Sau khi nội soi dạ dày nên ăn gì? Chế độ ăn phục hồi nhanh chóng

Cập nhật 02/10/2023

6.5K

ThS. BS Lê Văn Vinh

Tham vấn y khoa:ThS. BS Lê Văn Vinh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa

Nội soi dạ dày thuộc về nội tiêu hóa, chính vì vậy sau khi nội soi dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm tìm hiểu. Thắc mắc này sẽ được Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp chi tiết trong bài viết này, hãy cùng theo dõi nhé!

1. Sau khi nội soi dạ dày nên ăn gì?

Nội soi dạ dày là thủ thuật sử dụng ống nội soi mềm đưa qua đường miệng hoặc mũi để chẩn đoán các bất thường ở dạ dày, thực quản, hành tá tràng…

Đây là phương pháp an toàn và chính xác, nhưng sau khi nội soi dạ dày người bệnh vẫn có thể gặp phải một số triệu chứng như mệt mỏi, đau rát họng, nôn, buồn nôn… Đặc biệt trong một số trường hợp bệnh lý như loét, xuất huyết hoặc sau cắt polyp…

Vậy nội soi dạ dày xong nên ăn gì để làm giảm cảm giác khó chịu? Một số thức ăn/thực phẩm bạn nên ăn sau khi nội soi dạ dày gồm:

1.1 Ngay sau khi nội soi dạ dày 1-2 tiếng

Sau khi nội soi dạ dày nên ăn gì? 1-2 tiếng ngay sau khi nôi soi dạ dày bệnh nhân không ăn, uống bất cứ thứ gì, đặc biệt là khi có dùng thuốc tê cho cổ họng. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho bạn, tránh trường hợp sặc thức ăn, nước uống vào phổi.

1.2 Sau khi nội soi dạ dày 1 ngày

1 ngày sau khi nội soi dạ dày nên ăn gì? Cụ thể người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc dưới đây:

  • Cần bù nước và giữ chế độ ăn đồ ăn lỏng, mềm dễ tiêu: Ăn đồ ăn lỏng, mềm giúp dễ tiêu hóa, dễ hấp thu tránh gây áp lực lên dạ dày khi vừa nội soi xong đặc biệt sau khi thực hiện thủ thuật sinh thiết, cầm máu, cắt polyp.
  • Có thể uống nước đường hoặc sữa lạnh: Mục đích là để làm giảm cơn đói  và tránh gây áp lực nên vùng niêm mạc bị tổn thương.
  • Nếu không nôn ói có thể ăn đồ mềm như cháo trắng, soup, trứng và dùng nước trái cây: Để bổ sung tinh bột, dinh dưỡng, các khoáng chất và vitamin cho cơ thể.
  • Ăn thức ăn mềm, lỏng, ít chất xơ: Để không gây kích ứng dạ dày, phòng ngừa táo bón.

Lưu ý: Nội soi dạ dày sau bao lâu thì được ăn? Hầu hết các khuyến cáo của bác sĩ về chế độ ăn thường là áp dụng cho 1 ngày sau nội soi. Tuy nhiên từng cơ thể sẽ có phản ứng khác nhau vì thế nếu vẫn cảm thấy khó chịu, hãy áp dụng chế độ ăn đồ mềm trong 2 – 3 ngày tiếp theo.

Sau nội soi dạ dày 1 ngày, người bệnh cần bù nước và giữ chế độ ăn đồ ăn lỏng, mềm.

Sau nội soi dạ dày 1 ngày, người bệnh cần bù nước và giữ chế độ ăn đồ ăn lỏng, mềm.

1.3 Sau khi nội soi dạ dày 2-3 ngày

2-3 ngày sau khi nội soi dạ dày nên ăn gì? Hãy lắng nghe cơ thể để quyết định chế độ ăn uống phù hợp.

  • Ưu tiên ăn các món được chế biến kỹ, mềm để đảm bảo dạ dày hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng.
  • Chế độ ăn uống khoa học để dạ dày hoạt động tốt trở lại. Sau đó có thể sinh hoạt bình thường.
  • Lưu ý: Nên chia nhỏ bữa ăn, mỗi bữa cách nhau 3 – 4 tiếng: Ăn quá no trong 1 lần có thể gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa, khiến bạn bị đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và táo bón.
Nên chia nhỏ bữa ăn, mỗi bữa cách nhau 3 - 4 tiếng, không nên ăn quá no.

Nên chia nhỏ bữa ăn, mỗi bữa cách nhau 3 – 4 tiếng, không nên ăn quá no.

2. Sau nội soi dạ dày kiêng ăn gì?

Không chỉ muốn biết sau khi nội soi dạ dày nên ăn gì, nhiều người còn quan tâm tìm hiểu sau nội soi dạ dày nên kiêng ăn gì để nhanh chóng phục hồi niêm mạc dạ dày đồng thời tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Câu trả lời cụ thể sẽ có ngay dưới đây.

Nhóm thực phẩm Nên ăn Không nên ăn
Đồ ăn – Các loại cháo: cháo thịt bằm, cháo trứng, cháo cá…

– Soups hoặc canh giúp dễ tiêu hoá: canh rau cải, ranh khoai tây, canh rong biển…

– Rau chín mềm.

– Trứng gà.

– Khoai tây nghiền.

– Bánh mì trắng.

– Trái cây mềm và không chua: thanh long, bơ, chuối…

– Các loại cháo khó tiêu như cháo hải sản, cháo tôm, cháo bào ngư…

– Các loại thịt khó tiêu hoá.

– Rau sống.

– Bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, bánh quy giòn.

– Gạo lứt.

– Đồ ăn và gia vị cay: Ớt, tiêu, hành tây, mù tạt, tỏi.

– Đồ ăn lên men: Dưa muối, cà muối, kim chi…

– Đồ ăn nhanh và chế biến sẵn: xúc xích, lạp sườn, chà bông, gà rán, khoai tây chiên…

– Thức ăn chất xơ thô: rau cần, măng, đậu, dứa.

– Đồ ăn rắn, cứng: Các hoạt hạt, các loại đậu.

– Thức ăn nhiều chất béo: pho mát, đồ chiên rán, kem, nội tạng động vật…

– Trái cây có lượng acid cao: cam, xoài, quất, chanh, bưởi chua.

Đồ uống – Nước lọc.

– Đồ uống có chất điện giải.

– Nước ép trái cây: đào, táo.

– Nước rau quả.

– Nước dừa.

– Nước đường.

– Sữa lạnh.

– Trà gừng.

– Nước luộc rau củ.

– Bia, rượu.

– Nước ngọt có ga.

– Cà phê.

– Nước trà đặc.

– Nước ép hoa quả: Chanh, xoài, bưởi, cam, táo.

Nhóm đồ ăn khác – Sữa chua. – Đu đủ.

– Các loại bánh kẹo.

– Thức ăn nóng: Nước nóng, canh nóng, cơm nóng, sữa nóng…

– Các món chua cay: lẩu Thái, thịt nướng sa tế.

Bên cạnh những vấn đề nên ăn gì và kiêng ăn gì khi nội soi dạ dày bạn có biết cần làm gì sau khi nội soi dạ dày không, hãy đọc ngay những chia sẻ bài viết.

3. Một số lưu ý khác về chăm sóc bệnh nhân sau khi nội soi dạ dày

Song song với việc nắm rõ sau khi nội soi dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau nội soi dạ dày, bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:

  • Ngay sau khi nội soi cần nghỉ ngơi theo dõi tại bệnh viện 15 – 30 phút với nội soi thường, 1 – 2 tiếng với nội soi gây mê (nội soi không đau)
  • Sau nội soi nên hạn chế khạc nhổ.
  • Trong 24 giờ sau khi nội soi lưu ý không trực tiếp lái xe hoặc điều khiển máy móc.
  • Ngoài chế độ ăn uống thì đừng quên lưu ý về cả chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt.
Nằm nghỉ ngơi sau nội soi dạ dày đại tràng

Ngay sau khi nội soi cần nghỉ ngơi theo dõi tại bệnh viện

Bài viết trên đây của Tổ hợp y tế MEDIPLUS đã giải đáp thắc mắc sau khi nội soi dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì, đồng thời gợi ý một số cách chăm sóc giúp làm giảm thiểu các triệu chứng khó chịu sau khi nội soi dạ dày. Trường hợp các triệu chứng sau nội soi dạ dày kéo dài quá 7 ngày, bệnh nhân cần thông báo và đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc và cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366!

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Xem thêm: 

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Nội soi tiêu hóa: Quy trình, kỹ thuật, bảng giá mới nhất 2023

    Nội soi tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán các bệnh liên quan đến tiêu hóa hiện đại nhất. Chính vì vậy, các vấn đề…

    28 Th8, 2023
    3.1K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Nội soi tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám