Bầu ăn củ cải trắng được không? Giải đáp cùng chuyên gia

Cập nhật 25/09/2023

3.1K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Bầu ăn củ cải trắng được không đang là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Dẫu đây có là một loại thực phẩm bổ dưỡng, nhưng trong giai đoạn mang thai, cơ thể nhạy cảm hơn, mẹ bầu vẫn nên tìm hiểu cẩn thận. 

Mẹ bầu ăn củ cải trắng được không?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, lời giải đáp cho câu hỏi mẹ bầu có ăn củ cải trắng được không là hoàn toàn có thể! Đặc biệt, với những mẹ bầu đang ở kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, củ cải trắng sẽ mang đến nhiều tác dụng không ngờ như giảm ốm nghén, thải độc, kiểm soát cân nặng, cải thiện làn da,… Chính vì vậy, đây cũng là một trong những loại thực phẩm được được các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn hàng tuần. 

Tuy nhiên, dù củ cải trắng có tốt đến đâu thì mẹ bầu cũng nên lưu ý khi sử dụng để tránh một số tác dụng phụ như: ngộ độc, rối loạn tiêu hoá, đau bụng,… 

Xem thêm

Bầu ăn cá nục được không? Mẹ bầu cần lưu ý

Bầu ăn chân gà được không? Liệu con có bị chân vòng kiềng?

Dinh dưỡng từ củ cải trắng

Theo Đông y, củ cải trắng là loại thực phẩm có vị cay, đắng nhẹ đặc trưng, có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Do mang nhiều lợi ích cho sức khoẻ lại dễ chế biến, củ cải trắng rất được ưa chuộng trong bữa ăn của các gia đình Việt. 

Dinh dưỡng từ củ cải trắng khá đa dạng, điển hình có thể kể đến:

🌟 Natri, Kali Giúp cung cấp, bổ sung điện giải cho cơ thể
🌟 Acid Folic Giúp ngăn ngừa nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của bào thai
🌟 Canxi, Phốt pho Hỗ trợ hình thành và phát triển khung xương, răng của thai nhi, giảm tình trạng còi xương ở trẻ
🌟 Vitamin C Chất chống oxy hóa giúp tăng hệ miễn dịch, giảm nguy cơ cảm lạnh, tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể
🌟 Kẽm  Hỗ trợ quá trình xây dựng hệ thần kinh và phát triển trí não cho thai nhi
🌟 Kali Kiểm soát huyết áp, điều hoà nhịp tim, tăng cường khả năng trao đổi chất cho bà bầu
🌟 Beta – carotene Hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi từ hệ tuần hoàn, hệ hô hấp đến hệ thần kinh
🌟 Sắt Giảm tình trạng thiếu máu ở bà bầu, hạn chế tình trạng sinh non
🌟Chất xơ Kiểm soát cân nặng, cải thiện hệ tiêu hoá, giải độc cơ thể cho mẹ bầu

Củ cải trắng với hàm lượng dưỡng chất cùng đa dạng vitamin, khoáng chất từ lâu đã được đánh giá là loại rau củ giàu dinh dưỡng. Nhờ những tác dụng tốt có thể mang lại cho cơ thể, củ cải là một trong những loại thực phẩm mang đến cho mẹ bầu một thai kỳ khỏe mạnh.

Củ cải trắng là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng

Củ cải trắng là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng

Lưu ý cho mẹ bầu khi sử dụng củ cải trắng 

Củ cải trắng ngoài những lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ bầu và thai nhi, sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách cũng gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, mẹ bầu cần ghi nhớ một số lưu ý:

  • Tuyệt đối không ăn nếu củ cải còn sống, chưa được chế biến. Đối với một số người, việc ăn sống củ cải có thể không ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nhưng mẹ bầu ăn củ cải trắng còn sống có thể gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Thay vào đó, hãy chế biến củ cải sống thành các món đơn giản như củ cải hầm thịt, luộc củ cải, canh củ cải,… thay cho các món như nộm, muối củ cải. Nhiệt độ cao sẽ giúp loại bỏ mầm bệnh, giúp cơ thể dễ tiêu hoá hơn. 
  • Ăn củ cải ở mức vừa đủ: Theo chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu chỉ nên thêm 1-2 món ăn có củ cải vào thực đơn hàng tuần để có thể cân bằng giữa việc thu được lợi ích từ củ cải và việc an toàn trong thai kỳ. Củ cải có tác dụng lợi tiểu, ăn nhiều củ cải có thể dẫn đến tình trạng tiểu rát, gây khó chịu cho chị em. Ngoài ra, đau bụng, rối loạn tiêu hoá,… cũng là một số hệ quả có thể gặp phải khi ăn nhiều củ cải trắng.
  • Không ăn củ cải trắng sau khi uống thuốc: Loại rau củ này sẽ gây tình trạng giảm tác dụng của thuốc nếu sử dụng ngay trước hoặc sau khi uống thuốc do chứa thành phần có tác dụng giải thuốc.
  • Tránh nấu củ cải trắng cùng cà rốt: Hàm lượng vitamin C trong củ cải trắng khá cao, còn cà rốt thì chứa một lượng lớn enzyme có khả năng vô hiệu hoá vitamin C. Chính vì vậy, việc kết hợp này không những không mang lại lợi ích cho cơ thể mà còn làm giảm tác dụng của vitamin C. 
  • Không sử dụng củ cải trắng kết hợp với cam: Một số hoạt chất có trong củ cải và cam khi kết hợp với nhau sẽ gây ra phản ứng hoá học, sản sinh ra một lượng lớn axit. Đây là một trong những yếu tố gây nên các bệnh lý tuyến giáp, bướu cổ,…
Lưu ý cho mẹ bầu khi sử dụng củ cải trắng 

Lưu ý cho mẹ bầu khi sử dụng củ cải trắng

Thông tin trên đã giúp chị em có câu trả lời cho câu hỏi: Bà bầu ăn củ cải trắng được không. Bên cạnh đó, một số lưu ý đơn giản trên có thể giúp mẹ bầu chế biến được những món ăn bổ dưỡng, an toàn từ củ cải trắng. 

Mọi thắc mắc về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, vui lòng liên hệ 1900 3366 để nhận ngay từ vấn từ chuyên gia MEDIPLUS!

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Bầu ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ bầu cần lưu ý những gì

    Bầu ăn bánh tráng trộn được không? Là câu hỏi của các tín đồ ăn vặt khi bước vào giai đoạn mang thai. Tuy đây…

    22 Th9, 2023
    4.0K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn khoai mì được không? Mẹ bầu cần lưu ý gì

    Bầu ăn khoai mì được không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất là trong những tháng đầu thai kỳ. Hãy cùng…

    09 Th9, 2023
    7.9K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn bầu được không? Ăn quả bầu có tốt cho thai nhi

    Bà bầu ăn bầu được không là câu hỏi mà hầu hết chị em nào mang thai lần đầu đều quan tâm. Bởi các loại…

    24 Th8, 2023
    7.3K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn sứa được không? Đọc ngay để giúp thai nhi khỏe mạnh

    Bầu ăn sứa được không? Là thắc mắc của nhiều người, mặc dù đây là món ăn ngon, mát, dễ ăn. Hãy dành 1 phút…

    25 Th9, 2023
    5.3K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám