Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng – Mẹ cần chăm sóc đúng cách

Cập nhật 10/05/2023

3.6K

BSCKI Phạm Thị Thu Hà

Tham vấn y khoa:BSCKI Phạm Thị Thu Hà

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Nhi

Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết tình trạng này liệu có nguy hiểm không, làm cách nào để trẻ nhanh hết sốt khỏi bệnh. Thấu hiểu được điều đó, trong bài viết dưới đây, các chuyên gia Nhi khoa MEDIPLUS sẽ giải đáp cho ba mẹ những thắc mắc xoay quanh tình trạng mà bé đang gặp phải, đồng thời, lưu ý cho bố mẹ một vài điều trong cách chăm sóc trẻ để trẻ mau khỏe mạnh. Cùng theo dõi nhé!

Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng

Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong thời điểm giao mùa hoặc tiết trời trở lạnh. ThS BSNT Nguyễn Thị Hà – Bác sĩ Nhi khoa Bệnh viện Bạch Mai – Bác sĩ Nội Nhi MEDIPLUS cho biết, trẻ bị sốt tay chân lạnh đầu nóng có thể do 2 nguyên nhân dưới đây:

Nguyên nhân thứ nhất: Chân tay lạnh có thể là hệ quả của triệu chứng sốt cao. Phần lớn các bệnh nhi đều thuộc trường hợp này. Cơn sốt của trẻ được tạo ra bởi hệ miễn dịch truyền tín hiệu theo trục não bộ đến vùng dưới đồi. Khu vực này nhận tín hiệu cơ thể đang có tình trạng nhiễm khuẩn và sẽ đáp ứng bằng cách truyền tín hiệu lên trung khu điều nhiệt nhằm làm tăng nhiệt độ của cơ thể đến một mức nhất định.

Do nhiệt độ cơ thể tăng cao (sốt), hệ miễn dịch lúc này sẽ phóng thích một loạt các chất khiến mạch máu ở các chi co lại khiến lưu lượng máu đến tứ chi bị giảm gây hiện tượng lạnh tay chân ở trẻ.

Tuy nhiên, khi đạt đến ngưỡng phù hợp, các mạch máu sẽ giãn trở lại trạng thái bình thường. Khi đó, trẻ sẽ có biểu hiện chân tay hồng lên, đôi khi xuất hiện các đốm đỏ lấm tấm. Trẻ có dấu hiệu bị vã mồ hôi và không còn cảm thấy lạnh nữa.

Nguyên nhân thứ 2: Sốt cao và lạnh tay chân do trẻ bị nhiễm siêu vi. Các siêu vi tấn công trực tiếp vào não bộ và mạch máu nhỏ (mạch máu ở tay, chân, mạch ngoại biên,…) gây nguy cơ viêm màng não, nhiễm trùng máu rất nguy hiểm. Do đó, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có hướng xử lý kịp thời, tránh các chuyển biến xấu có thể xảy ra.

>>> Ba mẹ cần biết: Cách hạ sốt nhanh cho trẻ ngay tại nhà

Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng thường gặp ở trẻ khi giao mùa hoặc thời tiết chuyển lạnh

Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng thường gặp ở trẻ khi giao mùa hoặc thời tiết chuyển lạnh

Chân tay bé lạnh khi sốt có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp trẻ bị sốt chân tay lạnh nhưng đầu lại nóng ran đều xuất phát từ sự tấn công của những loại virus gây bệnh nguy hiểm như cúm, thủy đậu, tay chân miệng, sốt xuất huyết,… Một vài nguyên nhân khác bắt nguồn từ việc trẻ bị cảm nắng, sốt do mọc răng hoặc hoặc có tiêm ngừa.

Trẻ bị sốt cao kéo dài nếu không được điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như mất nước, co giật, rối loạn hô hấp. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể để lại di chứng trên não, gây hôn mê, thậm chí là tử vong.

Bố mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc phòng khám nhi gần nhất nếu phát hiện các dấu hiệu sau:

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi sốt trên 38oC kèm theo trạng thái ngủ li bì, lừ đừ hoặc khó đánh thức.
  • Trẻ bú kém, bỏ bú hoặc bỏ ăn, không ăn uống bất cứ món gì được.
  • Trẻ nôn tất cả mọi đồ ăn, sốt chân tay lạnh run kèm theo co giật.
  • Trẻ đi tiêu phân đen giống bã cà phê kèm biểu hiện lừ đừ, da dẻ tím tái, tay chân lạnh, ra nhiều mồ hôi.
  • Trẻ có các biểu hiện xuất huyết như nổi đốm đỏ dưới da, chảy máu cam, ói ra máu, chảy máu chân răng…
  • Thóp trước của trẻ bị phồng lên, cổ cứng.

Bên cạnh đó, nếu trẻ bị sốt toàn thân hoặc chân tay lạnh đầu nóng còn là dấu hiệu của bệnh viêm màng não vô cùng nguy hiểm. Bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám nếu có những biểu hiện kèm theo như sốt, co giật, mệt mỏi, da xanh tái, biếng ăn, hôn mê,… Ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan lơ là các triệu chứng biểu hiện này.

Sốt lạnh chân tay có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Sốt lạnh chân tay có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Triệu chứng khi bé bị sốt chân tay lạnh

Bác sĩ Hà có chia sẻ thêm về nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ bị sốt chân tay lạnh nhưng đầu nóng. Phần lớn xuất phát từ việc trẻ bị nhiễm vi khuẩn, siêu vi hoặc do nhiều nguyên nhân khác. Có thể kể đến như:

  • Trẻ sốt do nhiễm siêu vi gây bệnh sốt xuất huyết, thủy đậu, tay chân miệng, sởi, cúm,…
  • Trẻ sốt do nhiễm trùng dẫn đến tình trạng sốt phát ban, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng gan, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa,…
  • Trẻ sốt do nguyên nhân khác như sốt do tiêm ngừa, sốt mọc răng,…

Vậy làm thế nào để nhận biết được trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng có đang nguy hiểm cho bé hay không? Có lẽ là điều được các bậc phụ huynh quan tâm. Bác sĩ Hà cho biết, bố mẹ có thể dựa vào các triệu chứng sau đây theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách:

  • Triệu chứng thông thường: Trẻ sốt 37,5-38oC, tay chân tuy lạnh nhưng màu da trẻ vẫn bình thường, không xanh xao, tím tái. Môi và lưỡi không bị khô. Trẻ sốt nhưng tỉnh táo, ăn uống bình thường.
  • Triệu chứng nguy hiểm: Nếu trẻ sốt cao trên 39oC, tay chân lạnh mà kèm theo các hiện tượng như ngủ li bì, hôn mê, co giật, môi và lưỡi khô, bụng phình, mắt trũng,… bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Bố mẹ cần nhận biết sớm các triệu chứng nguy hiểm để đưa trẻ cấp cứu kịp thời

Bố mẹ cần nhận biết sớm các triệu chứng nguy hiểm để đưa trẻ cấp cứu kịp thời

Ba mẹ lưu ý khi chăm sóc bé bị sốt

Tùy vào mức độ của bệnh mà trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà hoặc nằm viện theo dõi. Trong quá trình chăm sóc trẻ, bố mẹ cần lưu ý những điều sau đây để giúp bé mau khỏi bệnh:

Nếu trẻ sốt dưới 38oC: Phần lớn các trường hợp trẻ sốt dưới 38 độ C không quá đáng lo ngại bởi đây chỉ là phản ứng của hệ miễn dịch nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh. Lúc này, bố mẹ chưa cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay mà cần chăm sóc trẻ bằng cách:

  • Bổ sung nhiều nước cho trẻ: Bố mẹ có thể cho trẻ uống nước lỏng hoặc các loại nước ép trái cây,… để làm mát cơ thể, tránh tình trạng mất nước. Không nên cho trẻ uống nước lạnh, nước đá hoặc nước ngọt có gas vì các loại đồ uống này có thể ảnh hưởng xấu đến cổ họng của trẻ.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng: Không nên bắt trẻ phải ngồi yên một chỗ, nhưng bố mẹ cũng không được để trẻ chơi ngoài trời quá lâu. Bố mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng, ngủ trưa từ 1-2 tiếng để thúc đẩy quá trình hồi phục ở trẻ.
  • Cho trẻ bổ sung vitamin C: Những thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp gia tăng hoạt động hệ miễn dịch của trẻ. Điều này rất có lợi trong việc cải thiện hiệu quả điều trị bệnh. Một vài gợi ý thực phẩm giàu vitamin C cho bố mẹ là bưởi, cam, thanh long, dưa hấu, nho, quýt,…
Cho trẻ uống nhiều nước và ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C

Cho trẻ uống nhiều nước và ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C

Nếu trẻ sốt trên 38 độ: Trong trường hợp này, ngoài việc lau mát và thực hiện các biện pháp trên, bố mẹ cần phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều lượng hiệu chỉnh tùy theo cân nặng của trẻ. Bố mẹ cần trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để cho trẻ dùng liều lượng phù hợp.

Bên cạnh đó, trẻ sốt trên 38oC kèm theo chân tay lạnh có thể là dấu hiệu của viêm màng não. Bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra nếu phát hiện các triệu chứng bất thường đã đề cập ở trên. Đồng thời, trong lúc trẻ đang sốt cao, bố mẹ không nên làm những điều sau:

  • Không được lau người cho trẻ bằng nước lạnh hoặc chườm đá: Đây là cách hạ sốt hoàn toàn sai mà nhiều phụ huynh vẫn lầm tưởng. Trẻ có thể có nguy cơ bỏng lạnh hoặc suy hô hấp nếu bố mẹ hạ sốt theo phương pháp này.
  • Không được cạo gió hoặc bôi dầu: Do lớp biểu bì ở da trẻ em rất mỏng, việc cạo gió hoặc bôi dầu có thể gây ra ma sát với nhiệt lượng lớn, làm tổn thương da trẻ.
  • Không được tự ý cho trẻ dùng thuốc Khi chưa có chỉ định của bác sĩ, nhất là đối với các loại thuốc hạ sốt như aspirin hay ibuprofen.

Trên đây là những điều cần lưu ý cho bố mẹ khi chăm sóc trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng. Bố mẹ cần theo dõi sát sao diễn biến bệnh của trẻ, phát hiện sớm các triệu chứng bất thường để đưa trẻ điều trị kịp thời. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 hoặc địa chỉ 99 Tân Mai, Hoàng Mai, HN để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia MEDIPLUS!

*Bài viết được tổng hợp và chia sẻ mang tính tham khảo, không thay thê việc chẩn đoán điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy – Tín hiệu “kêu cứu” từ hệ tiêu hóa

    Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy có thể do rối loạn tiêu hóa và nhiễm khuẩn đường ruột gây…

    02 Th6, 2023
    4.6K

    Tham vấn y khoa: BSCKI Phạm Thị Thu Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Đánh cảm cho bé – Có nên hay không? [LƯU Ý]

    Trẻ bị cảm, ông bà thường sẽ dùng phương pháp đánh cảm cho bé bởi đây là một phương pháp trị cảm dân gian được…

    07 Th7, 2023
    5.9K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Viêm hạch mạc treo là gì? Cách phòng và chữa bệnh hiệu quả

    Hạch mạc treo là gì, viêm hạch mạc treo là gì, nguyên nhân, cách phòng và điều trị là những thông tin bố mẹ có…

    16 Th8, 2023
    747

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Thuốc chống dị ứng cho trẻ em Lưu ý dùng thế nào cho an toàn

    Theo thống kê tại Việt Nam, có đến 20% dân số mắc các bệnh liên quan đến dị ứng. 80% trường hợp bắt đầu mắc…

    26 Th6, 2023
    3.0K

    Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Nguyễn Thị Hà

    Chuyên mục: Nhi

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám