khi bổ sung để đảm bảo an toàn cho trẻ em. Việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng chứa kẽm mà không có chỉ định của bác sĩ có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Các loại viên nén, nước uống chứa kẽm như sữa công thức, hoặc các loại thực phẩm chức năng là các loại sản phẩm thay thế bố mẹ có thể tham khảo.

Chuyên gia khuyến cáo chỉ nên bổ sung sản phẩm thay thế có chứa kẽm khi có chỉ định của bác sĩ. Bố mẹ cần theo dõi lượng kẽm được bổ sung cho trẻ em, thời điểm nào bổ sung là hợp lý và an toàn.

Thời điểm và hàm lượng bổ sung kẽm cho trẻ hợp lý

Việc bổ sung kẽm cho trẻ cần được thực hiện đúng cách và đúng liều lượng. Bới vì nếu hàm lượng kẽm quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Do đó, nên tìm hiểu kỹ về liều lượng và thời điểm bổ sung kẽm phù hợp cho từng độ tuổi của trẻ.

  • Trong giai đoạn từ 0-4 tháng tuổi: Hầu hết các trẻ đều được sinh đủ tháng và các mẹ đã bổ sung đủ lượng sắt, kẽm trong quá trình mang thai. Vì vậy, thường không có tình trạng thiếu kẽm ở giai đoạn. Tuy nhiên, với những trẻ sinh non bố mẹ cần chú ý bổ sung 1mg sắt hoặc kẽm/kg cân nặng của trẻ và nên duy trì bổ sung đến ít nhất 1 tuổi.
  • Trẻ từ 4 tháng đến 1 tuổi: Bổ sung khoảng 4-5mg sắt và 4-6mg kẽm hàng ngày.
  • Đối với trẻ từ 1 tuổi đến 7 tuổi: Bố mẹ nên cung cấp mỗi ngày khoảng 3-4mg sắt và 4-6mg kẽm.
  • Ở độ tuổi từ 8-12 tuổi: Để phòng tránh thiếu hụt dinh dưỡng nên cung cấp cho bé khoảng 5-6mg sắt và 6-10mg kẽm mỗi ngày.

Tuy nhiên, nếu trẻ em không thiếu kẽm, việc uống kẽm thường xuyên có thể gây ra tác dụng phụ. Cho nên bố mẹ chỉ bổ sung kẽm cho bé khi cần thiết và cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Đồng thời, để xác định cơ thể con có đang thiếu kẽm hay không, bố mẹ nên cho con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và làm xét nghiệm vi chất. Từ đó có hướng giải quyết phù hợp.

Các câu hỏi liên quan đến vấn đề bổ sung kẽm cho bé

Có nên cho trẻ uống kẽm thường xuyên?

Bác sĩ Hà có chia sẻ thêm, bố mẹ không nên cho trẻ uống kẽm thường xuyên trong những trường hợp không cần thiết. Bởi nếu bổ sung thừa, không đúng cách có thể gây ra các vấn đề sức khỏe của bé:

  • Độc tính: Dù kẽm là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu uống quá liều có thể gây ngộ độc. Trẻ bị ngộ độc kẽm có thể bao gồm các triệu chứng: đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
  • Ảnh hưởng đến hấp thụ các khoáng chất khác: Khi uống quá liều kẽm có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ các khoáng chất khác như sắt, đồng và magiê.
  • Gây ra rối loạn tiêu hóa: Tình trạng này còn gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và tiêu chảy.
Không nên cho bổ sung kẽm cho trẻ thường xuyên trong trường hợp không cần thiết

Không nên cho bổ sung kẽm cho trẻ thường xuyên trong trường hợp không cần thiết

Vì vậy, việc cho trẻ uống kẽm thường xuyên hay không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu cơ thể của trẻ. Các bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo bổ sung kẽm cho bé hợp lý, an toàn.

Cho trẻ uống kẽm và sắt cùng lúc có được không?

Kẽm và sắt là 2 khoáng chất quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ lo sợ về sự tương tác lẫn nhau khi sử dụng các sản phẩm thay thế chứa kẽm và sắt cùng một lúc.

Vấn đề này ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà cho biết, khi bổ sung kẽm và sắt đồng thời không có sự cạnh tranh hấp thu hay “đánh nhau” giữa hai vi chất này như nhiều bậc phụ huynh nghĩ. Ngược lại, 2 chất này có mối tương quan hỗ trợ trong việc hấp thu. Cụ thể:

  • Không vận chuyển qua cùng kênh DMT1 như sắt, canxi mặc dù cả 2 là kim loại ion hóa trị 2.
  • Kẽm hấp thu qua một thụ thể khác là ZIP4 và khi vào lòng tế bào có vai trò làm tăng hấp thu sắt thông qua việc tăng protein thụ thể DMT1 và mRNA.
  • Kẽm hấp thu ở ruột non, còn sắt hấp thu chủ yếu ở đầu tá tràng.
  • Đặc biệt, khi tỷ lệ sắt và kẽm tương đương dưới 2:1 hoặc tỷ lệ 1:1 sẽ không có sự ức chế nào đối với sự hấp thu của 2 vi chất này.
Cơ chế hấp thu kẽm và sắt tại niêm mạc ruột nên có thể kết hợp 2 vi chất

Cơ chế hấp thu kẽm và sắt tại niêm mạc ruột nên có thể kết hợp 2 vi chất

Việc cân bằng hàm lượng giữa sắt và kẽm cực kỳ quan trọng. Vì vậy, bố mẹ nên lưu ý bổ sung 2 chất này với tỷ lệ tương đương nhau để cơ thể trẻ hấp thu được tốt nhất.

>>> Xem thêm: Cách bổ sung sắt cho trẻ dưới 6 tuổi đúng và đủ

Việc bị thiếu kẽm có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, đặc biệt là đối với trẻ em. Vì vậy ba mẹ cần lưu ý nắm vững được cách bổ sung kẽm cho bé khi nào, liều lượng bao nhiêu cho đúng và đủ giúp bé tăng trưởng và phát triển toàn diện. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia Nhi khoa của MEDIPLUS!

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy – Tín hiệu “kêu cứu” từ hệ tiêu hóa

    Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy có thể do rối loạn tiêu hóa và nhiễm khuẩn đường ruột gây…

    02 Th6, 2023
    4.6K

    Tham vấn y khoa: BSCKI Phạm Thị Thu Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi cần cẩn trọng

    Rốn trẻ sơ sinh bị ướt là tình trạng thường gặp phải ở các bé mới sinh, đây cũng có thể dấu hiệu cảnh báo…

    26 Th6, 2023
    1.4K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Trẻ bị dị ứng thời tiết, bố mẹ phải làm sao?

    Trẻ bị dị ứng thời tiết khá phổ biến vì ở lứa tuổi này hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, làn da…

    23 Th6, 2023
    696

    Tham vấn y khoa: BSCKI Phạm Thị Thu Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Viêm hạch mạc treo là gì? Cách phòng và chữa bệnh hiệu quả

    Hạch mạc treo là gì, viêm hạch mạc treo là gì, nguyên nhân, cách phòng và điều trị là những thông tin bố mẹ có…

    16 Th8, 2023
    755

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám