Tiêm phòng HPV ung thư cổ tử cung: Những ai NÊN và KHÔNG NÊN?

Cập nhật 17/08/2023

1.7K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Phụ khoa

Theo thống kê cho thấy, tại Việt Nam mỗi năm phát hiện hơn 5100 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung và khoảng 2400 người tử vong vì căn bệnh này. Hiện nay, việc tiêm vắc xin HPV là biện pháp phòng ngừa bệnh lý ung thư cổ tử cung hiệu quả, được nhiều chị em quan tâm. Vậy khi nào cần tiêm phòng HPV và cần tiêm bao nhiêu mũi để đạt hiệu quả tốt nhất? Theo dõi chia sẻ từ chuyên gia sản phụ khoa MEDIPLUS qua bài viết dưới đây.

Tiêm phòng HPV ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả

Tiêm phòng HPV ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả

Vacxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV)

HPV (được viết tắt từ Human Papilloma virus) là một loại virus gây nên các u nhú cho người. Virus HPV có thể truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc da với nhau, lây truyền khi quan hệ tình dục…

Có hơn 100 loại HPV khác nhau, trong đó khoảng 40 loại có thể gây bệnh tại các cơ quan sinh dục như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, hậu môn, trực tràng, bìu, dương vật, cổ họng và miệng.

Hai loại HPV6 và HPV11 gây ra bệnh lý sùi mào gà, mụn cóc tại cơ quan sinh dục nam và nữ giới.

Hơn 10 chủng virus HPV gây ra các bệnh lý về ung thư, đặc biệt là HPV16 và HPV18. Hai chủng này ngoài gây nên ung thư cổ tử cung thì còn là tác nhân gây ung thư âm hộ, âm đạo hay hầu họng.

HPV được ước tính là nguyên nhân của 99% trường hợp ung thư cổ tử cung, 90% ung thư hậu môn, 65% ung thư âm đạo, 50% ung thư âm hộ và 45-90% ung thư hầu họng.

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên để làm giảm nguy cơ mắc bệnh cách duy nhất là tiêm vacxin phòng ngừa. Vacxin HPV có tác dụng ngăn ngừa một số chủng HPV gây các bệnh lý nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, sùi mào gà bao gồm: type 16,18, 6,11,…

Vắc xin phòng ngừa HPV được chỉ định tiêm cho đối tượng nữ giới từ 9-26 tuổi, bao gồm cả những người đã quan hệ tình dục. Hiệu quả của vaccin có thể kéo dài lên tới 30 năm và bác sĩ khuyến cáo nên tiêm càng sớm càng tốt. Ngoài ra, nữ giới nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để nhanh chóng phát hiện các mầm bệnh từ giai đoạn khởi phát và tiến hành chữa trị kịp thời.

Các loại vacxin ngừa ung thư cổ tử cung hiện nay

Ba loại vắc xin ngăn ngừa lây nhiễm vi rút HPV gây bệnh đã được cấp phép tại Hoa Kỳ: Gardasil (Gardasil 4 và gardasil 9) và Cervarix. Chi tiết hơn:

Vắc xin Gardasil (Mỹ)

Vắc xin Gardasil (Mỹ) phòng bệnh ung thư cổ tử cung

Vắc xin Gardasil (Mỹ) phòng bệnh ung thư cổ tử cung

Hiện nay có 2 loại Gardasil 4 và Gardasil 9 đang được sử dụng rộng rãi:

– Vacxin Gardasil 4 phòng ngừa 4 loại HPV tuýp 6, 11, 16, 18.

– Vacxin Gardasil 9 ngoài việc bao phủ 4 tuýp HPV trên, còn phòng ngừa 5 tuýp khác là HPV 31, 33, 45, 52, 58.

– Xuất xứ: Vắc xin Gardasil được nghiên cứu và phát triển tại Mỹ.

– Các mũi tiêm: Lịch tiêm của vắc xin Gardasil (Mỹ) bao gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: tiêm 2 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: tiêm 6 tháng sau mũi 1.

– Cách sử dụng: Tiêm bắp với liều 0,5ml vào vùng cơ Delta vào phần trên cánh tay hoặc phần trước bên của phía trên đùi.

Vắc xin Cervarix (Bỉ)

Vắc xin Cervarix (Bỉ) được chỉ định dùng cho nữ giới từ 10-25 tuổi

Vắc xin Cervarix (Bỉ) được chỉ định dùng cho nữ giới từ 10-25 tuổi

Vắc xin Cervarix có tác dụng phòng ngừa 2 loại HPV tuýp 16 và 18.

Xuất xứ: Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung Cervarix được nghiên cứu và sản xuất tại Bỉ.

Các mũi tiêm: Lịch tiêm của vắc xin Cervarix bao gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1.

Cách sử dụng: Tiêm bắp vùng cơ Delta.

Đối tượng nào NÊN và KHÔNG nên tiêm vacxin?

Nữ giới trong độ tuổi từ 9-26 tuổi nên tiêm vacxin HPV trước lần quan hệ đầu tiên. Bởi vì đây chính là thời điểm hiệu quả nhất để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, việc tiêm HPV vẫn được cân nhắc sử dụng cho phụ nữ đã có gia đình và đã quan hệ tình dục.

Một số trường hợp KHÔNG NÊN tiêm vắc xin HPV và cần lưu ý:

  • Đối tượng đã có phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin HPV, hoặc với liều vắc xin HPV trước đó.
  • Vaccin HPV chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
  • Đối tượng đang bị sốt cao, nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng, bị rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu.

Những lưu ý gì khi tiêm phòng HPV

Để đạt hiệu quả phòng ngừa tốt nhất, khi tiêm vacxin HPV, chị em cần lưu ý một số điều dưới đây:

Có cần xét nghiệm trước khi tiêm?

Trước khi tiêm HPV, chị em cần được khám sàng lọc để đảm bảo an toàn, nhưng không cần phải làm thêm bất cứ xét nghiệm nào.

Phụ nữ từ 9-26 tuổi, không mang thai, không dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, không mắc các bệnh cấp tính… đều có thể tiêm vacxin ngừa HPV.

Tất cả phụ nữ Những người bị nhiễm HPV và/hoặc kết quả xét nghiệm Pap smear bất thường có thể cho thấy nhiễm HPV vẫn nên tiêm chủng HPV nếu họ ở trong độ tuổi thích hợp (từ 9 đến 26 tuổi). Bởi vì vacxin vẫn có thể có hiệu lực bảo vệ họ chống lại các loại HPV nguy cơ cao chưa mắc phải. Tuy nhiên, bác sĩ cần thông báo với người bệnh việc tiêm chủng sẽ không có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do HPV gây ra hiện tại.

Mặc dù đã được chứng minh là an toàn khi tiêm nhưng đối với người đã nhiễm HPV thì hiệu quả không đạt tối đa vì thời điểm tốt nhất để vacxin phát huy tối đa tác dụng là trước khi quan hệ tình dục lần đầu.

Chích ngừa HPV có gây tác dụng phụ không?

Nhiều trường hợp tiêm vacxin phòng ngừa HPV sẽ không gặp phải bất kỳ các tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể gặp một số phản ứng từ nhẹ đến nặng bao gồm:

  • Chỗ tiêm đau nhức, sưng tấy, mẩn đỏ.
  • Đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi.
  • Nổi mề đay.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Đau cơ, đau khớp.
  • Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy,…

Nếu không tiêm vacxin có nguy cơ lây nhiễm virus HPV không?

Con đường lây truyền của virus HPV chủ yếu là qua tiếp xúc da với da hoặc da với niêm mạc. Lây truyền qua đường tình dục được ghi nhận nhiều nhất, nhưng đã có những nghiên cứu đề xuất các khóa học không quan hệ tình dục. Sự lây truyền qua tiếp xúc của HPV bao gồm kẽ ngón tay, ngón tay và miệng, tiếp xúc qua da (không phải quan hệ tình dục).

Virus HPV có thể lây qua nhiều đường, qua da niêm mạc ngay cả khi không có triệu chứng

Virus HPV có thể lây qua nhiều đường, qua da niêm mạc ngay cả khi không có triệu chứng

Lây truyền từ mẹ sang con là một quá trình chuyển giao HPV khác. Một số nghiên cứu đã đề cập đến khả năng lây nhiễm qua nước ối, nhau thai, hoặc qua tiếp xúc với niêm mạc bộ phận sinh dục của mẹ khi sinh tự nhiên.

Một người nhiễm HPV có thể truyền bệnh cho người khác ngay cả khi họ không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Vì vậy, bạn có thể có nguy cơ phơi nhiễm với virus HPV bất cứ lúc nào. Tiêm vacxin phòng ngừa HPV là giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa những bệnh lý nguy hiểm có thể gặp do loại virus HPV gây ra.

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ trên toàn cầu, ước tính có khoảng 604.000 ca mắc mới và 342.000 ca tử vong vào năm 2020. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ sinh sản và tính mạng của người phụ nữ.

Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, thì khả năng chữa khỏi và sống trên 5 năm là rất cao. Vì vậy, chị em cần tìm hiểu và nên tiêm phòng HPV, khám phụ khoa định kỳ để phát hiện những bất thường sớm nhất có thể.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoàn hoặc điều trị y khoa!

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Quan hệ ra máu đỏ tươi có thai không? 2 cách xử lý

    Quan hệ ra máu đỏ tươi có thai không là vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ rất quan tâm. Tình trạng quan hệ…

    16 Th9, 2024
    542

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Mẹ bị viêm phụ khoa có sinh thường được không?

    Viêm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm ở đường sinh dục dưới như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung thường xảy ra ở…

    16 Th9, 2024
    285

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Bị viêm phụ khoa khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng viêm phụ khoa, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe…

    16 Th9, 2024
    203

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Vừa hết kinh quan hệ ra máu có sao không? Sau 1 – 10 ngày?

    Tình trạng quan hệ ra máu sau chu kỳ kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy vừa hết kinh quan hệ…

    16 Th9, 2024
    704

    Chuyên mục: Phụ khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám