Sau nội soi dạ dày đại tràng ăn gì? Kiêng gì? [Ý kiến chuyên gia]

Cập nhật 24/06/2023

5.6K

ThS. BS Lê Văn Vinh

Tham vấn y khoa:ThS. BS Lê Văn Vinh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Nội soi tiêu hóa

Sau nội soi dạ dày đại tràng ăn gì? Kiêng gì? để không xảy ra các tác dụng không mong muốn bởi trong và sau quá trình nội soi đại tràng, dạ dày của chúng ta sẽ bị xáo trộn các hoạt động. Trong bài viết dưới đây, Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ hướng dẫn bạn chế độ ăn đúng cách để sức khỏe được hồi phục nhanh chóng.

Xem thêm:

1. Sau nội soi dạ dày đại tràng ăn gì?

Nội soi đại tràng yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trong một thời gian 6 – 10 tiếng, quá trình chuẩn bị cho nội soi khiến cơ thể mất nước, đồng thời các tác phụ từ nội soi.

Vì vậy, sau khi nội soi đại tràng người bệnh có thể có cảm giác mệt mỏi, đầy hơi, chướng bụng nhẹ, đau bụng,… Tuy nhiên, các triệu chứng này không nghiêm trọng và sẽ tự biến mất nhanh chóng sau một đến vài ngày.

Việc sau nội soi dạ dày đại tràng ăn gì và kiêng gì là điều cần được lưu ý để người bệnh nhanh chóng hồi phục và tránh gây các tổn thương tới đại tràng. Đầu tiên, nên để bệnh nhân nghỉ ngơi trong khoảng 1 tiếng và chú ý không nên ăn trong 1 – 2 tiếng đầu. Chi tiết cụ thể ở phần dưới đây:

1.1. Vừa nội soi đại tràng xong nên ăn gì?

Sau khi vừa nội soi, bác sĩ có thể khuyên bạn nên ăn ít hoặc không ăn trong 1 – 2 tiếng đầu. Sau đó, bạn sẽ được khuyên ăn và uống những thứ có lợi cho tiêu hóa. Uống nhiều nước và ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa sẽ được khuyến khích. Cụ thể như sau:

Sau nội soi dạ dày đại tràng nên ăn cháo

Sau nội soi dạ dày đại tràng nên ăn các món ăn lỏng dễ tiêu hóa như cháo, soup…

Sau khoảng 2 tiếng nội soi. Nếu không thấy các dấu hiệu nôn trớ, đau bụng thì có thể ăn các đồ ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như:

  • Cháo, canh/soup (canh bí đỏ, canh rong biển đậu hũ, canh rau mồng tơi,…): Các đồ ăn này dễ tiêu hóa, giảm cảm giác đói nhanh nên người vừa nội soi nên ăn.
  • Để cháo, canh/soup nguội hẳn mới cho bệnh nhân ăn. Không ăn lúc còn nóng.

Trong ngày đầu tiên sau nội soi: bệnh nhân nên chú ý chỉ nên ăn đồ ăn mềm, nhiều nước, dễ tiêu hóa, giảm chướng hơi.

1.2. Ngày thứ 2 – 3 sau nội soi dạ dày đại tràng ăn gì?

Một ngày sau khi nội soi, bệnh nhân đã có thể ăn uống như bình thường. Tuy nhiên, để hệ thống tiêu hóa ổn định, hoạt động bình thường, hồi phục nhanh chóng đặc biệt sau thủ thuật sinh thiết, cắt polyp thì chế độ ăn 2- 3 ngày nội soi cũng rất quan trọng.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ niêm mạc

Sau nội soi dạ dày đại tràng ăn gì? Nên ăn các loại thực phẩm bảo vệ niêm mạc đại tràng sau khi thực hiện nội soi

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo để giúp đại tràng nhanh chóng ổn định, hoạt động bình thường.
  • 2- 3 ngày sau nội soi bạn có thể ăn các đồ ăn như: bánh mì, lòng trắng trứng, sữa, khoai tây… để thấm dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày và các thức ăn ngọt, béo để giảm tiết acid dịch vị. Vẫn ưu tiên các món ăn được chế biến kỹ, mềm, loãng như cháo, canh, súp, hoặc các món ăn được ninh, hầm nhừ để đảm bảo dễ tiêu hóa và giảm áp lực cho đại tràng.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn: Sau nội soi đại tràng thay vì ăn no ở 3 bữa chính trong ngày, mỗi bữa cách nhau 3 – 4 tiếng (từ 4-5 bữa trong tuần đầu tiên). Ăn với lượng vừa phải, không ăn quá nhiều hay quá ít. Nên nhai kỹ trước khi nuốt.
  • Sau khoảng thời gian 2 – 3 ngày, nếu không gặp vấn đề gì về đại tràng thì có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, nên ăn uống lành mạnh để giữ cho đại tràng, dạ dày hoạt động tốt nhất.

2. Những món ăn, thực phẩm nên kiêng sau nội soi dạ dày đại tràng

Ngoài việc quan tâm đến sau nội soi dạ dày đại tràng ăn gì thì cần chú ý đến những thực phẩm, món ăn nên kiêng sau khi nội soi đại tràng để không xảy ra các tác dụng không mong muốn cũng rất quan trọng. Cụ thể:

Kiêng rượu bia các chất kích thích

Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích là điều cấm kỵ ở người vừa nội soi xong

  • Tránh ăn các loại trái cây có độ axit cao như: Chanh, xoài, bưởi,… hay các đồ muối chua như cà muối, dưa cải muối,… vì có thể gây kích thích, tổn thương các vết loét đại tràng và ảnh hưởng tới đại tràng trong quá trình phục hồi.
  • Không nên dùng đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ vì hệ tiêu hóa của người bệnh sau khi nội soi có thể chưa ổn định ngay. Sử dụng các sản phẩm này khiến cản trở quá trình tiêu hóa, không hấp thu được thức ăn gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra còn tăng cảm giác buồn nôn sau khi gây mê toàn thân.
  • Tránh xa đồ cay nóng vì vốn dĩ những thực phẩm này đã không tốt cho dạ dày, đại tràng. Sử dụng các loại đồ ăn có thể dễ gây kích ứng ruột khiến niêm mạc dễ tổn thương hơn.
  • Tránh các loại hoa quả, đồ ăn chế biến sẵn như: xúc xích, lạp xưởng, đu đủ, chuối tiêu,…
  • Không ăn các loại bánh, kẹo, nước ngọt có gas trong ngày đầu sau khi nội soi. Nước uống có gas làm tăng lượng khí trong cơ thể bạn, trong khi không khí trong quá trình nội soi có thể vẫn còn và nó được thải ra ngoài nhiều hơn khí bình thường.
  • Tuyệt đối không dùng các chất kích thích gây hại như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… đặc biệt với người vừa nội soi xong. Vì có thể gây bào mòn, tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, phát sinh cơn đau, gây cảm giác khó chịu,…

3. Một số lưu ý khác về chăm sóc bệnh nhân sau nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là một thủ thuật khá an toàn và ít xảy ra các biến chứng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần chú ý chăm sóc tốt sức khỏe để tránh những vấn đề không mong muốn phát sinh.

Nằm nghỉ ngơi sau nội soi dạ dày đại tràng

Nằm nghỉ ngơi sau nội soi dạ dày đại tràng

  • Cần phải báo ngay cho các bác sĩ nếu thấy xuất hiện những biểu hiện như sốt, lạnh và run, xuất huyết, đau bụng, nôn mửa, khó nuốt, đau ngực nặng..
  • Bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh sau nội soi để cơ quan tiêu hóa ổn định trở lại, phục hồi các tổn thương trong quá trình nội soi, đồng thời nâng cao sức đề kháng. Tránh để bệnh nhân thức khuya, suy nghĩ nhiều, stress gây ảnh hưởng tới dạ dày, đại tràng.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn và các chỉ định của bác sĩ sau khi nội soi đại tràng để phòng ngừa các biến chứng sau nội soi đại tràng có thể xảy ra, tái khám nếu có yêu cầu.

Chế độ ăn uống lành mạnh sau nội soi sẽ giúp hạn chế phát sinh các biến chứng (chướng hơi, đau tức bụng), đồng thời giúp cho hệ tiêu hóa cũng như niêm mạc đại tràng nhanh chóng ổn định trở lại. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn về vấn đề “ Sau nội soi dạ dày đại tràng ăn gì?” để bạn chủ động hơn khi thực hiện thủ thuật này.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc và cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366!

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Nội soi tiêu hóa: Quy trình, kỹ thuật, bảng giá mới nhất 2023

    Nội soi tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán các bệnh liên quan đến tiêu hóa hiện đại nhất. Chính vì vậy, các vấn đề…

    28 Th8, 2023
    3.2K

    Tham vấn y khoa: TS. BS Phạm Bình Nguyên

    Chuyên mục: Nội soi tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám