Bầu 3 tháng đầu ra dịch màu trắng: Nguyên nhân và cách xử lý

Cập nhật 24/06/2023

21.2K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Bầu 3 tháng đầu ra dịch màu trắng (khí hư) đa phần sẽ là hiện tượng sinh lý bình thường ở mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu khí hư ra nhiều kèm biểu hiện bất thường như mùi hôi khó chịu, đau rát âm đạo, sùi bọt,… thì bạn cần liên hệ với bác sĩ sớm nhất vì đây có thể là báo hiệu của một số bệnh nguy hiểm. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi tư vấn đến từ Tổ hợp y tế MEDIPLUS trong bài viết sau!

Xem thêm:

1. Bầu 3 tháng đầu ra nhiều khí hư màu trắng có làm sao không?

Bầu 3 tháng ra dịch màu trắng là hiện tượng sinh lý bình thường

Bầu 3 tháng ra dịch màu trắng là hiện tượng sinh lý bình thường

Thông thường, phụ nữ sẽ bắt đầu có khí hư (hay dịch tiết âm đạo) từ khi bước vào tuổi dậy thì kéo dài đến thời kỳ mãn kinh. Đặc điểm của khí hư khỏe mạnh có thể kể đến:

  • Màu trắng trong giống như lòng trắng trứng gà sống hoặc màu hơi ngả vàng, dính, không mùi (hoặc mùi hôi nhẹ). Những khí hư này có tác dụng giữ ẩm và cân bằng âm đạo cho phụ nữ, tạo điều kiện thuận lợi cho trứng vào tử cung khi trứng rụng.
  • Lượng khí hư nhiều hay ít phụ thuộc vào giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và có xu hướng giảm dần theo độ tuổi.

Trong thời kỳ mang thai, khí hư có xu hướng ra nhiều hơn. Đây là một hiện tượng phổ biến và bình thường ở mọi mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu.

Mẹ bầu chỉ cần lưu ý đối với các trường hợp khí hư có biểu hiện bất thường như: mùi hôi, chua, sủi bọt, đổi màu khác lạ,… thì đây có thể là nguy cơ của bệnh viêm nhiễm âm đạo. Lúc này mẹ cần quan sát và theo dõi sát sao các biểu hiện của khí hư để có biện pháp thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu bị ra máu có phải là dấu hiệu đáng lo?

2. Dấu hiệu của bầu 3 tháng đầu ra dịch trắng là khỏe mạnh

Tình trạng của khí hư cũng thể hiện được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Cùng theo dõi các dấu hiệu sau đây để biết được đâu là dấu hiệu ra khí hư khỏe mạnh trong 3 tháng đầu.

Bầu 3 tháng ra dịch màu trắng trong được coi là khỏe mạnh

Bầu 3 tháng ra dịch màu trắng trong được coi là khỏe mạnh

Biểu hiện: Dịch lúc này sẽ giống với khí hư mà bạn thường thấy trong chu kỳ kinh nguyệt và có một số đặc điểm như sau:

  • Màu sắc: Màu trắng trong hoặc có thể hơi ngả vàng, nhìn gần giống màu lòng trắng trứng gà sống.
  • Mùi: Mùi hơi tanh nhẹ (hơi hăng) hoặc không mùi, đặc biệt không được có mùi bất thường (hôi, chua…)
  • Không gây ngứa.
  • Khí hư có thể tiết ra hằng ngày nhưng không quá nhiều.

Nguyên nhân: Đây là biểu hiện bình thường do những nguyên nhân như:

  • Trong thời kỳ đầu mang thai, cổ tử cung và các thành âm đạo trở nên mềm hơn và tiết dịch tăng lên để giúp ngăn ngừa bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào đi từ âm đạo vào tử cung.
  • Nội tiết tố thay đổi đáng kể khiến cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi, nồng độ hormone progesterone có xu hướng tăng lên cũng có thể khiến tiết nhiều dịch hơn.

Cách xử lý: Mẹ cần chăm sóc vùng kín đúng cách để tránh các bệnh phụ khoa. Chi tiết tham khảo phần 4 bài viết để được rõ hơn.

3. Biểu hiện bất thường của bầu 3 tháng ra dịch trắng cần khám phụ khoa ngay

Bầu ra dịch trắng kèm theo các biểu hiện bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa. Cùng tham khảo các biểu hiện bất thường qua bảng dưới đây để nhận biết, phát hiện và điều trị sớm mẹ bầu nhé!

STT Biểu hiện Dự đoán nguyên nhân
1 Dịch màu trắng sền sệt như sữa chua và vùng kín ngứa rát. Có thể là do nhiễm nấm âm đạo, viêm lộ tuyến tử cung, tăng sản nội mạc tử cung, ung thư tử cung,…
2 Dịch màu trắng đục như bã đậu, mùi hôi, ngứa ngáy âm đạo. Có thể là biểu hiện của viêm nhiễm âm đạo.
3 Khí hư đục và đặc quánh như keo, nếu để lâu sẽ khô cứng lại. Dấu hiệu của nhiễm khuẩn do nấm men, khí huyết không được lưu thông bình thường.
4 Màu trắng đục kèm sợi máu đỏ rải rác hay thường xuyên. Dọa sảy thai.
5 Ra nhiều khí hư màu trắng đục như trứng gà, không có mùi nhưng ra nhiều bất thường kéo dài. Viêm vùng chậu. Bệnh này có thể đi kèm với hiện tượng đau bụng dưới, đau lưng.
6 Ra nhiều khí hư trắng đục kèm theo xuất huyết âm đạo bất thường. Cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung.

Cách xử lý: Khi thấy các dấu hiệu bất thường này, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được xác định rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời. Nếu chủ quan thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Khí hư có những biểu hiện bất thường rất có thể mẹ bầu đang bị viêm âm đạo

Khí hư có những biểu hiện bất thường rất có thể mẹ bầu đang bị viêm âm đạo

Dịch trắng có biểu hiện bất thường có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Viêm nhiễm lan rộng, mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm nội mạc tử cung, viêm niệu đạo,… đặc biệt là viêm loét dẫn tới ung thư cổ tử cung.
  • Sức khỏe sinh sản của người mẹ: Sinh non, chửa ngoài dạ con, sảy thai, vô sinh ở phụ nữ,…
  • Gây dị tật thai nhi, tác động xấu tới sự phát triển của bé.

4. Cách chăm sóc để vùng kín của mẹ bầu luôn khỏe mạnh

Khí hư ra quá nhiều sẽ khiến âm đạo ẩm ướt, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây bệnh cho vùng kín. Vì vậy nếu “cô bé” không được chăm sóc đúng cách sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu, lâu dần sẽ dẫn tới các bệnh lý liên quan tới âm đạo rất nguy hiểm.

Theo báo cáo của Hiệp hội mang thai Hoa Kỳ, có tới 10-30% phụ nữ trong giai đoạn mang thai gặp vấn đề về viêm âm đạo do vi khuẩn. Vì thế bạn cần chú ý chăm sóc âm đạo đúng cách để bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi.

Dưới đây là một số biện pháp để chăm sóc để vùng kín của mẹ luôn khỏe mạnh:

Chế độ sinh hoạt và vệ sinh vùng kín hợp lý

  • Thay quần lót 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Định kỳ thay mới quần lót khoảng 6 tháng/lần. Bạn nên chọn quần làm từ chất liệu thoáng mát như cotton, modal,… Hạn chế dùng quần từ chất liệu nylon và mặc quần quá chật chội vì có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng.
  • Không thụt rửa âm đạo quá sâu khiến thay đổi môi trường âm đạo, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, đây là nguyên nhân gây ra các viêm nhiễm nguy hiểm.
  • Vệ sinh sạch sẽ âm đạo sau khi quan hệ, lau khô âm đạo sau khi tắm, bơi lội hoặc tập thể dục.
  • Tránh sử dụng xà phòng mạnh để làm sạch âm đạo vì có thể sẽ khiến âm đạo bị tổn thương, vi khuẩn dễ xâm nhập.
  • Không nên dùng băng vệ sinh thường xuyên mỗi ngày vì sẽ gây bí bách, ẩm ướt dẫn tới viêm nhiễm âm đạo.

Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung lợi khuẩn

Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn giúp ngăn ngừa viêm nhiễm âm đạo

Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn giúp ngăn ngừa viêm nhiễm âm đạo

  • Bổ sung thực phẩm có chứa lợi khuẩn như sữa chua ăn, men vi sinh,… để thúc đẩy vi khuẩn lành mạnh, ngăn ngừa viêm âm đạo.
  • Tránh ăn quá nhiều đường như bánh kem, kẹo, chocolate,… vì chúng làm tăng lượng bài tiết âm đạo khiến môi trường âm đạo bị ẩm, nóng, ảnh hưởng tới việc điều trị.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc có tính kích thích như quá cay,… vì sẽ khiến cho nước tiểu đậm màu, hậu môn nóng rát, gây trầm trọng hơn bệnh viêm âm đạo.

Ngoài ra, cần khám phụ khoa định kỳ 2-3 tháng/lần để phát hiện nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời, đảm bảo thai kỳ được khỏe mạnh.

Thông thường, bầu 3 tháng đầu ra dịch màu trắng là hiện tượng sinh lý bình thường và rất phổ biến. Vì vậy bạn cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này. Tuy nhiên, trong trường hợp ra dịch trắng kèm theo những dấu hiệu bất thường như trên thì mẹ cần liên hệ với bác sĩ ngay để được chăm sóc tốt nhất.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn nắm rõ nguyên nhân và cách xử lý khi bầu 3 tháng đầu ra dịch màu trắng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này xin vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất!

Bạn đọc lưu ý: Bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Thai trứng bán phần là gì? Có nguy hiểm hay không?

    Thai trứng bán phần hay bệnh lý thai trứng nói chung là một bệnh lý rất hay gặp ở các mẹ bầu trong quá trình…

    16 Th8, 2023
    1.6K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sức khỏe, Sản khoa

    Bầu ăn khoai mì được không? Mẹ bầu cần lưu ý gì

    Bầu ăn khoai mì được không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất là trong những tháng đầu thai kỳ. Hãy cùng…

    09 Th9, 2023
    7.8K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn khoai môn được không? Chuyên gia dinh dưỡng nói gì?

    Bầu ăn khoai môn được không là một trong vô vàn câu hỏi mà phụ nữ trong giai đoạn mang thai muốn biết. Hãy cùng…

    25 Th9, 2023
    1.0K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu bị chảy máu mũi có sao không có ảnh hưởng đến thai nhi?

    Bầu bị chảy máu mũi thường do các nguyên nhân như cảm lạnh, dị ứng, nhiễm trùng xoang,… Mang thai là giai đoạn sức đề…

    08 Th8, 2023
    701

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám