[Khoa học] Sử dụng ĐU ĐỦ CHÍN trong 3 tháng đầu mang thai an toàn

Cập nhật 24/06/2023

17.4K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Để biết mẹ bầu 3 tháng đầu ăn đu đủ chín được không? Có những lưu ý gì khi ăn đu đủ chín để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi, hãy cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn đu đủ CHÍN

Đu đủ chín chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất có lợi cho cả mẹ bầu và thai nhi. Đu đủ chín giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hạn chế các triệu chứng ốm nghén, giải quyết vấn đề táo bón, rối loạn tiêu hóa khi mang thai, đồng thời phòng ngừa bệnh tật và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên mẹ bầu cần đặc biệt chú ý KHÔNG NÊN ăn đu đủ xanh hoặc ương.

Bầu 3 tháng đầu ăn đu đủ chín được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn đu đủ chín được không?

Do nhựa mủ tiết ra từ quả đu đủ chưa chín có chứa thành phần papainchymopapain, chúng hoạt động tương tự như hormon ở trong cơ thể, hoạt hóa oxytocin và prostaglandin, hạn chế sự phát triển của thai nhi, đồng thời gây ra những cơn co thắt tử cung khá mạnh, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

Do đó khi mang thai 3 tháng đầu hay suốt thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn đu đủ còn xanh, ương để tránh gặp phải các rủi ro trên.

Xem thêm:

2. Tại sao bà bầu nên ăn đu đủ chín?

Nguy cơ dọa sảy thai hay trẻ phát triển không bình thường, dị tật chỉ gặp phải khi mẹ bầu sử dụng đu đủ còn xanh. Trái lại khi sử dụng đu đủ chín đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người mẹ cũng như cho sự phát triển của thai nhi.

2.1. Đu đủ chín chứa rất nhiều dinh dưỡng

Đu đủ là loại quả phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới gió mùa, và được ví như là một “kho báu” dinh dưỡng trong các thức quả ở nơi đây.

Sau đây là một số thành phần quan trọng có trong quả đu đủ chín:

Thành phần Hàm lượng dinh dưỡng (Trong 100g) Công dụng với mẹ bầu 3 tháng đầu
Vitamin C 74-80 mg Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa cảm cúm, hạn chế các tình trạng viêm nhiễm, đau nhức xương khớp.
Beta caroten 2100 mcrg Beta caroten khi vào trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A, với tác dụng chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa một số bệnh như ung thư, khô da, khô mắt,…
Chất xơ 1.97 g Hạ cholesterol máu, loại bỏ độc tố trên đường tiêu hóa, có lợi cho các bệnh đường ruột.
Đường có lợi 13 g Hàm lượng đường thấp, có thể sử dụng cho người mắc bệnh đái tháo đường

2.2. 8 lợi ích to lớn của đu đủ chín với mẹ bầu và thai nhi

Như đã trình bày ở trên, đu đủ chín có rất nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe của của người mẹ và thai nhi như tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp trẻ phát triển nhanh, cân đối, khỏe mạnh.

 Lợi ích khi ăn đu đủ chín cho mẹ bầu:

  • Tăng cường sức đề kháng: Hàm lượng vitamin C cao có trong quả đu đủ là yếu tố quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe cho cả người mẹ và thai nhi.
  • Giảm chuột rút: Khi mang thai, nhu cầu Canxi của cơ thể cao hơn bình thường rất nhiều, khi cung cấp không đủ có thể gây ra tình trạng chuột rút, co giật ở người mẹ. Đu đủ là loại quả có chứa hàm lượng canxi cao, do đó làm giảm nguy cơ chuột rút, co giật ở người mẹ khi mang thai.
  • Giảm ốm nghén: Vị thơm của đu đủ nhẹ nhàng, kích thích cảm giác thèm ăn và làm giảm triệu chứng ốm nghén giai đoạn đầu của các mẹ bầu. Hàm lượng vitamin C có trong đu đủ rất cao, giúp điều hòa lượng hormon gây ra stress; cân bằng cơ thể, đem lại một tinh thần thoải mái, thư thái hơn.
  • Cải thiện làn da: Trong 3 tháng đầu, làn da của mẹ bầu thường bị mụn, nám, xỉn và tối màu. Vitamin E có trong đu đủ giúp ngăn ngừa quá trình hình thành melanin – hắc sắc tố da làm mờ thâm, nám giúp da đều màu hơn. Vitamin E có trong đu đủ chín cung cấp 17% nhu cầu vitamin E hàng ngày kết hợp Vitamin C có trong loại quả này tăng cường hiệu quả dưỡng da.
  • Hệ tiêu hóa tốt, cải thiện táo bón: Trong đu đủ có chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp cuốn trôi các chất cặn bã, chất độc ra khỏi đường tiêu hóa, có tác dụng nhuận tràng và điều trị táo bón.
  • Giảm tăng cân quá mức: Chế độ ăn có chứa nhiều đu đủ sẽ giúp cơ thể chuyển hóa các chất được tốt hơn, giảm thiểu các chất đường, các chất béo tích tụ trong cơ thể, từ đó hạn chế tình trạng tăng cân quá mức.
Đu đủ chín giúp mẹ bầu 3 tháng đầu giảm ốm nghén luôn vui khỏe

Đu đủ chín giúp mẹ bầu 3 tháng đầu giảm ốm nghén luôn vui khỏe

Lợi ích cho thai nhi:

  • Phát triển thị giác và não thai nhi: Trong đu đủ có hàm lượng caroten và acid folic cao, cần thiết cho sự phát triển của thị giác và não bộ của thai nhi, tăng cường quá trình hình thành nên các tế bào máu, cung cấp nhiều dinh dưỡng nuôi cơ thể hơn.
  • Bổ sung canxi: Canxi là một thành phần quan trọng cần cho sự phát triển xương khớp của trẻ, có nhiều trong quả đu đủ chín. Do đó khi người mẹ thường xuyên ăn đu đủ chín bên cạnh các lợi ích tốt cho người mẹ, thai nhi cũng có thể phát triển tốt và đầy đủ.

2.3. Cách để mẹ bầu 3 tháng đưa đu đủ chín vào thực đơn hàng ngày

Biết được các lợi ích của việc ăn đu đủ chín thường xuyên đối với các mẹ bầu, xong không phải ai cũng biết cách phối hợp đu đủ chín vào trong bữa ăn hàng ngày một cách hợp lý và linh hoạt. Một số cách sử dụng đu đủ chín vừa dinh dưỡng vừa ngon miệng:

ĂN TRỰC TIẾP

Đảm bảo giữ nguyên vị ngọt thanh của quả đu đủ khi chín, bạn chỉ cần gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài là có thể sử dụng ngay. Mỗi lần mẹ bầu có thể ăn từ 1 – 2 miếng đu đủ chín, không quá 3 lần/tuần.

SINH TỐ ĐU ĐỦ

Sinh tố đu đủ là một món ăn bổ dưỡng và có cách chế biến đơn giản mẹ dễ dàng thực hiện được theo cách sau:

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị khoảng 200g đu đủ chín, 50ml sữa tươi và một muỗng sữa đặc.
  • Cách làm: Cho tất cả vào máy sinh tố, xay nhuyễn là bạn đã có thể thưởng thức ngay một ly sinh tố đu đủ ngon chuẩn vị.
  • Lưu ý: mẹ bầu không dùng quá 3 lần/tuần.
Sinh tố đu đủ là món ăn mẹ bầu 3 tháng đầu không thể bỏ qua

Sinh tố đu đủ là món ăn mẹ bầu 3 tháng đầu không thể bỏ qua

HOA QUẢ DẦM

Mang bầu 3 tháng đầu ăn đu đủ chín được không thể bỏ qua món đủ đủ dầm kết hợp với các loại hoa quả khác vừa giúp mẹ đỡ chán lại còn rất thích hợp vào mùa hè nóng bức.

  • Nguyên liệu: Đu đủ chín, xoài, thanh long, dưa hấu,..
  • Cách làm: Mẹ bầu đem cắt miếng vuông vừa phải, thêm 1 hộp sữa chua và trộn đều là đã có một cốc hoa quả dầm thơm ngon, mát mẻ, giải tỏa cơn nóng.
  • Lưu ý: Mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn hoa quả dầm 1 – 2 lần.
Đủ đủ dầm kết hợp với các loại hoa quả khác cho mẹ bầu 3 tháng đầu không nhàm chán

Đủ đủ dầm kết hợp với các loại hoa quả khác cho mẹ bầu 3 tháng đầu không nhàm chán

MỨT ĐU ĐỦ

Mứt đu đủ là một món ăn vặt tuyệt với cho mẹ đặc biệt ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Mẹ có thể kết hợp sử dụng mứt đu đủ kèm theo 1 tách trà giúp tinh thần được thư giãn.

  • Nguyên liệu: 1 quả đu đủ chín.
  • Cách làm: Đu đủ chín sắt mỏng vừa phải, đem ngâm đường và sấy dẻo, khi nhìn thấy các chất đường của đu đủ tạo thành một lớp bột trắng phủ bên ngoài miếng mứt là quy trình làm mứt đã hoàn thành.
  • Lưu ý: Mỗi ngày bạn có thể ăn từ 3 – 4 lát mứt đu đủ, không nên ăn quá nhiều một lúc, có thể gây tiểu đường thai kỳ, rối loạn tiêu hóa, vàng da,…
Mứt đu đủ

Mứt đu đủ mẹ bầu có thể làm món ăn vặt cũng khá tốt trong giai đoạn tam các nguyệt

ĐU ĐỦ TIỀM TÁO ĐỎ

Đây là một món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc, có hương vị ngọt, thơm, thu hút nhiều được sự chú ý của rất nhiều người yêu ẩm thực mà bầu 3 tháng đầu ăn đu đủ chín được có thể tham khảo.

Mẹ bầu có thể thể sử dụng đu đủ chín, bỏ vỏ và hạt, phối hợp với táo đỏ và nấm tuyết, đem hầm thành canh đu đủ tiềm táo đỏ.

Đu đủ tiềm táo đỏ

Đu đủ tiềm táo đỏ là món ngon mẹ bầu có thể ăn

3. Lưu ý khi mẹ bầu 3 tháng ăn đu đủ

Sau đây là một số lưu ý quan trọng mà mẹ bầu 3 tháng đầu ăn đu đủ chín được cần đặc biệt chú ý:

  • Không sử dụng đu đủ khi còn xanh, chưa chín hoàn toàn do còn trong nhựa mủ của quả xanh chứa nhiều chất papain gây co thắt cơ trơn tử cung, dễ gây sảy thai.
  • Hạt đu đủ rất độc, phải bỏ hoàn toàn: Hạt đu đủ chứa carpine, với một số lượng lớn carpine sẽ làm mẹ bầu bị rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.
  • Không sử dụng khi có vấn đề về tiêu chảy: Hàm lượng chất xơ cao nên khi đang bị tiêu chảy tuyệt đối không ăn loại quả này, sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
  • Đu đủ có tính hàn, không nên ăn khi đã để trong ngăn mát tủ lạnh, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.

4. Hỏi đáp liên quan về ăn đu đủ cho bà bầu

Để hiểu hơn về loại quả này cũng như cách sử dụng của nó thì các mẹ bầu không nên bỏ qua các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Bà bầu ăn đu đủ chín vào thời điểm nào?

MEDIPLUS trả lời: Thời điểm tốt nhất trong ngày mà mẹ bầu nên bổ sung đu đủ chính là buổi sáng vì đây là lúc người mẹ cần được bổ sung năng lượng nhiều nhất. Không nên ăn đu đủ trước khi đi ngủ do trong đu đủ chín có chứa hàm lượng đường cao, thường gây đầy bụng, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

Câu hỏi 2: Đu đủ hườm (đu đủ ương) chưa chín kỹ được không?

MEDIPLUS trả lời: Đu đủ chín ương có thể vẫn còn nhỏ nên có thể gây hại hoặc không đối với người mẹ và thai nhi. Do đó tốt nhất là mẹ bầu không nên sử dụng đu đủ khi còn ương, mà chỉ dùng khi thấy đu đủ đã thật chín.

Câu hỏi 3: Ăn đu đủ xanh khi mang thai có được không?

MEDIPLUS trả lời: Như đã trình bày ở trên, trong nhựa mủ của quả đu đủ xanh có chứa hàm lượng papain rất cao có thể gây co thắt mạnh cơ trơn tử cung, nguy cơ gây sảy thai rất cao, làm mỏng và yếu lớp niêm mạc tử cung,… Do đó tuyệt đối không sử dụng đu đủ xanh cho phụ nữ mang thai đặc biệt trong 3 tháng đầu.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách lựa chọn và sử dụng đu đủ cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn đu đủ chín để nâng cao sức khỏe sức, sức đề kháng, giúp trẻ phát triển ổn định và khỏe mạnh. Tuy nhiên, TUYỆT ĐỐI KHÔNG sử dụng ĐU ĐỦ CHƯA CHÍN HOÀN TOÀN vì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng có hại.

Nếu cần tư vấn thêm các thông tin về việc bầu 3 tháng đầu ăn đu đủ chín được không hay nên ăn những loại quả nào, mẹ bầu có thể liên hệ đến Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ tốt nhất.

*Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn rau lang được không? Mẹ bầu nhất định phải biết

    Bầu ăn rau lang được không là một trong vô vàn các câu hỏi mà bất kỳ ai mang thai đều muốn biết. Hãy cùng…

    28 Th8, 2023
    3.1K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn nha đam được không? – Lời khuyên từ chuyên gia

    Bầu ăn nha đam được không? Nha đam từ lâu đã được biết đến với những công dụng nổi bật trong làm đẹp và chăm…

    30 Th9, 2023
    822

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn khoai lang được không? Giải đáp từ chuyên gia

    Bầu ăn khoai lang được không là câu hỏi nhiều chị em băn khoăn, nhất là những người “ghiền” món ăn này. Vậy bầu có…

    08 Th9, 2023
    1.3K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn cá nục được không? Mẹ bầu cần lưu ý

    Bầu ăn cá nục được không? Là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Bởi tất cả các món ăn bổ sung trong thời gian mang…

    22 Th9, 2023
    624

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám