Mang Thai 3 Tháng Đầu Ra Dịch Màu Hồng và Đây Có Phải Là Điều Bình Thường?

Cập nhật 24/01/2024

65.5K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Mang thai 3 tháng đầu ra dịch màu hồng khiến cho nhiều mẹ lo lắng nhất là những mẹ mang thai lần đầu và không biết triệu chứng này có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua những chia sẻ của chuyên gia Tổ hợp y tế MEDIPLUS trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Mang thai 3 tháng đầu ra dịch màu hồng nguy hiểm không?

Có khoảng 30% mẹ bầu bị ra dịch màu hồng trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Hiện tượng này chỉ an toàn cho mẹ bầu khi không kèm theo triệu chứng bất thường: đau bụng dưới, chảy máu kéo dài, buồn nôn, chóng mặt, khí hư không có màu lạ (vàng, xanh, xám kèm theo mùi khó chịu).

Tuy nhiên, nếu như mẹ bầu bị ra dịch màu hồng kèm theo những triệu chứng như hoa mắt, đau bụng dưới, buồn nôn, đau rát khi đi tiểu,… thì mẹ bầu cần đi khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.

Mang thai 3 tháng đầu ra dịch màu hồng có nguy hiểm không?

Mang thai 3 tháng đầu ra dịch màu hồng thường không gây nguy hiểm đến mẹ bầu và thai nhi

Hình ảnh khí hư màu hồng khi mang thai 3 tháng đầu

Cùng xem các hình ảnh khí hư có màu hồng khi mang thai 3 tháng đầu như thế nào nhé.

Khí hư có màu hồng khi mang thai là do phôi thai bám chặt vào thành tử cung gây thích thích và chảy máu

Hình ảnh khí hư màu hồng

Hình ảnh khí hư màu hồng

Khí hư ra màu hồng trong 3 tháng đầu mang thai cũng có thể do sự thay đổi của hormone progesterone

Khí hư màu hồng có dịch nhầy như nhầy mũi

Khí hư màu hồng có dịch nhầy như nhầy mũi

Mang thai 3 tháng đầu ra dịch màu hồng sẽ xuất hiện nhiều vào tuần thai thứ 4, thứ 7 và thứ 8 của thai kỳ. Đây là giai đoạn hợp tử đang dần tạo thành và phát triển thành phôi di chuyển vào tử cung gây ra hiện tượng phôi thai bám chặt vào thành tử cung và dẫn tới chảy máu. Bên cạnh đó, việc thay đổi hormone progesterone trong giai đoạn đầu làm cho lượng máu đến tử cung tăng cao cũng khiến mẹ bầu bị ra dịch màu hồng.

Nguyên nhân mang thai 3 tháng đầu xuất hiện dịch màu hồng

Dưới đây là một số nguyên nhân 3 tháng đầu mang thai xuất hiện dịch màu hồng mà mẹ bầu cần chú ý:

Thụ tinh thành công

Mang thai 3 tháng đầu ra dịch màu hồng rất có thể là dấu hiệu thụ tinh thành công. Sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau sẽ tạo thành phôi thai và di chuyển vào buồng tử cung, sau đó bám chặt vào thành tử cung. Niêm mạc tử cung có chứa nhiều mạch máu nhỏ, việc phôi thai cấy sâu vào tử cung có thể gây chảy máu. Sự kết hợp của máu cùng với huyết trắng sẽ xuất hiện dịch màu hồng nhạt.

Dịch màu hồng có thể là dấu hiệu thụ tinh thành công

Dịch màu hồng có thể là dấu hiệu thụ tinh thành công

Đa số mẹ bầu không biết mình có thai và nghĩ rằng đây là dấu hiệu báo mẹ sắp tới kỳ kinh. Tuy vậy, trễ kinh sẽ là dấu hiệu thông báo cho mẹ biết mình mang thai, lúc này thai nhi có thể được 5-6 tuần.

Màng rụng

Màng rụng thường xuất hiện ở tuần thứ 6 mang thai với những đốm nhỏ màu hồng ở quần lót. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do nội tiết tố progesterone tăng cao khiến cho màng tử cung bong dần. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường trong giai đoạn đầu mang thai, nên mẹ bầu không nên lo lắng nhé.

Tử cung bị tác động khi quan hệ tình dục hoặc khám thai

Quan hệ tình dục hoặc khám thai cũng có thể gây hiện tượng ra mang thai 3 tháng đầu ra dịch màu hồng là do:

  • Quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục khiến cho tử cung bị kích thích và tạo dịch màu hồng hoặc hồng nâu. Do đó, mẹ bầu cần quan hệ tình dục nhẹ nhàng hoặc lựa chọn tư thế quan hệ tình dục phù hợp khi mang thai để tránh gây áp lực cho tử cung.
  • Tổn thương do khám thai: Khi khám thai bác sĩ có thể dùng đầu dò hoặc mỏ vịt để kiểm tra âm đạo. Những dụng cụ này gây kích thích, âm đạo cổ tử cung, thành tử cung và dẫn tới tổn thương. Vì thế sẽ gây chảy chút máu hồng cùng dịch nhầy của âm đạo là điều khó tránh khỏi.

Nhiễm trùng âm đạo

Nhiễm trùng âm đạo do các loại virus, vi khuẩn lây bệnh gây ra tổn thương cho âm đạo, tử cung, cổ tử cung cũng sẽ dẫn tới hiện tượng mang thai 3 tháng đầu ra dịch màu hồng trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Trường hợp viêm nhiễm âm đạo có những biểu hiện khác: dịch âm đạo có màu xanh, ngứa, đau bụng, tiểu buốt,.. thì mẹ bầu cần đi khám ngay để điều trị kịp thời.

Mang thai 3 tháng đầu bị nhiễm trùng đường âm đạo có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Vì thế, cần điều trị đúng phác đồ của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Tụ máu màng đệm

Tụ máu màng đệm hay còn gọi là tụ máu nhau thai. Nguyên nhân xuất hiện triệu chứng này là do trứng đã làm tổ trong tử cung nhưng lại bị bong 1 phần và xuất hiện chút máu hoặc dịch hồng.
Trường hợp nhẹ sẽ có thể tự khỏi trong khoảng 20 tuần, tuy nhiên, nếu như nặng có thể gây bong nhau thai và dẫn tới sảy thai.

Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng không nằm trong tử cung mà có thể nằm ở vị trí khác như vòi trứng. Mang thai ngoài tử cung sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng âm ỉ vùng hạ vị, ra máu âm đạo kéo dài, ít máu kèm dịch màu nâu, đen.

Ra dịch màu hồng cũng có thể là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung

Ra dịch màu hồng cũng có thể là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung

Dọa sảy thai

Mang thai 3 tháng đầu ra dịch màu đỏ tươi, có thể kèm máu cục có thể là dấu hiệu sớm của sảy thai. Khả năng dẫn tới sảy thai cao hơn nếu như kèm theo các triệu chứng: đau bụng dưới, đau thắt lưng, khí hư có mùi bất thường,…

Khi xuất hiện những triệu chứng này mẹ bầu cần đi khám để điều trị ngay, nếu như để nặng sẽ khó giữ lại được thai nhi.

Mang thai 3 tháng đầu có dịch màu hồng cần làm gì?

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm khá nhạy cảm, bất cứ bất thường nào cũng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Khi thấy mình có biểu hiện ra dịch màu hồng trong giai đoạn đầu mang thai mẹ bầu cần:

  • Đi khám bác sĩ: Khi gặp tình trạng này mẹ bầu cũng không nên quá sợ hãi, hoang mang. Điều cần làm là nên đi bệnh viện ngay để thăm khám và điều trị kịp thời. Không nên tự ý dùng thuốc tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nên kiêng quan hệ tình dục và hạn chế đi lại: Mẹ bầu cần kiêng quan hệ tình dục khi có dịch màu hồng, giảm ít tác động lên vùng tử cung để giảm thiểu nguy cơ này. Bên cạnh đó, trong sinh hoạt hàng ngày mẹ bầu cần hạn chế vận động, đi lại nhẹ nhàng và tránh làm việc nặng nhọc.
  • Khi khám phụ khoa nên thông báo với bác sĩ về việc mình mang thai: Khi biết mình có thai mẹ bầu cần thông báo cho bác sĩ bt về tình trạng sức khỏe của mình để tránh việc đưa những dụng cụ y tế vào sâu âm đạo. Điều này hạn chế việc gây kích thích âm đạo và dẫn tới chảy máu.

>>> Bạn cần biết: Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội

Cần thông báo cho bác sĩ biết về việc mình đang mang thai để hạn chế gây kích thích cho âm đạo và dẫn tới chảy máu

Cần thông báo cho bác sĩ biết về việc mình đang mang thai để hạn chế gây kích thích cho âm đạo và dẫn tới chảy máu

Như vậy, mang thai 3 tháng đầu ra dịch màu hồng có thể là dấu hiệu bình thường khi mang thai hoặc cũng có thể là một số nguy hiểm cho thai nhi. Vì thế, khi thấy biểu hiện này mẹ bầu nên đi khám để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn chân gà được không? Liệu con có bị chân vòng kiềng?

    Bà bầu ăn chân gà được không? Con sinh ra có bị chân vòng kiềng? Chị em luôn thắc mắc vì trong giai đoạn nhạy…

    22 Th9, 2023
    7.3K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn nha đam được không? – Lời khuyên từ chuyên gia

    Bầu ăn nha đam được không? Nha đam từ lâu đã được biết đến với những công dụng nổi bật trong làm đẹp và chăm…

    30 Th9, 2023
    822

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn khoai mì được không? Mẹ bầu cần lưu ý gì

    Bầu ăn khoai mì được không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất là trong những tháng đầu thai kỳ. Hãy cùng…

    09 Th9, 2023
    7.9K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bắp cải được không? Liệu có sảy thai như lời đồn?

    Bầu ăn bắp cải được không? Hay việc ăn bắp cải khi mang bầu sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, là tác nhân gây sảy…

    14 Th9, 2023
    2.2K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám