Ăn Tôm Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu – 4 Lưu ý mẹ cần biết

Cập nhật 24/06/2023

27.9K

Bác sĩ Chu Việt Anh

Tham vấn y khoa:Bác sĩ Chu Việt Anh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Tôm là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng nhưng đối với mẹ bầu không biết có nên ăn tôm khi mang thai 3 tháng đầu không? Bài viết này sẽ giúp mẹ bầu tìm được câu trả lời cùng với hướng dẫn cách ăn tôm và các loại hải sản đúng cách.

Xem thêm:

1. Ăn tôm khi mang thai 3 tháng đầu được không?

Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn được tôm và tôm còn rất tốt cho mẹ bầu. Bởi vì trong tôm chứa nhiều dưỡng chất có hàm lượng rất cao như protein và các khoáng chất như sắt, selen, canxi, omega-3,…  Nhờ đó, tôm có tác dụng như cung cấp năng lượng cho mẹ bầu, giúp mẹ bầu ngăn ngừa thiếu máu, tăng sức đề kháng,…

Tôm chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu 3 tháng đầu.

Tôm chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu.

Để mẹ bầu hiểu rõ hơn tại sao nên ăn tôm trong 3 tháng đầu, phần tiếp theo sẽ cung cấp thêm thông tin và tác dụng của các chất dinh dưỡng trong tôm.

2. Tác dụng của tôm đối với mẹ bầu 3 tháng đầu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn tôm. Bởi vì tôm có nhiều tác dụng nổi bật như ngăn ngừa thiếu máu, bổ sung Astaxanthin cho mẹ bầu,…

Để hiểu rõ hơn về các tác dụng của tôm đối với mẹ bầu 3 tháng đầu. Trước tiên mẹ bầu cần tham khảo bảng thông tin dinh dưỡng trong 100g tôm dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Năng lượng 82KCal
Protein 17.60g
Canxi 79mg
Vitamin B5 0.276mg
Vitamin B6 0.104mg
Vitamin H 5μg
Vitamin A 20μg
Acid Linolenic (ALA) 0.01g
Acid Eicosapentaenoic (EPA) 0.26g
Acid Docosahexaenoic (DHA) 0.22g
Kẽm 1.11mg
Selen 38μg
Sắt 1.60mg

Từ bảng thành phần dinh dưỡng trên, có thể thấy tôm chứa lượng lớn Omega-3 (ALA, EPA, DHA), các Vitamin nhóm B, Vitamin H, Canxi, Selen và Sắt. Đối với mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ, các chất dinh dưỡng trên mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời dưới đây.

2.1. Ăn tôm giúp cung cấp nguồn năng lượng hữu ích cho bà bầu

Cứ 100g tôm sẽ cung cấp cho mẹ bầu 82KCal và 17.6g Protein. Theo PubMed Central, lượng protein mẹ bầu cần trong thai kỳ tăng. Đặc biệt trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần bổ sung từ 70 đến 100g protein mỗi ngày. Vì vậy, lượng protein trong tôm sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch, tái tạo tế bào và đảm bảo hình thành các mô, cơ cho mẹ bầu và thai nhi.

Bên cạnh đó, ăn tôm khi mang thai 3 tháng đầu còn cung cấp cho mẹ bầu nhiều khoáng chất thiết yếu như sắt, selen, canxi, kẽm,… Từ đó hỗ trợ các quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ bầu, giúp mẹ bầu và thai nhi tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung năng lượng.

Ăn tôm sẽ bổ sung năng lượng cho cơ thể bà bầu 3 tháng đầu

Ăn tôm sẽ bổ sung năng lượng cho cơ thể bà bầu 3 tháng đầu

2.2. Ăn tôm giúp cung cấp lượng khoáng chất dồi dào cho bà bầu

Tôm cung cấp lượng lớn khoáng chất như Canxi (79mg), Selen (38μg), Sắt (1.60mg),… Các chất khoáng cần thiết cho thai kỳ, cụ thể như:

  • Canxi: Các bác sĩ khuyên mẹ bầu 3 tháng đầu nên sử dụng khoảng 700 – 1000mg/ngày. Canxi giúp duy trì ổn định nhịp tim, tránh nguy cơ loãng xương, xương yếu ở mẹ bầu.
  • Selen: Trung bình trong 85g tôm hấp sẽ cung cấp 48% nhu cầu selen cho cơ thể mỗi ngày. Selen là một chất chống oxy hóa, giúp mẹ bầu ngăn ngừa suy nhược thần kinh và đảm bảo tuyến giáp hoạt động bình thường.
  • Sắt: Hàm lượng sắt bà bầu cần cho giai đoạn 3 tháng đầu vào khoảng 0.8g mỗi ngày. Vai trò của sắt là cấu tạo nên huyết sắc tố, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

2.3. Ăn tôm khi mang thai 3 tháng đầu giúp da và móng khỏe hơn

Tôm chứa đến 5μg Vitamin H (Biotin) trong 100g. Đây là loại Vitamin tham gia vào cấu tạo móng, tóc, da. Thiếu vitamin H gây rối loạn thần kinh, rụng tóc và viêm da. Vì vậy, bổ sung tôm vào bữa ăn giúp mẹ bầu tránh rụng tóc và bảo vệ sức khỏe làn da của mẹ bầu.

2.4. Ăn tôm giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu ở bà bầu

Trong 100g tôm chứa đến 1.60mg Sắt, cho nên tôm là nguồn cung cấp Sắt dồi dào cho mẹ bầu.

Sắt là thành phần cấu tạo nên máu. Theo PubMed Central, nhu cầu máu của mẹ bầu tăng 50% trong quá trình mang thai kéo theo nhu cầu sắt cũng tăng cao. Vì thế, nếu cơ thể mẹ bầu thiếu sắt trong 3 tháng đầu sẽ gây ra bệnh thiếu máu.

Theo nghiên cứu y học, máu có vai trò vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể mẹ bầu. Mẹ bầu thiếu máu dẫn đến mô và cơ quan thiếu lượng oxy cần thiết. Từ đó dẫn đến tim đập nhanh bất thường, khó thở, da nhợt nhạt, dễ choáng váng và dễ ngất. Tình trạng này gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Sắt giúp mẹ bầu ngăn ngừa chứng thiếu máu.

Bà bầu ăn tôm giúp ngăn ngừa chứng thiếu máu ở bà bầu

2.5. Ăn tôm giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu

Vitamin A đóng vai trò thúc đẩy và điều hòa hệ miễn dịch vì là thành phần cấu tạo nên tế bào T – tế bào đóng vai trò trung tâm miễn dịch, và một số hormon khác hỗ trợ hệ miễn dịch. Vì vậy, với lượng vitamin A đạt 20μg cho 100g, ăn tôm khi mang thai 3 tháng đầu rất tốt cho mẹ bầu

2.6. Ăn tôm giúp bổ sung Astaxanthin

Astaxanthin là một chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm, chống nhức mỏi và tăng cường thị lực. Theo nghiên cứu, Astaxanthin được tìm thấy nhiều trong tôm, đặc biệt là vỏ tôm. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn cả vỏ tôm hoặc nấu vỏ tôm trong canh để bổ sung Astaxanthin. Nhờ đó giúp mẹ bầu giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ ung thư và việc hình thành các gốc tự do.

Astaxanthin trong tôm có tác dụng làm chậm hoạt động của các gốc tự do gây lão hóa da

Astaxanthin trong tôm có tác dụng làm chậm hoạt động của các gốc tự do gây lão hóa da

Từ những lợi ích kể trên, mẹ bầu nên thêm ngay tôm vào khẩu phần ăn của mình. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần hiểu được ăn tôm sao cho đúng cách. Điều đó sẽ được Tổ hợp y tế MEDIPLUS đề cập đến trong phần dưới đây.

3. Hướng dẫn ăn tôm đúng cách dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu cần lưu ý các thông tin dưới đây để ăn tôm khi mang thai 3 tháng đầu đúng cách, đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi

Lượng tôm nên ăn: Theo FDA, mẹ bầu nên sử dụng 8 đến 12 ounces, tức khoảng 227 – 340g tôm cho 1 tuần. Bởi vì trong tôm vẫn chứa một lượng thủy ngân nhỏ nên mẹ bầu tránh ăn quá nhiều, gây hại đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

Chọn tôm tươi và có nguồn gốc rõ ràng

  • Khi mua tôm, mẹ bầu nên chú ý lựa chọn những địa điểm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng như các hệ thống siêu thị lớn hay các vựa hải sản có kiểm duyệt rõ ràng.
  • Mẹ bầu cần chú ý mua tôm tươi, tốt nhất là tôm còn sống. Bởi vì sau khi tôm chết, hệ miễn dịch của tôm dừng hoạt động. Do đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, có thể gây ngộ độc, tiêu chảy cho mẹ bầu, tình trạng này gây nguy hiểm cho thai nhi còn yếu trong 3 tháng đầu.
Mẹ bầu cần lựa chọn tôm tươi và mua tại các địa chỉ uy tín.

Mẹ bầu cần lựa chọn tôm tươi và mua tại các địa chỉ uy tín.

Không dùng tôm sống: Sau khi mua được tôm tươi, mẹ bầu chú ý nấu tôm chín kỹ. Việc sử dụng tôm sống mang nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao. Bởi vì các vi khuẩn, virus và các kỳ sinh trùng có thể tồn tại trong tôm sống. Từ đó gây ra đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa cho mẹ bầu.

Rã đông tôm đúng cách

  • Khi sử dụng tôm đông lạnh, mẹ bầu nên rã đông bằng cách cho tôm xuống ngăn mát tủ lạnh trước vài giờ đồng hồ hoặc cho tôm vào túi kín ngâm trong nước lạnh.
  • Trong trường hợp cần nấu gấp, mẹ bầu có thể sử dụng chức năng rã đông của lò vi sóng
  • Tôm rã đông cần sử dụng ngay vì các chất dinh dưỡng dễ bị thất thoát, đồng thời vi khuẩn dễ xâm nhập, không tốt cho hệ tiêu hóa.

Cách chế biến tôm phù hợp cho mẹ bầu: Mẹ bầu nên sử dụng nhiều cách chế biến để làm phong phú món ăn. Đối với mẹ bầu 3 tháng đầu nên sử dụng hình thức chế biến luộc, hấp để giữ nguyên hương vị tôm, giảm hấp thụ dầu mỡ.

  • Luộc: Tôm luộc giữ được vị ngọt tự nhiên, có thể tận dụng nước luộc tôm để làm canh. Đồng thời, hình thức luộc sẽ không gây thất thoát nhiều chất dinh dưỡng của tôm do trải qua nhiều công đoạn chế biến.
  • Hấp: Mẹ bầu có thể biến tấu món tôm hấp với nước dừa hay sả, gừng. Vừa tăng hương vị cho món ăn, vừa tránh thất thoát chất dinh dưỡng.

Trên đây là các thông tin để trả lời cho mẹ bầu tại sao nên ăn tôm khi mang thai 3 tháng đầu, trong tôm chứa những chất dinh dưỡng nào và cách ăn đúng là gì. Bên cạnh tôm, còn nhiều loại hải sản khác mẹ bầu cần cân nhắc kỹ nên hay không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ.

4. Các loại hải sản nên và không nên ăn trong giai đoạn 3 tháng đầu

Tổ hợp y tế MEDIPLUS gửi đến mẹ bầu một số lời khuyên về hải sản mà mẹ bầu nên hay không nên ăn dưới đây.

CÁC LOẠI HẢI SẢN MẸ BẦU NÊN ĂN

Ngoài tôm ra, mẹ bầu cũng nên sử dụng một số loại hải sản như:

Cá hồi

Cá hồi nổi tiếng bởi chứa nhiều Omega-3. Theo nghiên cứu, Omega-3 cấu trúc nên tế bào thần kinh, thị giác và một số hormon trong cơ thể. Nhờ đó hỗ trợ hệ thần kinh của thai nhi trong 3 tháng đầu phát triển đầy đủ và khỏe mạnh. Vì vậy ngoài ăn tôm khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu nên bổ sung cá hồi vào thực đơn

Một số món ăn làm từ cá hồi mà mẹ bầu nên ăn: cháo cá hồi, cá hồi sốt cà, súp cá hồi, chà bông cá hồi,…

Lưu ý: Mẹ bầu tránh ăn cá hồi sống trong các món sushi hay sashimi. Bởi vì cá hồi sống có thể tồn tại vi khuẩn, chất độc khiến mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm.

Cá hồi cung cấp nhiều Omega-3 cấu trúc nên hệ thần kinh, thị giác cho thai nhi.

Cá hồi cung cấp nhiều Omega-3 cấu trúc nên hệ thần kinh, thị giác cho thai nhi.

Tôm hùm đất

Ngoài việc ăn tôm khi mang thai 3 tháng đầu. Mẹ bầu có thể ăn tôm hùm đất. Tôm hùm đất chứa nhiều chất dinh dưỡng, tiêu biểu là Vitamin B6, Vitamin B12,… Do đó, tôm hùm đất có nhiều tác dụng cho mẹ bầu như:

  • Giảm thiểu nguy cơ trầm cảm: Vitamin B6 hỗ trợ sản xuất các hormone cảm xúc như serotonin và norepinephrine. Thiếu hụt vitamin B6 liên quan đến thiếu hụt các hormone cảm xúc, khiến mẹ bầu mất hứng thú, tăng nguy cơ trầm cảm ở mẹ bầu.
  • Tránh nguy cơ mắc bệnh thiếu máu: Vitamin B12 đóng vai trò cấu trúc tế bào máu. Tương tự như Sắt, việc bổ sung Vitamin B12 giúp tăng lượng máu, tăng hiệu quả vận chuyển Oxy. Từ đó tránh các hậu quả của bệnh thiếu máu như khó thở, dễ choáng váng,…

Một số món ăn ngon từ tôm hùm đất phù hợp cho mẹ bầu như: tôm hùm đất luộc, tôm hùm đất hấp sả, cháo tôm hùm đất,…

Tôm hùm đất giúp giảm nguy cơ trầm cảm và mắc bệnh thiếu máu cho mẹ bầu.

Tôm hùm đất giúp giảm nguy cơ trầm cảm và mắc bệnh thiếu máu cho mẹ bầu.

Cá mòi

Theo Bộ Y Tế, cá mòi có hàm lượng thủy ngân gây ngộ độc thấp nên mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng. Trong 100g cá mòi chứa đến 80mg Canxi, 3mg Sắt, 0.81g DHA,… mang đến cho mẹ bầu các tác dụng như:

  • Tránh đau nhức xương, răng cho mẹ bầu: Canxi là thành phần cấu tạo nên hệ xương – răng. Vì thế, bổ sung đủ Canxi ngăn tình trạng xương, răng yếu giúp tránh đau lưng, đau khớp, đau nướu răng cho mẹ bầu.
  • Hỗ trợ phát triển hệ thần kinh cho thai nhi: DHA là một acid béo quan trọng cấu trúc nên tế bào thần kinh, hỗ trợ sự hình thành và phát triển hệ thần kinh của thai nhi trong 3 tháng đầu.

Các món ăn làm từ cá mòi mẹ bầu nên sử dụng như: cá mòi kho cà chua, cá mòi hấp, cá mòi kho nước dừa,…

Cá mòi giảm đau nhức xương, răng cho mẹ bầu và hỗ trợ phát triển thần kinh cho thai nhi.

Cá mòi giảm đau nhức xương, răng cho mẹ bầu và hỗ trợ phát triển thần kinh cho thai nhi.

CÁC LOẠI HẢI SẢN MẸ BẦU NÊN TRÁNH

Mẹ bầu cần ghi nhớ các loại hải sản nên tránh dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi trong 3 tháng đầu.

Các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao

Theo FDA, một số hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ mắt to, họ cá buồm, cá mập, cá kiếm, cá tráp cam và cá thu vua nên tránh sử dụng. Thủy ngân là một trong mười chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng nhất mà WHO công bố, gây nhiều hậu quả như sau:

  • Rối loạn hệ thần kinh mẹ bầu: Thủy ngân ứ đọng trong hệ thần kinh trung ương của mẹ bầu, gây rối loạn khả năng vận động, run rẩy, mất ngủ, giảm trí nhớ.
  • Cản trở sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi:  Thủy ngân tấn công trực tiếp hệ thần kinh yếu ớt của thai nhi 3 tháng đầu, có thể gây tổn thương não vĩnh viễn cho thai nhi.

Các hải sản đông lạnh nhiều lần, hải sản sống

  • Mẹ bầu nên tránh sử dụng hải sản đông lạnh nhiều lần hay hải sản sống trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi vì cả hai dạng hải sản trên đều có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
  • Hải sản đông lạnh nhiều lần có thể nhiễm phải một số vi khuẩn có khả năng tồn tại và phát triển trong điều kiện đông lạnh tại nhà. Do đó tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho mẹ bầu, gây đau bụng, buồn nôn, khó thở,…
  • Hải sản sống dễ nhiễm phải vi khuẩn, sán trong quá trình vận chuyển, chế biến gây ngộ độc cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, hải sản sống khó tiêu hóa, có thể gây đau bụng, không tiêu cho mẹ bầu.
  • Vì thế, mẹ bầu trong thời gian 3 tháng đầu cần tránh ăn các món như sushi, sashimi,… và không sử dụng hải sản đông lạnh nhiều lần.
Mẹ bầu không nên dùng sashimi để vì thực phẩm sống dễ nhiễm khuẩn và khó tiêu.

Mẹ bầu không nên dùng sashimi để vì thực phẩm sống dễ nhiễm khuẩn và khó tiêu.

Cua hay các sản phẩm làm từ cua

Mẹ bầu nên tránh ăn cua và các sản phẩm làm từ cua. Bởi vì cua chứa hàm lượng cholesterol và thủy ngân cao gây hại cho sức khỏe mẹ bầu.

Theo nghiên cứu, lượng cholesterol trong cơ thể mẹ bầu tăng cao từ những tháng đầu của thai kỳ, mà cua chứa đến 78mg cholesterol trong 100g cua. Ăn nhiều cua sẽ gây thừa cholesterol gây ra các mảng bám gây hẹp mạch máu, dẫn đến mẹ bầu dễ đau tim, có nguy cơ đột quỵ,…

Hy vọng bài viết đã giúp mẹ bầu giải quyết nỗi băn khoăn về “Ăn tôm khi mang thai 3 tháng đầu”. Mẹ bầu nên ăn tôm nói riêng và các loại hải sản nói chung đúng cách để đem cơ thể nhận được nhiều lợi ích tốt từ thực phẩm.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn khoai tây được không? Lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

    Khi mang thai bà bầu thường muốn ăn các rau củ tốt cho sức khỏe. Vậy bầu ăn khoai tây được không? Cùng MEDIPLUS tìm…

    14 Th9, 2023
    1.8K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn sứa được không? Đọc ngay để giúp thai nhi khỏe mạnh

    Bầu ăn sứa được không? Là thắc mắc của nhiều người, mặc dù đây là món ăn ngon, mát, dễ ăn. Hãy dành 1 phút…

    25 Th9, 2023
    8.2K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn rau má được không? Mẹ bầu cần biết

    Rau má là loại rau mang lại vị thanh mát được nhiều người ưa chuộng bao gồm cả mẹ bầu. Vậy bầu ăn rau má…

    15 Th9, 2023
    1.1K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bắp cải được không? Liệu có sảy thai như lời đồn?

    Bầu ăn bắp cải được không? Hay việc ăn bắp cải khi mang bầu sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, là tác nhân gây sảy…

    14 Th9, 2023
    3.1K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám