Rong kinh là gì? Xuất huyết âm đạo kéo dài có nguy hiểm?

Cập nhật 17/08/2023

1.5K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Phụ khoa

Rong kinh (hay chảy máu bất thường từ niêm mạc tử cung kéo dài) là một tình trạng thường gặp ở chị em phụ nữ, có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau.. Đây có thể là một rối loạn nhất thời, cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tham khảo bài viết dưới đây để nhận biết sớm và có phương án điều trị kịp thời tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.

Rong kinh là gì?

Thông thường, người phụ nữ sẽ ra máu từ 3 đến 5 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt. Rong kinh là một hiện tượng kinh nguyệt bất thường, giai đoạn hành kinh kéo dài trên 7 ngày. Nếu tình trạng ra máu không có tính chất chu kỳ, kéo dài trên 7 ngày thì được gọi là rong huyết.

Cùng là hiện tượng rong kinh, nhưng nếu xuất hiện ở các độ tuổi khác nhau, như tuổi trẻ, tuổi hoạt động sinh dục và tuổi tiền mãn kinh, rong kinh có thể gợi ý những vấn đề bệnh lý khác nhau.

Rong kinh là tình trạng như thế nào

Dấu hiệu cảnh báo rong kinh

Nhiều chị em gặp trường hợp kinh nguyệt ra nhiều bất thường và kéo dài có thể là triệu chứng biểu hiện một số bệnh lý, nó sảy ra ở mỗi người là khác nhau. Nguyên nhân khác nhau nên chị em phụ nữ bị rong kinh thường gặp những triệu chứng điển hình, bao gồm:

– Lượng máu ra nhiều trong kỳ kinh nguyệt và kéo dài liên tục trên 7 ngày.

– Xuất huyết nặng diễn ra trong 2 chu kì liên tiếp.

– Máu kinh đóng thành cục lớn.

– Mệt mỏi, thở dốc, da xanh xao, niêm mạc tái nhợt do mất nhiều máu.

– Đau bụng dưới.

Nguyên nhân bị rong kinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rong kinh, theo các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa cho biết thêm, nhìn chungtTình trạng rong kinh có thể do nguyên nhân cơ năng hoặc thực thể, cụ thể:

Rong kinh cơ năng

Rong kinh cơ năng là tình trạng rong kinh không kèm theo các nguyên nhân thực thể, thường do nội tiết tố nữ không đều đặn, gặp ở lứa tuổi dậy thì hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Khi cơ thể bước sang tuổi dậy thì, trục nội tiết hoạt động chưa thuần thục khiến chu kỳ kinh nguyệt chưa hoàn chỉnh, gây ra hiện tượng kinh nguyệt bất thường, trong đó có hiện tượng rong kinh. Đa phần những trường hợp rong kinh tuổi dậy thì sẽ được cải thiện trong vài năm sau đó mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp rong kinh kèm ra máu nhiều có thể gây tình trạng thiếu máu nặng, ảnh hưởng đến thể chất tinh thần và sinh hoạt của bệnh nhân. Khi đó, các can thiệp y tế là cần thiết.

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh cũng khá phổ biến, có thể là rong kinh, kinh thưa, kinh mau, cường kinh, thiểu kinh. Nguyên nhân cũng là do trục nội tiết ở tuổi này không hoạt động trơn tru và đều đặn. Trong thời gian này, nồng độ nội tiết tố nữ bắt đầu giảm. Tuy nhiên, rong kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh có thể do các nguyên nhân ác tính. Chỉ khi đã loại trừ các nguyên nhân này thì mới được điều trị triệu chứng.

Nguyên nhân rong kinh cơ năng

Rong kinh thực thể

– U xơ tử cung: Đây là những khối u lành tính của tử cung nhưng có thể gây ra tình trạng ra máu kinh nhiều hoặc kéo dài hơn bình thường. U xơ tử cung thường gặp ở phụ nữ ở tuổi sinh đẻ và teo nhỏ lại ở giai đoạn mãn kinh

– Polyp tử cung: Thường là các khối u nhỏ, lành tính trên niêm mạc tử cung, trong buồng tử cung, có thể gây ra hiện tượng rong kinh. Polyp tử cung hình thành từ sự phát triển quá mức của các tế bào lát mặt trong tử cung, dính vào thành tử cung và buồng tử cung

– Lạc nội mạc tử cung: Là tình trạng các tuyến từ nội mạc tử cung xuất hiện ở cơ tử cung, thường gây kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài và kèm theo đau khi có kinh.

– Quá sản niêm mạc tử cung: Là hiện tượng niêm mạc tử cung dày hơn bình thường, và có thể bong tróc từng phần không đều, dẫn đến lâu bong hết, gây chảy máu kéo dài.

– Ung thư tử cung và ung thư cổ tử cung: Có thể gây chảy máu âm đạo bất thường, đôi khi lẫn với kỳ kinh khiến chị em phụ nữ lầm tưởng mình ra kinh kéo dài; đặc biệt cần lưu ý trong trường hợp người phụ nữ đã mãn kinh.

– Sự suy giảm chức năng buồng trứng: Nếu trong chu kỳ kinh nguyệt buồng trứng không phóng thích trứng (rụng trứng), cơ thể sẽ không sản xuất hormone progesterone như bình thường. Điều này dẫn đến mất cân bằng hormone và gây rong kinh.

– Hội chứng buồng trứng đa nang, béo phì, kháng insulin và các vấn đề về tuyến giáp: Có thể gây ra rối loạn về nội tiết tố nữ khiến quá trình rụng trứng diễn ra không nhất quán, dẫn đến rong kinh.

Nguyên nhân rong kinh thực thể

Nguyên nhân khác

– Tình trạng rối loạn đông máu: Một số rối loạn về đông máu, chẳng hạn như bệnh von Willebrand – một tình trạng thiếu hoặc suy giảm yếu tố đông máu quan trọng – có thể gây ra chảy máu kinh nguyệt bất thường.

– Một số bệnh lý: Bao gồm cả bệnh gan hoặc thận, đều có thể liên quan đến tình trạng rong kinh.

– Thuốc: một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu như warfarin hoặc enoxaparin và các thuốc nội tiết chứa estrogen và progestin, đều có thể khiến kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài.

– Các biện pháp tránh thai: Một số phụ nữ có thể gặp tình trạng rong kinh khi sử dụng các biện pháp tránh thai như đặt dụng cụ tử cung, cấy que cấy tránh thai. Trong trường hợp này, chị em cần trao đổi với bác sĩ để lựa chọn một biện pháp tránh thai khác phù hợp hơn.

Biến chứng nguy hiểm do rong kinh kéo dài

Tình trạng rong kinh không phải là hiếm gặp ở chị em. Tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu kinh nguyệt kéo dài mà không có hướng điều trị sớm có thể dẫn đến một số vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe:

Mất máu, thiếu máu

Rong kinh có thể gây thiếu máu do mất máu kéo dài. Khi đó cơ thể bạn cố gắng bù đắp lượng hồng cầu đã mất bằng cách tạo ra thêm các hồng cầu mới. Chính vì thế, lúc này cơ thể cần huy động lượng sắt dự trữ để tạo máu. Lâu dần, sẽ làm giảm lượng sắt dự trữ trong cơ thể gây thiếu máu thiếu sắt.

Khi bị thiếu máu, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, xanh xao, thiếu sức sống. Đôi khi, người thiếu máu có thể gặp các vấn đề như hoa mắt, chóng mặt, làm giảm sự tập trung, giảm năng suất lao động.

Đa số các trường hợp bổ sung sắt bằng thuốc kết hợp chế độ ăn uống sẽ cải thiện được tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên, một số trường hợp rong kinh kéo dài kèm theo kinh nguyệt ra nhiều có thể gây thiếu máu cấp tính, cần phải truyền máu.

Bệnh lý phụ khoa

Rong kinh kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục ngoài. Sau đó, vi khuẩn có thể lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung, lên vòi trứng gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục trong. Hậu quả có thể dẫn đến viêm vùng chậu, nhiễm trùng toàn thân, và vô sinh sau này.

Rong kinh do chị em mắc các bệnh phụ khoa

Ảnh hưởng sinh hoạt

Rong kinh gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày, khiến phụ nữ luôn có cảm giác khó chịu, không tự tin, thậm chí là sợ hãi khi đến kỳ kinh nguyệt. Đã có nhiều phụ nữ than phiền về việc chất lượng cuộc sống suy giảm khi bị rong kinh kéo dài.

Điều trị rong kinh như thế nào?

Nguyên tắc điều trị rong kinh rong huyết là ngăn ngừa tình trạng ra máu, thiết lập lại chu kỳ kinh bình thường và hỗ trợ, nâng cao thể trạng cho người bệnh. Với một số trường hợp có thể điều trị rong kinh tại nhà. Tuỳ theo nguyên nhân và mong muốn sinh đẻ của người bệnh, bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp khác nhau để điều trị rong kinh,  bao gồm:

Kê đơn thuốc: bao gồm thuốc nội tiết, đặc biệt trong trường hợp rong kinh do thay đổi nội tiết ở trẻ mới dậy thì hoặc phụ nữ tiền mãn kinh. Thuốc sắt cũng thường được sử dụng, giúp cơ thể có nguyên liệu để tái tạo hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu.

Thay đổi phương pháp tránh thai: nếu bạn đang sử dụng một phương pháp tránh thai, thường là tránh thai bằng nội tiết, chẳng hạn như thuốc uống tránh thai hàng ngày, que cấy tránh thai,.. mà có tình trạng rong kinh thì cần trao đổi với bác sĩ để điều trị. Trong trường hợp dùng thuốc điều trị không cải thiện được vấn đề rong kinh, chị em có thể cân nhắc sử dụng các biện pháp tránh thai không dùng thuốc nội tiết như bao cao su, đặt vòng tránh thai,…

Thủ thuật hút buồng tử cung: bác sĩ sẽ đưa một ống hút vào trong lòng của tử cung, sau đó hút và lấy ra lớp niêm mạc tử cung. Thủ thuật này vừa có tác dụng cầm máu vừa có tế bào niêm mạc tử cung để làm xét nghiệm, giúp xác định nguyên nhân gây ra rong kinh.

Phẫu thuật: cắt bỏ u xơ hoặc polyp tử cung, thậm chí cắt tử cung trong những trường hợp nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Điều trị các bệnh lý khác liên quan đến tình trạng rong kinh: các bệnh lý bất thường quá trình đông máu, bệnh lý gan thận,…nếu có cần được điều trị triệt để tại các chuyên khoa sâu.

Chị em cần làm gì khi bị rong kinh?

Để phòng tránh tình trạng rong kinh, chị em nên có một lối sống lành mạnh và khoa học:

  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, xây dựng thói quen ngủ sớm.
  • Bổ sung đầy đủ và cân bằng các nhóm dinh dưỡng, ưu tiên nhóm thực phẩm giàu chất xơ và nhiều sắt như thịt bò, cá, trứng, rau xanh, hải sản,..
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc căng thẳng hoặc quá sức.
  • Luyện tập thể dục hàng ngày.

Thăm khám và điều trị sớm nếu có biểu hiện bất thường

Bên cạnh đó, thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng/lần cũng chính là giải pháp phòng ngừa rong kinh cho chị em vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên việc lựa chọn một cơ sở khám chữa bệnh uy tín, chất lượng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Đến với MEDIPLUS, khách hàng sẽ được thăm khám trực tiếp với các bác sĩ, chuyên gia sản phụ khoa hàng đầu với chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn. Đặc biệt, MEDIPLUS không ngừng cập nhật các trang thiết bị y tế, khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại đảm bảo cung cấp cho khách hàng những dịch vụ thăm khám chất lượng nhất.

Rong kinh đa phần là dấu hiệu cảnh báo những rối loạn trong cơ thể. Chính vì thế, khi bị rong kinh chị em nên đến cơ sở y tế để được thăm khám. Việc thăm khám và điều trị rong kinh sớm sẽ giúp ngăn ngừa thiếu máu, đồng thời giúp xác định chính xác các tổn thương, giúp điều trị sớm và thường đạt được hiệu quả cao.

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    U vú lành tính có biến chứng ung thư và có nguy hiểm không?

    U vú lành tính là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Việc nhận biết…

    07 Th8, 2023
    525

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Chu Việt Anh

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Cách đặt viên phụ khoa tại nhà đúng cách an toàn hiệu quả

    Cách đặt viên phụ khoa như thế nào mới đúng là thắc mắc chung của nhiều chị em phụ nữ. Hiện nay nhiều phụ nữ…

    18 Th8, 2023
    1.8K

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Chu Việt Anh

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Nữ xuất tinh có bình thường không? Cơ chế xuất tinh ở phụ nữ

    Nữ xuất tinh luôn là một chủ đề gây tò mò và tranh cãi trong lĩnh vực tình dục và sức khỏe. Mọi người thường cho…

    11 Th8, 2023
    5.3K

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám