6 cách giảm đau sau khi nội soi dạ dày

Cập nhật 24/06/2023

1.7K

ThS. BS Lê Văn Vinh

Tham vấn y khoa:ThS. BS Lê Văn Vinh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa

Cảm giác đau sau nội soi dạ dày sẽ gây ra những khó chịu, bất tiện nhất định trong sinh hoạt hàng ngày cho bệnh nhân. Vì vậy, trong bài viết này, chuyên gia tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ chỉ ra 8 cách giảm đau sau khi nội soi dạ dày an toàn, hiệu quả cho người bệnh.

1. Nghỉ ngơi một thời gian ngắn trước khi ra về

Sau nội soi dạ dày, người bệnh thường được bác sĩ hướng dẫn nghỉ ngơi một khoảng thời gian ngắn trước khi ra về. Đây là một trong những cách giảm đau sau khi nội soi dạ dày. Đặc biệt, đối với bệnh nhân sử dụng phương pháp gây mê thì cần chờ đến lúc tỉnh táo hoàn toàn mới nên ra về, để tránh các tác dụng phụ  do thuốc mê có thể gây ra.

Thời gian nghỉ ngơi này cũng sẽ giúp bác sĩ theo dõi việc bệnh nhân có xảy ra biến chứng hay không. Người bệnh nên thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng hồi phục sức khỏe cũng như hạn chế một số tác dụng phụ khác có thể gặp phải.

Sau nội soi dạ dày bệnh nhân nên nghỉ ngơi trước khi ra về

Sau nội soi dạ dày bệnh nhân nên nghỉ ngơi trước khi ra về

2. Lưu ý về sinh hoạt trong 1 – 3 ngày đầu sau nội soi

Dưới đây là một số lưu ý về sinh hoạt trong 1 – 3 ngày đầu sau nội soi dạ dày mà người bệnh cần ghi nhớ:

Hạn chế nói nhiều và to

  • Quá trình nội soi dạ dày có thể khiến cho niêm mạc họng canh amidan bị tổn thương gây ra đau, khó chịu. Vì thế, người bệnh sau nội soi cần hạn chế nói nhiều, nói với âm lượng lớn để niêm mạc họng tránh bị cọ sát và giảm đau hiệu quả hơn.
  • Ngoài ra, việc hạn chế nói nhiều, nói to cũng sẽ làm cho cổ họng không bị kích thích, giúp cho các tổn thương mau lành, từ đó giảm đau đơn khó chịu sau nội soi. Đây cũng là cách giảm đau sau khi nọi soi dạ dày khá hiệu quả

Tránh các hoạt động gắng sức

Trong 1 – 3 ngày đầu, bệnh nhân sau nội soi can thiệp ( sinh thiết, cắt polyp, cầm máu…) không nên thực hiện các hoạt động mạnh, để giảm nguy cơ xảy ra biến chứng sau nội soi.

Xem thêm: 

3. Không nên khạc nhổ, ho mạnh

Cách giảm đau sau khi nội soi dạ dày tiếp theo là không nên khạc nhổ, ho manh. Bởi cũng như việc không nên nói nhiều, nói lớn tiếng thì những người sau nội soi dạ dày cần tránh không nên khạc nhổ, ho mạnh. Bởi vì, nội soi dạ dày bằng đường miệng, ống soi có thể gây ma sát dẫn tới tổn thương vùng họng, thực quản gây ra đau, khó chịu. Việc khạc nhổ, ho mạnh sẽ tác động trực tiếp lên những vùng này và làm cho triệu chứng đau, khó chịu càng nặng nề, thậm chí có thể gây chảy máu.

Để hạn chế khạc nhổ hay ho mạnh người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khạc nhổ, ho mạnh không tốt cho người bệnh sau nội soi dạ dày

Khạc nhổ, ho mạnh không tốt cho người bệnh sau nội soi dạ dày

4.  Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng bằng nước muối loãng

Việc nội soi dạ dày có thể gây tác dụng phụ như sây sát, tổn thương vùng họng của người bệnh và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, vệ sinh sạch sẽ khoang miệng bằng nước muối loãng sẽ có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm, giúp vết thương mau lành.

Bệnh nhân nên dùng nước muối loãng 0,9% súc miệng bằng cách ngậm trong khoảng 5 giây. Người bệnh nên thực hiện ngay sau khi nội soi và sau các bữa ăn khi đã đánh răng sạch sẽ.

Sau nội soi dạ dày người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ khoang miệng thường xuyên

Sau nội soi dạ dày người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ khoang miệng thường xuyên – đây là một trong những cách giảm đau sau khi nội soi dạ dày khá hiệu quả

5. Lưu ý về việc ăn uống sau nội soi dạ dày

Bên cạnh chú ý về vệ sinh và sinh hoạt, người bệnh cũng nên quan tâm tới vấn đề ăn uống. Dưới đây là 1 số lưu ý quan trọng bệnh nhân nên biết sau nội soi dạ dày.

  • Bệnh nhân nội soi thường: hoàn toàn có thể ăn uống ngay sau khi nội soi dạ dày.
  • Bệnh nhân nội soi gây mê: chỉ được ăn sau khi bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn. Việc này nhằm giảm nguy cơ bị sặc, nuốt nghẹn do vẫn còn tác dụng của thuốc gây mê hoặc thuốc tê.
  • Dạng thực phẩm nên ăn: Bệnh nhân nên ăn thực phẩm dạng lỏng, mềm và dễ tiêu hóa để giảm làm kích thích cho vùng họng.
Cháo là món ăn rất tốt cho người bệnh sau nội soi dạ dày

Cháo là món ăn rất tốt cho người bệnh sau nội soi dạ dày

Những món nên ăn và cách ăn khoa học trong 2 – 3  ngày sau nội soi dạ dày:

  • Cháo, súp: Cháo, súp đều là những món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nên sẽ giúp người bệnh giảm thiểu những khó chịu, tác dụng phụ sau nội soi dạ dày.
  • Các món ninh nhừ, hầm nhừ: Xương hầm củ quả, thịt heo hầm, gà hầm,… là món ăn mềm, giàu dưỡng chất, giúp dạ dày không phải co bóp nhiều, giảm nguy cơ đau bụng, chướng bụng sau nội soi dạ dày.
  • Bánh mì: Người bệnh nên chọn bánh mì dạng bánh bông lan mềm giúp bệnh nhân dễ nuốt và có tác dụng làm giảm triệu chứng đau bụng, buồn nôn.
  • Khoai tây:  Khoai tây có tác dụng tốt đối với việc kiểm soát triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, đau dạ dày,…

Đây là những món ăn tốt cho người sau tiến hành nội soi dạ dày giúp người bệnh làm giảm tác dụng phụ sau nội soi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiêng một số loại thức ăn không tốt cho hệ tiêu hóa.

6. Tránh những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa

Cách giảm đau sau khi nội soi dạ dày tiếp theo đó là tránh ăn những thực phẩm không tốt. Sau nội soi dạ dày người bệnh cần tránh những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa: thức ăn cứng, đồ ăn cay nóng, đồ ăn khó tiêu,… Việc này sẽ làm giảm tác động, kích thích trực tiếp lên họng, thực quản và giảm quá trình co bóp của dạ dày. Từ đó có tác dụng giảm đau, khó chịu cho người bệnh.

Những thực phẩm người bệnh sau nội soi dạ dày cần tránh:

  • Không ăn những thức ăn cứng như ổi, cùi dừa, măng khô: Đây là những nhóm thực phẩm khó nuốt, khó tiêu hóa làm cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn và dễ gây ra các các cơn đau dạ dày.
  • Tránh những thức ăn cay nóng: Những loại thức ăn cay nóng, nhiều gia vị như tiêu, ớt, kim chi,… sẽ làm cho những tổn thương ở cổ họng thêm trầm trọng hơn. Ngoài ra, những loại thức ăn này còn gây kích thích niêm mạc dạ dày và gây ra các cơn đau.
  • Tránh uống sữa: Người bệnh đau dạ dày nên hạn chế hoặc không nên uống sữa vì trong sữa thường chứa nhiều lactose gây đầy bụng, tiêu chảy ở những người không dung nạp lactose. Tỷ lệ người Việt Nam không dung nạp lactose khá cao. Bên cạnh đó, sữa khi gặp sữa khi gặp acid dạ dày sẽ vón cục, tạo khối protein (chủ yếu casine) gây khó tiêu cho người bệnh đau dạ dày.
  • Không nên dùng đá lạnh, dùng các đồ kích thích như bia rượu, trà, cà phê, thuốc lá.
  • Kiêng một số loại trái cây có tính axit cao như: cam, bưởi, chanh, xoài, cóc,… vì những loại đồ ăn này sẽ tăng acid dạ dày.
Sau nội soi dạ dày người bệnh nên kiêng các loại thức ăn có tính axit cao như: cam, chanh, bưởi,...

Sau nội soi dạ dày người bệnh nên kiêng các loại thức ăn có tính axit cao như: cam, chanh, bưởi,…

Bài viết trên đây đã giúp các bạn có những cách giảm đau sau khi nội soi dạ dày như thế nào an toàn cho sức khỏe. Với những kiến thức trên, hi vọng sẽ giúp người bệnh giảm bớt khó chịu sau nội soi dạ dày (nếu có).

Nếu bạn còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về sức khỏe thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia MEDIPLUS tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Nội soi tiêu hóa: Quy trình, kỹ thuật, bảng giá mới nhất 2023

    Nội soi tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán các bệnh liên quan đến tiêu hóa hiện đại nhất. Chính vì vậy, các vấn đề…

    28 Th8, 2023
    3.2K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Nội soi tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám