Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng bố mẹ cần lưu ý

Cập nhật 26/06/2023

4.1K

BSCKII Tạ Thị Thu Hòa

Tham vấn y khoa:BSCKII Tạ Thị Thu Hòa

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Tại Việt Nam, theo thống kê của bệnh viện Nhi Đồng I TP.HCM, tỷ lệ nhiễm trùng rốn nhập viện khoa sơ sinh hàng năm lên đến 18%. Nhiễm trùng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng của trẻ. Bố mẹ hãy theo dõi  những hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng dưới đây để có kiến thức bảo vệ con yêu của mình nhé!

Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh

Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh là gì?

Cuống rốn là vị trí rất nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 47% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu có ngõ vào từ nhiễm trùng rốn. Đồng thời, có đến 21% trường hợp trẻ sơ sinh đến khám tại bệnh viện do nhiều nguyên do, trong đó có nhiễm trùng rốn.

Nhiễm trùng rốn là tình trạng viêm nhiễm cuống rốn của trẻ sau khi sinh, có thể khu trú hoặc lan rộng khiến cho chỗ thắt hẹp cuống rốn không còn ranh giới bình thường giữa da và niêm mạc. Đặc biệt, vùng sung huyết sẽ lan rộng ra thành bụng kèm theo phù nề, rốn trẻ bị ướt rỉ dịch, có mùi hôi, đôi khi có mủ. Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể gây uốn ván rốn và tử vong ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn

BSCKII Tạ Thị Thu Hòa – Nguyên Bác sĩ điều trị Bệnh viện Nhi Trung Ương – Bác sĩ Nhi khoa MEDIPLUS cho biết:

Phần lớn nguyên nhân gây nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tụ cầu vàng tấn công từ môi trường ngoài vào rốn do quá trình vệ sinh dây rốn chưa đúng cách.

Trong một số trường hợp dụng cụ hỗ trợ sinh sản không được tiệt trùng đúng cách cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập và gây nhiễm trùng rốn cho trẻ sơ sinh.

Vệ sinh chưa đúng cách là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng rốn ở trẻ

Vệ sinh chưa đúng cách là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng rốn ở trẻ

Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Theo phân độ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng sẽ được chia thành 2 phân độ: nhiễm trùng rốn khu trú và nhiễm trùng rốn nặng. Cụ thể:

  • Nhiễm trùng rốn khu trú: Ranh giới bình thường giữa da và dây rốn biến mất. Dây rốn bị viêm đỏ, có mủ, đôi khi rỉ máu.
  • Nhiễm trùng rốn nặng: Tình trạng nhiễm trùng lan ra khắp mô liên kết xung quanh. Rốn bị viêm, đỏ, cứng, xuất hiện quầng rốn đường kính lớn hơn 2cm.

Bố mẹ cần đưa trẻ nhập viện khi xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng rốn nặng hoặc trẻ có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân như sốt cao, lừ đừ, bỏ bú,… Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng và phân loại mức độ nhiễm trùng của trẻ theo 3 mức như sau:

  • Mức độ nhẹ: Chân rốn có biểu hiện sưng, đỏ, không có dịch mủ.
  • Mức độ trung bình: Khu vực chân rốn xuất hiện các vết sưng, đỏ có đường kính khoảng 2cm kèm theo dấu hiệu vàng da, sốt cao,…
  • Mức độ nặng: Phần chân rốn bị sưng đỏ, lan rộng ra các khu vực xung quanh với đường kính lớn hơn 2cm. Da bé bắt đầu có hiện tượng hoại tử kèm theo triệu chứng sốc phản vệ, nhiễm trùng máu.

Dây rốn trẻ sơ sinh được nối thẳng với gan nên khi bị nhiễm trùng, chúng có thể lan truyền đến gan rất nhanh, gây nhiễm trùng máu và tăng nguy cơ tử vong lên đến 40 – 80%. Nguy hiểm hơn, nếu nhiễm trùng rốn xảy ra trên nền bệnh nhi sinh non, nhẹ cân hoặc sinh tại nhà thì khả năng trẻ bị nhiễm uốn ván rất cao.

Dưới đây là một số hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng bố mẹ nên lưu ý để kịp thời phát hiện và đưa trẻ đến bệnh viện, tránh gây các bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm.

Nhiễm trùng rốn nặng với phần chân rốn sưng to kèm theo chảy mủ vàng

Nhiễm trùng rốn nặng với phần chân rốn sưng to kèm theo chảy mủ vàng

Phần lớn trẻ bị nhiễm trùng đều xuất hiện dịch vàng ở rốn

Phần lớn trẻ bị nhiễm trùng đều xuất hiện dịch vàng ở rốn

Nhiễm trùng rốn gây nguy cơ uốn ván và tử vong rất cao ở trẻ nhỏ

Nhiễm trùng rốn gây nguy cơ uốn ván và tử vong rất cao ở trẻ nhỏ

>>> Xem thêm:

Hướng dẫn chăm sóc và xử lý rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng rốn của trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Dù là phương pháp nào thì mục tiêu cuối cùng vẫn là điều trị nhiễm trùng và giúp rốn mau rụng, nhanh khô.

Ở mức độ nhẹ, trẻ sẽ được chỉ định uống kháng sinh kết hợp với vệ sinh vùng rốn tại chỗ bằng dung dịch cồn 70 độ. Với mức độ trung bình, trẻ bắt buộc phải nhập viện tiến hành điều trị trong 7 ngày bằng kháng sinh đường uống Oxacillin hoặc Cephalosporin thế hệ 2 (Cefaclor, Cefuroxime). Nếu trẻ xuất hiện mủ và nề đỏ cứng quanh rốn, cho trẻ dùng Ampicillin(IV)/ Oxacillin(IV) kết hợp với Gentamycin (tiêm bắp).

Đối với trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn ở mức độ nặng, quá trình điều trị diễn ra khá phức tạp. Theo đó, bên cạnh việc tiêm kháng sinh kiểm soát nhiễm trùng rốn, trẻ còn phải điều trị thêm các triệu chứng do bệnh lý khác kèm theo. Vì vậy, thời gian nằm viện thường kéo dài trên 14 ngày.

Ngoài vấn đề dùng thuốc, bố mẹ còn phải chăm sóc và vệ sinh rốn cho trẻ 1 – 2 lần/ngày theo hướng dẫn. Đây là việc làm rất quan trọng nhằm giảm tình trạng nhiễm trùng, giúp rốn mau khô và nhanh rụng. Trong trường hợp điều trị tại nhà, bố mẹ cần đưa trẻ tái khám nếu rốn vẫn còn tình trạng chảy mủ hay tiết dịch sau khi 2 ngày, hoặc khi tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng hơn.

Vệ sinh cuống rốn đúng cách ngăn ngừa nhiễm trùng

Vệ sinh cuống rốn đúng cách ngăn ngừa nhiễm trùng

Để chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng rốn, bố mẹ cần chuẩn bị một chai dung dịch sát trùng (alcohol 70 độ hoặc Povidone Iodine 2 – 3%), kìm vô trùng, chén chum vô trùng, gòn viên hoặc que gòn vô trùng, gạc vô trùng. Cách chăm sóc dưới đây áp dụng cho cả trẻ sơ sinh chưa rụng và đã rụng cuống rốn, rốn còn tiết dịch hoặc nhiễm trùng. Cụ thể như sau:

  • Bước 1: Bố mẹ rửa sạch tay bằng xà phòng và tắm cho trẻ trước khi tiến hành vệ sinh rốn.
  • Bước 2: Dùng gạc vô trùng nâng dây rốn, quan sát sơ bộ các vị trí như chân rốn, dây rốn, da xung quanh rốn, mặt cắt cuống rốn. Xem xét các biểu hiện bất thường như tiết nhiều dịch, có máu, chảy mủ, sưng đỏ da,…
  • Bước 3: Tẩm dung dịch sát trùng vào que gòn và lau sạch chân rốn, từ chân rốn lên dây rốn, vị trí kẹp rốn, mặt cắt cuống rốn,…Cuối cùng, khử trùng vùng da xung quanh rốn.
  • Bước 4: Giữ rốn và vùng da xung quanh sạch sẽ, khô thoáng cho đến khi cuống rốn rụng (khoảng 7 – 10 ngày sau sinh, sau 15 ngày thì liền cuống rốn hoàn toàn).

Bố mẹ cần chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh 1 – 2 lần mỗi ngày hoặc ngay sau khi bị nhiễm bẩn. Khi quấn tã cho bé, bố mẹ nên mặc tã dưới rốn để đảm bảo khô thoáng. Đồng thời, hạn chế sờ, đụng vào cuống rốn hoặc vùng xung quanh rốn để tránh nguy cơ nhiễm trùng do bàn tay không sạch.

Khi phát hiện có các bất thường ở khu vực rốn như chảy dịch mủ vàng, có mùi hôi, chảy máu, da xung quanh rốn phù nề, rỉ dịch kéo dài dù rốn đã rụng hơn 2 ngày, trẻ sốt cao, khó bú,…bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý điều trị cho trẻ hoặc dùng thuốc khi không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách phòng ngừa nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

Vậy làm thế nào để phòng ngừa nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh đặt ra. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của bố mẹ, BSCKII Tạ Thị Thu Hòa khuyến cáo bố mẹ cần lưu ý các điểm sau:

  • Đảm bảo bố mẹ đã rửa thật sạch tay bằng xà phòng trước khi chạm vào cuống rốn của trẻ. Chỉ sử dụng dụng cụ đã qua tiệt khuẩn để cắt dây rốn, không chạm – kéo dây rốn. Không thoa phấn, bột hoặc các chất hóa học lên dây rốn. Đồng thời, theo dõi hình dạng, màu sắc của cuống rốn mỗi ngày.
  • Đảm bảo quần áo, mền gối, khăn của bé luôn sạch sẽ. Phòng ngủ của bé có độ thông thoáng, không ẩm thấp, không có mùi hóa chất, khói bụi, thuốc lá.
  • Băng rốn cho trẻ ngay sau khi vệ sinh hoặc đi tắm. Thao tác thực hiện cần nhẹ nhàng, tuyệt đối không siết băng gạc ở rốn quá chặt.
  • Tuyệt đối không áp dụng các bài thuốc truyền miệng trong dân gian để chữa trị cho bé trong quá trình nhiễm trùng.

Trên đây là những kiến thức mà bố mẹ cần nắm về tình trạng nhiễm trùng rốn ở trẻ và hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng mà bố mẹ cần lưu ý. Nhiễm trùng rốn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ nên cần được phát hiện sớm và chữa trị tại cơ sở y tế uy tín. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia MEDIPLUS!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Trẻ bị dị ứng thời tiết, bố mẹ phải làm sao?

    Trẻ bị dị ứng thời tiết khá phổ biến vì ở lứa tuổi này hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, làn da…

    23 Th6, 2023
    685

    Tham vấn y khoa: BSCKI Phạm Thị Thu Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Nấm miệng ở trẻ nhỏ những điều mẹ cần biết và mẹo chữa dân gian

    Nấm miệng ở trẻ là bệnh lý không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến…

    25 Th5, 2023
    1.6K

    Tham vấn y khoa: BSCKI Phạm Thị Thu Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em: Dấu hiệu và cách điều trị

    Trẻ em có hệ miễn dịch non yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ mắc viêm lợi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ…

    28 Th6, 2023
    2.0K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Hướng dẫn bố mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt

    Trẻ sơ sinh bị đau mắt là một trong những vấn đề lo lắng của các bậc phụ huynh. Đây là bệnh lý lành tính…

    12 Th6, 2023
    656

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám