Mang thai 3 tháng đầu ăn bơ được không? Tổng hợp lưu ý các mẹ bầu cần biết

Cập nhật 24/06/2023

21.8K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Bơ là loại quả là loại quả tốt cho mẹ bầu giúp giảm táo bón, hỗ trợ ngăn ngừa tiền sản giật và nhiều lợi ích khác khi ăn đúng cách. Bài viết này sẽ là những chia sẻ trả lời cho câu hỏi mang thai 3 tháng đầu ăn bơ được không và cách ăn bơ tốt nhất dành cho mẹ bầu.

Xem thêm:

1. Mang thai 3 tháng đầu ăn bơ được không?

Mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được trái bơ. Đây là loại quả giàu dinh dưỡng với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt hàm lượng chất xơ có trong quả bơ cao cùng lượng chất béo lành mạnh cải thiện chất lượng giấc ngủ và hệ tiêu hóa của mẹ bầu.

Cụ thể trong 100 gram bơ có các thành phần dinh dưỡng như sau:

Vitamin và khoáng chất Lợi ích 
 Vitamin K: 21 mg (18% DV) Hỗ trợ tăng hấp thu canxi và phòng ngừa nguy cơ loãng xương, hỗ trợ thai nhi phát triển hoàn thiện khung xương
Folate: 81 mg (20% DV) Cần thiết trong những tuần đầu tiên thai kỳ giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi
Vitamin C: 10 mg (11% DV) Tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, hỗ trợ giảm thiểu triệu chứng các bệnh lý cảm cúm thông thường
Kali: 485 mg (14% DV) Tham gia vào quá trình hỗ trợ duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể, điều hòa huyết áp thai kỳ
Vitamin B5: 1.39 mg (28% DV) Giải phóng hormone giảm căng thẳng, hỗ trợ giảm thiểu tình trạng chuột rút khi mang thai
Vitamin B6: 0.26 mg (20% DV) Hỗ trợ chuyển hóa protein, chất béo và hấp thụ những chất này tạo năng lượng duy trì hoạt động thường ngày
Vitamin E: 2.07 mg (14% DV) Góp phần cho sự phát triển ban đầu của hệ thần kinh phôi thai, đặc biệt là mắt và đầu phôi thai.
Sắt: 0.55 mg (7% DV) Ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ
Magie: 29 mg (7% DV) Vai trò quan trọng trong hình thành hệ xương, chuyển hóa protein và axit béo
Canxi: 12 mg (1% DV) Hỗ trợ quá trình hình thành hệ xương thai nhi, giảm triệu chứng chuột rút thai kỳ

*DV: Nhu cầu hàng ngày về chất dinh dưỡng của con người.

Ăn bơ đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu

Ăn bơ đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu

2. Những lợi ích tuyệt vời khi mẹ bầu ăn bơ trong 3 tháng đầu

Nhờ thành phần dưỡng chất dồi dào, bơ là loại trái cây được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Hiểu rõ những tác dụng của quả bơ đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi sẽ giúp bạn an tâm hơn khi thưởng thức loại quả này.

2.1. 6 tác dụng của bơ với bà bầu 3 tháng

Mẹ bầu ăn bơ đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể như sau:

  • Giảm tình trạng thiếu máu: Hàm lượng sắt dồi dào trong quả bơ hỗ trợ giảm tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
  • Giảm táo bón thai kỳ, tốt cho hệ tiêu hóa: Với hàm lượng chất xơ có trong bơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm triệu chứng táo bón hiệu quả.
  • Giảm ốm nghén thai kỳ: Hàm lượng vitamin C có trong quả bơ giúp giảm các triệu chứng ốm nghén – hiện tượng thường xảy ra ở mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Hỗ trợ giảm tình trạng chuột rút thai kỳ: Lượng canxi và kali trong quả bơ giúp giãn cơ, loại bỏ tình trạng chuột rút khi mang thai.
  • Kiểm soát nồng độ đường và huyết áp cho mẹ bầu: Hàm lượng kali giúp ích trong quá trình hạ huyết áp, tốt cho mẹ bầu bị cao huyết áp và ngăn ngừa tình trạng đột quỵ
  • Cải thiện làn da khi mang thai: Hàm lượng vitamin A, E, D cùng những yếu tố vi lượng như kali, phốt pho,… có tác dụng tốt trong việc chăm sóc sức khỏe làn da. Nếu mẹ bầu ăn đều đặn sẽ giúp da loại bỏ vết thâm, bảo vệ da khỏi oxy hóa hiệu quả.
Bơ là loại trái cây bổ dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Bơ là loại trái cây bổ dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

2.2. 4 tác dụng của bơ với thai nhi

Các tác dụng của trái bơ với thai nhi phải kể đến như:

  • Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho thai nhi: Quả bơ chứa hàm lượng chất béo, vitamin, khoáng chất lành mạnh tốt cho sự hình thành và phát triển các cơ quan trong cơ thể của thai nhi.
  • Phát triển hệ thần kinh thai nhi: Hàm lượng folate và nguồn axit béo lành mạnh có trong quả bơ đặc biệt tốt cho sự phát triển trí não của trẻ ngay từ giai đoạn đầu thai kỳ.
  • Hỗ trợ hình thành xương và răng cho thai nhi: Quả bơ có chứa lượng canxi dồi dào, dễ hấp thu tốt cho sự phát triển hệ xương của em bé trong bụng.
  • Phòng tránh nguy cơ dị tật thai nhi: Thành phần folate trong quả bơ khá cao có tác dụng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, mẹ bầu trong 3 tháng đầu nên nạp folate mỗi ngày để phòng ngừa dị tật cho thai nhi.
Hàm lượng folate giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi

Hàm lượng folate giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi

3. Mách mẹ bầu 3 tháng đầu cách ăn bơ đúng chuẩn

Như đã chia sẻ ở trên, quả bơ mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho quá trình mang thai trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, những lợi ích này sẽ nhanh chóng bị phản tác dụng ngay nếu mẹ bầu ăn quá nhiều.

Một số lưu ý mẹ bầu cần quan tâm khi ăn bơ như sau:

  • Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng ½ đến 1 quả bơ mỗi ngày, vào khoảng 600g thịt bơ.
  • Thời điểm ăn bơ thích hợp nhất là là vào buổi sáng hoặc bổ sung bơ sau bữa ăn sáng khoảng 1 tiếng để hấp thụ tốt nhất vitamin có trong trái bơ.
  • Không nên ăn bơ vào buổi tối vì hàm lượng chất béo có trong quả bơ dễ gây tăng cân và ăn thời điểm này có thể tạo gánh nặng lên hệ tiêu hóa.
  • Mẹ bầu mắc bệnh lý về gan không nên ăn bơ vì trong bơ có chất dầu có thể gây tổn thương gan.
  • Lưu ý là nếu mẹ bầu đang uống thuốc làm loãng máu, thì nên hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn ăn bơ, vì bơ có tác dụng kháng viêm đồng thời có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả khi uống 1 số loại thuốc.

Bơ khi mang về nên rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trước khi ăn để đảm bảo sạch sẽ và giảm thiểu lượng hóa chất có thể tồn đọng trên vỏ quả.

Bơ là loại trái cây bổ dưỡng khi ăn đúng cách

Bơ là loại trái cây bổ dưỡng khi ăn đúng cách

4. Nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nếu mẹ bầu ăn bơ không đúng cách

Mẹ bầu ăn bơ rất tốt cho sức khỏe nhưng cần ăn lượng vừa đủ, tránh ăn quá nhiều. Ăn uống điều độ và đa dạng các loại trái cây là cách tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi. Nếu ăn quá nhiều bơ, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ như sau:

  • Tăng cân nhanh do ăn quá nhiều bơ hoặc ăn bơ vào buổi tối. Tuy lượng chất béo trong trong quả bơ là chất béo tốt nhưng vẫn có thể khiến bạn tăng cân nếu ăn không kiểm soát.
  • Đầy bụng do bơ chứa nhiều chất dinh dưỡng nếu ăn nhiều cơ thể không tiêu hóa kịp.
  • Ăn nhiều bơ khiến mẹ bầu không ăn được các nhóm thức ăn khác gây mất cân bằng dưỡng chất, ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn bơ nếu bạn đang dùng thuốc

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn bơ nếu bạn đang dùng thuốc

5. Gợi ý một số món ăn với bơ cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Ngoài ăn bơ tươi, các bà bầu có thể ăn bơ theo một số phương pháp khác để tránh bị ngấy như:

Sinh tố bơ

Sự kết hợp giữa bơ và các loại trái cây bổ dưỡng khác sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy ngon miệng hơn và đặc biệt tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu:

  • ½ trái bơ
  • 1 quả chuối
  • ½ quả táo
  • Đá xay

Cách làm:

  • Bóc vỏ bơ và chuối, gọt táo và xắt miếng vuông nhỏ
  • Cho tất cả vào máy xay và xay đều trong khoảng 3 phút
  • Thêm chút nước đường cho hợp khẩu vị và xay cho đến khi hỗn hợp mịn
  • Thêm đá xay và đổ ra ly để thưởng thức

Trứng nướng bơ

Trứng nướng bơ là món ăn khoái khẩu với nhiều mẹ bầu nhờ hương vị béo ngậy, thơm ngon kết hợp giữa trứng và bơ.

Nguyên liệu:

  • 1 quả bơ chín
  • 2 quả trứng
  • Tiêu

Cách làm:

  • Làm nóng lò nướng mức nhiệt 200 độ C.
  • Cắt dọc bơ và bỏ hạt, nếu hạt bơ nhỏ bạn nên loại bỏ bớt thịt bơ bên trong.
  • Đặt hai nửa quả bơ vào khay nướng và đập trứng vào.
  • Nướng khoảng 15 phút và rắc thêm chút tiêu để tạo hương vị.

Bánh mì nướng bơ

Bánh mì nướng bơ là gợi ý hoàn hảo cho bữa sáng nếu mẹ bầu muốn ăn một món đơn giản nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng.

Nguyên liệu:

  • 2-3 lát bánh mì
  • ½ quả bơ
  • 1 quả trứng
  • Muối

Cách làm:

  • Làm nóng bánh mì và cho vào lò nướng hoặc áp chảo
  • Bóc vỏ, nghiền nhuyễn thịt bơ
  • Trộn bơ với chút muối cho thêm hương vị
  • Dùng muỗng phết phần thịt bơ vừa trộn lên bánh mì
  • Thêm một quả trứng ốp la để trân bánh mì thêm dinh dưỡng đảm bảo năng lượng cho mẹ bầu.
Bánh mì bơ cho bữa sáng dinh dưỡng

Bánh mì bơ cho bữa sáng dinh dưỡng

6. Cách chọn trái bơ an toàn cho mẹ bầu

Khi mẹ bầu mua bơ cần chú ý chọn mua bơ có nguồn gốc an toàn, đảm bảo chất lượng tại các cửa hàng uy tín. Một số lưu ý giúp mẹ bầu chọn được trái bơ ngon, không bị xơ như sau:

  • Những quả bơ dáng tròn thường hạt to nhưng ít xơ, bơ dáng dài hạt lép thường nhiều xơ hơn.
  • Nên chọn loại bơ vỏ xanh có độ căng bóng căng bóng, lấm tấm điểm vàng, không chọn quả chín nhũn.
  • Bấm nhẹ cuống bơ nếu cuống mềm là quả đang chín dần.

Bơ khi chín nếu để trong tủ lạnh lâu ngày sẽ làm giảm hương vị cũng như hàm lượng dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ bầu không nên múa quá nhiều bơ cùng một lúc mà nên mua đủ ăn, tốt nhất là ăn trong ngày.

Nên chọn mua bơ tại các địa chỉ uy tín

Nên chọn mua bơ tại các địa chỉ uy tín

7. Hỏi – đáp vấn đề liên quan khi mang bầu 3 tháng ăn bơ

Những câu hỏi về vấn đề ăn bơ khiến mẹ bầu lo lắng như sau:

Câu hỏi 1: Mẹ bầu có được uống sinh tố bơ không?

MEDIPLUS trả lời: Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn sinh tố bơ thay vì sử dụng bơ tươi. Sinh tố bơ có sự kết hợp với các loại quả bổ dưỡng khác hoặc thêm sữa giúp mẹ bầu có thêm nguồn dinh dưỡng dồi dào hơn tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Câu hỏi 2: Mẹ bầu ăn bơ bị đắng có sao không?

MEDIPLUS trả lời: Mẹ bầu mua bơ đã mềm nhưng vẫn bị đắng. Thông thường nguyên nhân có thể do bơ hái non bị chín ép. Mẹ bầu không nên ăn loại bơ này vì không ngon và hàm lượng dinh dưỡng không nhiều như bơ chín

Câu hỏi 3: Mẹ bầu nên ăn bơ vào tháng thứ mấy?

MEDIPLUS trả lời: Thời điểm mẹ bầu nên bổ sung bơ vào thực đơn tốt nhất là 3 tháng đầu và cuối thai kỳ. Bơ trong 3 tháng đầu thai kỳ giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi và cung cấp nguồn chất béo lành mạnh, kali và folate tốt cho sự hình thành các cơ quan trong cơ thể thai nhi. Bơ trong 3 tháng cuối giúp não bộ phát triển toàn diện, tăng sự thông minh cho não bộ thai nhi cũng như giúp người mẹ tăng đủ cân cho thai kỳ.

Câu hỏi 4: Ăn bơ có bị nóng không?

MEDIPLUS trả lời: Bơ là loại thực phẩm bổ dưỡng và đặc biệt tốt cho sức khỏe nhưng cũng bị xếp vào nhóm thực phẩm tính nóng. Tuy nhiên, nếu ăn lượng vừa phải khoảng 600mg mỗi ngày thì tính nóng của quả bơ không đáng lo ngại so với những lợi ích tuyệt vời mà loại quả này mang lại.

Câu hỏi 5: Bơ thâm đen ở bề mặt có ăn được không?

MEDIPLUS trả lời: Nếu mẹ bầu bổ đôi trái bơ ra không khí thì bề mặt bơ sẽ bị thâm lại theo thời gian. Bạn có thể cắt bỏ phần thâm đen đi và ăn như bình thường vì đây chỉ là phản ứng oxy hóa không đáng lo ngại.

Mẹ bầu nên bổ sung bơ trong 3 tháng đầu thai kỳ

Mẹ bầu nên bổ sung bơ trong 3 tháng đầu thai kỳ

8. Ngoài bơ, mẹ bầu nên ăn hoa quả gì trong tam cá nguyệt đầu tiên?

Để giúp mẹ bầu dễ dàng hơn khi lên thực đơn hàng ngày, bài viết này sẽ chia sẻ thêm 3 loại quả mẹ bầu nên bổ sung ngoài trái bơ như sau:

  • Nho: Loại quả rất tốt cho sự phát triển hệ thần kinh thai nhi và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Ngoài ra, loại quả này có tác dụng giảm phù nề, bổ sung vitamin và tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu.
  • Táo: Đây là loại quả dược chuyên gia khuyên dùng giúp tăng hệ miễn dịch, bảo vệ hệ xương và tốt cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chuối: Chuối chín có nhiều Kali hỗ trợ mẹ bầu giảm tình trạng phù nề và chuột rút. Ngoài ra, trong quả chuối còn có nhiều dưỡng chất khác cung cấp năng lượng, giảm táo bón hiệu quả trong quá trình mang thai.

Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về các lưu ý khi ăn bơ cho mẹ bầu. Hy vọng đã giúp mẹ bầu trả lời được câu hỏi “Mang thai 3 tháng đầu ăn bơ được không?” Nếu mẹ bầu cần tư vấn thêm về chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ chi tiết.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

3/5 - (4 votes)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn bánh chưng được không? 7 món mẹ hạn chế ăn ngày tết

    Bánh chưng là món ăn phổ biến trong những ngày tết, vậy bà bầu ăn bánh chưng được không? Bánh chưng có tốt cho sức…

    16 Th9, 2024
    852

    Chuyên mục: Sản khoa

    Vỡ ối mà tử cung chưa mở có nguy hiểm không? 4 lưu ý cho mẹ

    Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và chuẩn bị sinh bé ra, tuy nhiên vỡ ối mà tử cung chưa…

    28 Th10, 2024
    856

    Chuyên mục: Sản khoa

    12 cách tăng lượng sữa mẹ an toàn cho mẹ và bé

    Nuôi con bằng sữa mẹ không phải đơn giản, vì có những trường hợp mẹ bầu bị mất sữa không khi sinh, không đủ sữa…

    28 Th10, 2024
    314

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn nấm được không? 5 lợi ích và 7 lưu ý 

    Nấm là một loại thực phẩm phong phú về hương vị và dinh dưỡng, thường được ưa chuộng trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy…

    16 Th9, 2024
    1.4K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám