Bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt được không? [Chuyên gia giải đáp]

Cập nhật 24/06/2023

26.5K

Bác sĩ Chu Việt Anh

Tham vấn y khoa:Bác sĩ Chu Việt Anh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt được không là câu hỏi khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn. Phụ nữ mang thai có thể ăn lá lốt vì loại thực phẩm này chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ chia sẻ chi tiết cách ăn đúng và thực đơn chế biến phong phú cho mẹ bầu ngay trong bài viết dưới đây!

Xem thêm:

1. Bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt được không?

Bầu 3 tháng đầu có thể ăn lá lốt vì trong loại thực vật này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bà bầu như: canxi, chất xơ, sắt, magie, photpho,…

Theo Đông y, lá lốt có tính nóng và ấm giúp giải cảm, chữa đau bụng, điều trị bệnh về dạ dày, đầy hơi, khó tiêu,… Theo Y học hiện đại, lá lốt có khả năng làm giảm táo bón, cải thiện tình trạng đau nhức, giảm cảm cúm, tốt cho làn da,…

Lá lốt chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu

Lá lốt chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu

Phần tiếp theo sẽ giải thích cụ thể hơn về các công dụng tiêu biểu và bảng thành phần, để giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn vì sao lá lốt lại tốt cho bà bầu 3 tháng đầu.

2. Tác dụng của lá lốt đối với mẹ bầu 3 tháng đầu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lá lốt mang lại nhiều công dụng cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi vì trong lá lốt chứa nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Cụ thể trong 100g lá lốt có chứa các thành phần sau:

Thành phần Định lượng
Nước 86.5g
Protein 4.3g
Chất xơ 2.5g
Canxi 260mg
Sắt 4.1mg
Magie 98mg
Photpho 980mg
Kali 598mg
Natri 15mg
Vitamin C 34mg
Beta-carotene 8.1mg

Lá lốt chứa thành phần dưỡng chất cao nên mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Cụ thể:

2.1 Bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt giúp giảm táo bón

Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, cơ thể tiết ra ra nhiều hormone progesterone gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vì thế, phụ nữ mang thai rất hay bị táo bón trong giai đoạn này. Nếu không kịp thời khắc phục, bà bầu có khả năng mắc bệnh trĩ, sa trực tràng, đại tiện ra máu,…

Bà bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt được không? Với lượng nước (84.5g) dồi dào cùng thành phần chất xơ cao (2.5g), lá lốt giúp thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Nhờ đó, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn, giảm cảm giác khó chịu do tình trạng táo bón thai kỳ.

Bà bầu nên ăn lá lốt để giảm tình trạng táo bón thai kỳ trong 3 tháng đầu

Bà bầu nên ăn lá lốt để giảm tình trạng táo bón thai kỳ trong 3 tháng đầu

2.2 Ăn lá lốt giúp bà bầu có làn da sáng khỏe

Trong 3 tháng đầu thai kỳ hormone Estrogen tăng lên khiến làn da phụ nữ mang thai dễ nổi mụn, thâm nám và da sạm. Lá lốt có thành phần flavonoid giúp da ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây mụn, đồng thời, có vitamin C có tác dụng kháng viêm, làm sáng da. Nhờ đó, làn da của bà bầu 3 tháng đầu sẽ được cải thiện hơn.

2.3 Bà bầu ăn lá lốt giúp cải thiện tình trạng đau nhức cơ thể

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường gặp tình trạng đau nhức cơ thể. Chủ yếu tập trung tại các khu vực vùng lưng, bụng dưới, xương hông,… Nguyên nhân do kích thước bào thai dần lớn lên chèn ép lên các dây thần kinh, ảnh hưởng đến xương khớp.

Chất chống oxy hóa flavonoid và alkaloid trong lá lốt có khả năng giảm đau, chống viêm và loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, flavonoid giúp kích thích cơ thể sản sinh collagen type 2 – cấu tạo chính của sụn khớp.

Các chất chống oxy hóa trong lá lốt giúp giảm đau lưng ở mẹ bầu

Các chất chống oxy hóa trong lá lốt giúp giảm đau lưng ở mẹ bầu

2.4 Ăn lá lốt giúp giảm cảm cúm ở bà bầu

Khi mang thai 3 tháng đầu, hệ nội tiết tố của mẹ bầu có những thay đổi về nồng độ như hormone progesterone, estrogen tăng lên,… Điều này khiến cho hệ miễn dịch thường yếu hơn bình thường, dễ dẫn đến bệnh cảm cúm và làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ.

Bà bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt được không? Lá lốt có tính cay ấm và chứa nhiều chất kháng viêm như flavonoid và alkaloid, giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các loại virus, vi khuẩn. Vitamin C trong lá lốt góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Nhờ đó, ăn các món từ lá lốt có thể giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm.

Bà bầu 3 tháng đầu có thể ăn lá lốt khi bị cảm cúm

Bà bầu 3 tháng đầu có thể ăn lá lốt khi bị cảm cúm

Từ bảng thành phần và các công dụng tiêu biểu của lá lốt, mẹ bầu 3 tháng đầu có thể yên tâm ăn lá lốt. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải ăn đúng cách để lá lốt phát huy tốt nhất các lợi ích.

3. Hướng dẫn bà bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt đúng cách

Ngoài việc quan tâm đến bà bầu 3 tháng đầu ăn lá nốt được không thì việc ăn lá lốt đúng cách cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn lá lốt mà mẹ bầu nên biết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

  • Ăn lá lốt đã qua chế biến, nấu chín: Mẹ bầu tuyệt đối không ăn lá lốt còn sống để tránh nhiễm khuẩn trên lá, có nguy cơ dọa sảy thai,… Với bà bầu có tiền sử sảy thai cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn lá lốt.
  • Nên ăn 1 – 2 lần/tuần: Nếu ăn thường xuyên sẽ gây tích tụ nhiệt trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.

Phụ nữ mang thai đang bị nhiệt miệng hoặc nóng trong không nên sử dụng lá lốt. Vì lá lốt có tính nóng, do đó nếu ăn lá lốt sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Mẹ bầu được ăn lá lốt với hàm lượng vừa phải

Mẹ bầu được ăn lá lốt với hàm lượng vừa phải

4. 3 món ăn từ lá lốt tốt cho sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu nên thay đổi các món ăn làm từ lá lốt để kích thích vị giác, giảm các giác chán ăn. Dưới đây là một số món ăn từ lá lốt tốt cho sức khỏe mà mẹ bầu 3 tháng đầu có thể tham khảo.

THỊT BÒ XÀO LÁ LỐT

Nguyên liệu:

  • 150g thịt bò thái lát
  • ½ củ hành tây thái mùi
  • 100g lá lốt thái sợi dày, tỏi băm, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Ướp thịt bò với tỏi băm, hạt nêm, muối, đường, tiêu, xì dầu.
  • Xào thịt trên lửa lớn đến khi chín tái thì đổ ra dĩa.
  • Cho hành tây vào xào rồi cho lá lốt vào đảo nhanh tay.
  • Nêm nếm vừa ăn, sau đó cho thịt bò vào xào chín cùng.
Món thịt bò xào lá lốt đơn giản dễ làm tại nhà

Bà bầu 3 tháng đầu có thể ăn lá lốt kết hợp với thịt bò xào đơn giản dễ làm tại nhà

CHẢ LÁ LỐT

Nguyên liệu:

  • 250g thịt nạc vai băm nhuyễn
  • 30g mộc nhĩ băm, lá lốt
  • 1 củ hành khô, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Trộn mộc nhĩ với thịt heo nạc vai
  • Nêm muối, bột ngọt, đường và tiêu xay
  • Để thêm 15 phút cho thịt thấm gia vị
  • Cuốn nhân thịt vào lá lốt
  • Cho chả lá lốt vào chảo chiên ở lửa vừa.
https://dammenaunuong.com/wp-content/uploads/2019/11/bo-cuon-la-lot.jpg

Mang thai 3 tháng đầu có thể ăn món chả lá lốt cũng rất thơm ngon và bổ dưỡng

CANH CÁ LÓC LÁ LỐT

Nguyên liệu:

  • 1 con cá lóc
  • 10 lá lốt cắt nhỏ
  • 1 củ gừng
  • 3 củ hành tím

Cách thực hiện:

  • Sơ chế cá lóc, cắt khúc và ướp với hạt nêm, nước mắm.
  • Phi thơm hành tím và gừng, cho cá vào chiên sơ.
  • Đổ nước vào nấu sôi, nêm nếm vừa ăn và cho lá lốt vào.
  • Nấu thêm 5 phút thì tắt bếp.
Mẹ bầu có thể sử dụng lá lốt để nấu canh, làm đa dạng thực đơn hàng ngày

Mẹ bầu có thể sử dụng lá lốt để nấu canh, làm đa dạng thực đơn hàng ngày

5. Bài thuốc dân gian từ lá lốt tốt cho sức khỏe của mẹ bầu

Lá lốt không chỉ được chế biến thành các món ăn hấp dẫn, loại thực phẩm này còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu và bé như giảm nhiệt miệng, ngâm chân giảm phù nề. Cụ thể:

Giảm nhiệt miệng: Lá lốt có chứa các chất chống viêm, kháng khuẩn như flavonoid và alkaloid,… nên có tác dụng trị nhiệt miệng. Mẹ bầu có thể ngậm lá lốt trong miệng để giảm viêm trong 3 tháng đầu bằng cách:

  • Rửa sạch 20 lá lốt rồi cho vào máy xay sinh tố cùng 1 thìa muối biển và 100ml nước ấm.
  • Lọc qua rây bỏ bã và dùng nước cốt ngậm 3 – 4 lần/ngày.

Ngâm chân giảm phù nề: Cách làm đơn giản như sau:

  • Rửa sạch khoảng 10 lá lốt, đun sôi với 1 lít nước
  • Vặn nhỏ lửa và nấu thêm 3 phút
  • Đổ ra thau, pha loãng để nước ấm rồi tiến hành ngâm chân.
Ngâm chân với lá lốt giúp các mạch máu giãn nở, hỗ trợ lưu thông máu

Ngâm chân với lá lốt giúp các mạch máu giãn nở, hỗ trợ lưu thông máu

Dựa trên các thông tin hữu ích trong bài viết này, mẹ bầu chắc hẳn đã có câu trả lời cho thắc mắc “bầu 3 tháng đầu ăn lá lốt được không”? Đây là loại thực phẩm hoàn toàn có thể sử dụng trong suốt thai kỳ. Nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe trong thai kỳ, mẹ bầu đừng quên tuân thủ đúng theo những lưu ý kể trên. Nếu còn thắc mắc và tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ chi tiết.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn cá nục được không? Mẹ bầu cần lưu ý

    Bầu ăn cá nục được không? Là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Bởi tất cả các món ăn bổ sung trong thời gian mang…

    22 Th9, 2023
    971

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn cà muối được không? Có bị ung thư như lời đồn?

    Bầu ăn cà muối được không? Liệu có bị ung thư như lời đồn? là một trong vô vàn các thắc mắc trong giai đoạn…

    20 Th9, 2023
    1.3K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn nha đam được không? – Lời khuyên từ chuyên gia

    Bầu ăn nha đam được không? Nha đam từ lâu đã được biết đến với những công dụng nổi bật trong làm đẹp và chăm…

    30 Th9, 2023
    1.4K

    Tham vấn y khoa: Riêng tư: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn hạt dẻ được không? Có tốt cho thai nhi không?

    Bầu ăn hạt dẻ được không? Hạt dẻ thơm ngon, giàu dinh dưỡng lại ít calo là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người.…

    25 Th9, 2023
    2.3K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám