Bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không?

Cập nhật 24/06/2023

15.2K

Bác sĩ Chu Việt Anh

Tham vấn y khoa:Bác sĩ Chu Việt Anh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không? là mối quan tâm của các mẹ bầu khi mới mang thai lần đầu. Bởi vì thịt dê là món ăn có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Câu hỏi này sẽ được Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp cụ thể cùng những gợi ý và lưu ý về cách ăn đúng cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu.

Xem thêm:

1. Bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không

Mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được lẩu dê. Bởi vì thịt dê chứa hàm lượng dồi dào các chất sắt, kẽm, protein,… thịt dê giúp mẹ bầu bồi bổ cho cơ thể trong 3 tháng đầu. Các loại rau ăn kèm với lẩu sẽ bổ sung thêm chất xơ và các vitamin tốt cho sức khỏe bà bầu.

Thịt dê được liệt vào danh sách các loại thịt đỏ mẹ bầu nên ăn trong thai kỳ. Món lẩu thịt dê có tác dụng bổ sung năng lượng, tái tạo các tế bào, tăng sức đề kháng cho mẹ bầu trong giai đoạn nhạy cảm của thai kỳ.

Mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được lẩu dê

Mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được lẩu dê

Vậy những tác dụng cụ thể đối với mẹ bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ là gì? Mời các mẹ bầu cùng tìm hiểu ngay trong phần tiếp theo.

Xem thêm: [Giải đáp] Mang thai 3 tháng đầu có được ăn nghệ không?

2. Tác dụng của thịt dê đối với mẹ bầu 3 tháng đầu

Bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không? Không những ăn được mà thịt dê còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Theo Đông y thì thịt dê thịt dê có vị ngọt, tính nóng, không độc có tác dụng trừ hàn, khai vị, tăng thể lực, thông sữa, bổ khí huyết, có lợi cho mẹ bầu.

Còn trong Tây y, thịt dê có nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như protein, chất béo, sắt, canxi,… có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa thiếu máu, giúp xương chắc khỏe cho bà bầu.

Bảng thành phần dinh dưỡng dưới đây sẽ giúp mẹ bầu hiểu được lý do tại sao thịt dê có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe bà bầu mang thai 3 tháng đầu.

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Năng lượng 122 kcal
Protein 20.7g
Chất béo 4.3g
Canxi 11mg
Vitamin B3 4.9mg
Vitamin A 91mcg
Sắt 2.1mg
Kali 385mg
Kẽm 4.0mg
Selen 8.8mcg

Nhờ những thành phần dinh dưỡng như protein, vitamin và các khoáng chất, ăn thịt dê mang lại cho mẹ bầu 3 tháng những lợi ích tuyệt vời như:

2.1 Bà bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được bởi giúp ngăn ngừa thiếu máu

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể bà bầu cần được cung cấp sắt nhiều gấp đôi người không mang thai. Bởi vì, giai đoạn này bà bầu cần một lượng máu lớn để cung cấp cho bản thân và thai nhi.

Ăn thịt dê là một cách để bổ sung thành phần sắt vì cứ ăn 100g thịt dê cung cấp cho cơ thể 2.1mg sắt. Sắt có tác dụng sản sinh ra nhiều huyết sắc tố để tạo máu, ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ. Nhờ đó bà bầu hạn chế tình trạng chóng mắt, mệt mỏi thường gặp.

2.2 Ăn thịt dê giúp xương chắc khỏe

Bà bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không? Thịt dê có hàm lượng canxi cao (11g/100g). Thành phần canxi có tác dụng ngăn ngừa loãng xương cho mẹ bầu và góp phần hình thành hệ xương khớp cho thai nhi.

Ngoài ra 4.0mg kẽm có trong thịt dê còn hỗ trợ tổng hợp, hoạt hóa hormon tăng trưởng GH và IGF1, giúp hệ xương của cả mẹ và bé phát triển tốt.

Lẩu thịt dê có giúp mẹ bầu bổ máu và giúp xương chắc khỏe

Lẩu thịt dê có giúp mẹ bầu bổ máu và giúp xương chắc khỏe

2.3 Ăn lẩu dê cung cấp năng lượng cho bà bầu 3 tháng đầu

Chất béo và protein sẽ tạo ra một nguồn năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cứ ăn 100g thịt dê, mẹ bầu sẽ cung cấp cho cơ thể 20.7g protein và 4.3g chất béo. Nhờ đó, mẹ bầu sẽ giảm thiểu mệt mỏi, suy giảm thể lực do thiếu chất năng lượng.

2.4 Bà bầu ăn lẩu dê giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu

Bà bầu 3 tháng đầu có ăn được lẩu dê bởi việc thường xuyên ăn thịt dê giúp cơ thể bổ sung thêm kẽm. Loại khoáng chất này có tác dụng tổng hợp và làm tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Ăn thịt dê giúp tăng cường sức đề kháng mẹ bầu

Ăn thịt dê giúp tăng cường sức đề kháng mẹ bầu

Ngoài ra thành phần Selen (8.8mcg/100g) trong thịt dê đóng vai trò thiết yếu trong men glutathione peroxidase. Chất này ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, bao gồm sự phát triển và hoạt động của bạch cầu. Nhờ đó giúp cơ thể mẹ bầu tăng sức đề kháng.

2.5 Bầu 3 tháng đầu có ăn được lẩu dê bởi giúp hỗ trợ tiêu hóa ở bà bầu

Bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không? Thịt dê giúp mẹ bầu ổn định hệ tiêu hóa. Trong 100g thịt dê cung cấp 4.9mg vitamin B3, hỗ trợ nhiều chức năng của đường tiêu hoá, bao gồm sự phân hủy carbohydrate và chất béo.

Bên cạnh đó, trong thịt dê còn có 385mg Kali hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất đạm và chất đường bột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Như vậy, bà bầu 3 tháng nên thường xuyên bổ sung thịt dê cũng như lẩu dê vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Điều quan trọng, mẹ bầu nên biết cách ăn thịt dê đúng để hấp thu tối đa chất dinh dưỡng và không gặp các tác dụng phụ.

3. Cách ăn lẩu dê đúng cách dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Ngoài quan tâm đến bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không thì các mẹ cũng cần quan tâm đến việc ăn đúng cách như thế nào. Mặc dù thịt dê chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng mẹ bầu cần biết ăn đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất. Dưới đây là một số gợi ý cách ăn đúng cách cho mẹ bầu đang trong 3 tháng đầu thai kỳ.

  • Về liều lượng: Theo Đông y thì thịt dê có tính nóng, mẹ bầu không nên ăn nhiều. Liều lượng khuyến cáo chỉ nên ăn 1 bữa/tuần để cơ thể mẹ bầu hấp thu được tối đa lượng dưỡng chất từ loại thực phẩm này.
  • Kiêng uống trà sau khi ăn thịt dê: Mẹ bầu không uống trà sau khi ăn lẩu thịt dê. Bởi vì hàm lượng protein trong thịt dê khá cao, trong khi trà có chứa nhiều acid tannic. Hai thành phần này khi kết hợp sẽ tạo ra chất tannalbin, khiến lượng nước trong đường ruột giảm đi, gây ra táo bón.
  • Kiêng ăn dưa hấu: Mẹ bầu cũng không nên ăn lẩu thịt dê cùng dưa hấu. Bởi vì thịt dê có tính dương, ấm, còn dưa hấu có tính hàn. Việc kết hợp hai loại thực phẩm này có thể gây rối loạn tiêu hóa.
  • Kiêng ăn với bí đỏ: Việc kết hợp ăn lẩu thịt dê cùng với bí đỏ cũng không tốt cho mẹ bầu. Bởi vì cả hai thực phẩm này đều có tính nóng, ăn với nhau rất dễ phát hỏa, nóng trong người.
Mẹ bầu nên biết cách ăn lẩu thịt dê đúng để tận dụng tối đa mọi lợi ích

Mẹ bầu nên biết cách ăn lẩu thịt dê đúng để tận dụng tối đa mọi lợi ích

Tương tự như vậy, mẹ bầu 3 tháng cũng không ăn lẩu thịt dê quá cay. Vì có thể gây nhiệt, nóng trong người, đặc biệt là dạ dày, không tốt cho tiêu hóa.

4. Hướng dẫn cách làm lẩu dê cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Các mẹ bầu đã được giải đáp bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không? Vậy làm món lẩu dê thế nào để mẹ bầu có thể chủ động thưởng thức món ăn này ở nhà.

Có rất nhiều cách chế biến món lẩu dê khác nhau tùy thuộc sở thích và hương vị. Dưới đây là cách làm lẩu dê cho mẹ bầu giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

Nguyên liệu:

  • Xương dê: 2kg
  • Thịt dê tươi: 1kg
  • Củ sen: 300gr
  • Nấm mèo: 3 – 6 tai
  • Trái dừa dùng để làm nước lẩu: 2 quả
  • Gia vị chính gồm: ngũ vị hương, muối, đường, bột ngọt, dầu ăn, tỏi hành, sả và gừng
  • Đậu phụ: 4 miếng
  • Khoai môn: 1 củ (0.5kg)
  • Bún tươi, mỳ trứng tùy ý: khoảng 500gr
  • Rau xanh ăn kèm lẩu: tía tô, rau cải, tần ô, rau má, lá hẹ,…
Nguyên liệu cần làm món thịt dê

Nguyên liệu cần làm món thịt dê như thịt dê, củ sen, nấm mèo…

Cách thực hiện:

  • Ngâm thịt dê vào hỗn hợp gừng giã nhuyễn và rượu để khử mùi hôi.
  • Củ sen cắt thành hình tròn, nấm mèo ngâm tới khi nở và cắt thành miếng lớn.
  • Đậu phụ cắt thành miếng vừa ăn rồi chiên vàng.
  • Băm nhỏ hành tím và tỏi
  • Rửa sạch thịt dê đã được ngâm trong rượu gừng với nước muối loãng và dùng giấy thấm khô.
  • Ướp thịt dê với tỏi và hành tím đã băm nhỏ cùng với một ít gia vị gồm: bột ngọt, tiêu, hạt nêm và ngũ vị hương trong 40 phút.
  • Phi thơm hành tỏi rồi cho phần xương dê đã rửa nước muối trên vào xào đến khi thịt săn lại.
  • Thịt vừa săn lại thì cho 1.5l nước vào nồi nấu sôi. Thêm hành vài củ sả đã đập dập, rồi đun thật to lửa.
  • Vớt hết bọt để nước xương thơm ngọt rồi vặn lửa nhỏ vừa, tiếp tục dùng khoảng 30p thì cho thêm nước dừa tươi vào và tiếp tục ninh.
  • Ninh lửa vừa trong khoảng 45 – 60p cho thêm củ sen, nấm mèo và các nguyên liệu đã rang rồi nêm lại gia vị vừa miệng.
  • Bày phần nước dùng, thịt dê, rau rửa sạch, khoai môn chiên vàng.

5. Gợi ý các món ăn ngoài lẩu dê cho bà bầu 3 tháng đầu

Bên cạnh món lẩu thịt dê, mẹ bầu còn có thể chế sử dụng thịt dê để chế biến thành nhiều món khác để làm phong phú thực đơn. Dưới đây là một số gợi ý món ăn từ thịt dê tốt cho sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu:

THỊT DÊ HẦM NGŨ VỊ HƯƠNG

Nguyên liệu:

  • Thịt nạc dê: 1/2kg
  • Khoai tây: 200gr
  • Cà rốt: 150 gr
  • Gia vị: ngũ vị hương, nước tương, gừng, tiêu, muối,…

Cách thực hiện:

  • Cà rốt, khoai tây gọt vỏ cắt miếng cỡ ngón út, sau đó chiên vàng.
  • Thịt nạc dê cắt miếng vuông 3cm ướp với ngũ vị hương, nước tương, gừng giã dập, tiêu, muối trong 40p.
  • Xào thịt dê cho đến khi thịt săn thì cho nước vừa ngập mặt thịt (thêm ít xả đập dập để khử mùi hôi dê).
  • Khi thịt dê vừa mềm cho cà rốt vào, khoảng 5p sau cho khoai vào tiếp nấu thêm 2 – 3 phút nữa.
Món dê hầm ngũ vị đầy bổ dưỡng cho mẹ bầu

Món dê hầm ngũ vị đầy bổ dưỡng cho mẹ bầu

CHÁO CHÂN DÊ

Nguyên liệu:

  • Chân dê: 3 – 4 chân
  • Gạo nếp: 1 lon
  • Thông thảo: 10gr
  • Hạt sen: 20gr
  • Ý dĩ: 15 – 20gr

Cách thực hiện:

  • Sơ chế chân dê bằng cách lấy từ móng lên khoảng 10 – 15cm,  đốt sạch lông, đập bỏ móng
  • Đem ướp rượu gừng và rửa nước muối loãng để khử mùi hôi.
  • Mang chân dê đi hầm với gạo nếp rồi bỏ hạt sen, thông thảo, ý dĩ.
Mẹ bầu có thể sử dụng thịt dê để nấu cháo bổ dưỡng

Mẹ bầu có thể sử dụng thịt dê để nấu cháo bổ dưỡng

CHÂN DÊ TIỀM THUỐC BẮC

Nguyên liệu:

  • Chân dê: 4 chân câu kỷ tử,
  • Gói thuốc bắc: 1 gói
  • Nước: 2 lít (nước xương càng tốt)
  • Gia vị: Bột nêm, hành, gừng, muối, bột ngọt, đường,…

Cách thực hiện:

  • Sơ chế chân dê tương tự như món cháo chân dê
  • Sau đó đem luộc sơ qua rồi chặt miếng vừa ăn.
  • Nước (xương) đun sôi, cho gói thuốc bắc vào đun lửa nhỏ 5p rồi cho chân dê vào
  • Tiếp tục bỏ gia vị vào nêm (nêm hơi nhạt một xíu)
  • Hầm lửa nhỏ 30 phút thấy lượng nước còn lại còn tầm 1 lít là được.
Món chân dê tiềm thuốc bắc

Món chân dê tiềm thuốc bắc

6. Lưu ý bà bầu không nên ăn lẩu dê khi nào?

Bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được tuy nhiên để tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, bà bầu không nên ăn lẩu dê khi:

  • Bà bầu bị rối loạn chức năng tim hoặc cao huyết áp: Thịt dê có tính nóng không tốt cho tim. Đồng thời lượng chất béo trong thịt dê dễ khiến tình trạng mẹ bầu bị cao huyết áp thêm nghiêm trọng.
  • Bà bầu bị viêm gan: Thịt dê giàu protein, chất béo, đòi hỏi gan phải hoạt động nhiều. Nếu gan mẹ bầu không tốt thì sẽ tạo thành gánh nặng, tiêu hóa khó khăn.
  • Bà bầu bị nóng trong người: Thịt dê có tính nóng nên sẽ làm cho bà bầu bị nóng thêm dẫn tới tình trạng nổi nhiệt với các biểu hiện như nhiệt miệng, nổi mụn,…
  • Bà bầu đang bị đau, viêm: Tính nóng trong thịt dê có thể làm nghiêm trọng hơn các cơn đau, viêm nhiệt lở loét khoang miệng, ho,…
Mẹ bầu bị viêm gan không nên ăn lẩu thịt dê

Mẹ bầu bị viêm gan không nên ăn lẩu thịt dê

Như vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu có ăn lẩu dê được không đã được giải đáp. Không những thế thịt dê còn rất tốt đối với mẹ bầu.  Bổ sung thịt dê thực đơn để cung cấp thêm những dưỡng chất cho cả mẹ và em bé.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn đậu bắp được không? Hướng dẫn mẹ bầu chi tiết

    Bầu ăn đậu bắp được không? Là thắc mắc của nhiều mẹ bầu bởi bất kỳ loại thực phẩm nào trong giai đoạn này cũng…

    11 Th9, 2023
    1.6K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu ăn pate được không có ảnh hưởng gì cho thai nhi không?

    Pate là một loại thực phẩm được nhiều người yêu thích, kể cả người lớn hay trẻ em. Tuy nhiên có nhiều thông tin đa…

    12 Th8, 2023
    4.4K

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Chu Việt Anh

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn khổ qua được không? Mẹ bầu cần cẩn trọng những gì

    Bầu ăn khổ qua được không là câu hỏi nhiều sản phụ quan tâm. Vì bên cạnh giá trị dinh dưỡng khổ qua mang lại,…

    23 Th8, 2023
    1.5K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    TOP 18 thực đơn cho mẹ sau sinh mổ [Lưu ngay]

    Mẹ sinh mổ thường mất nhiều máu và phải chịu những cơn đau do phẫu thuật nên cần có một chế độ ăn uống đầy…

    28 Th4, 2023
    34.2K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám