Mang thai 3 tháng đầu bị quai bị – 8 cách xử lý nhanh và dứt điểm

Cập nhật 24/06/2023

2.6K

Bác sĩ Chu Việt Anh

Tham vấn y khoa:Bác sĩ Chu Việt Anh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Mang thai 3 tháng đầu bị quai có khả năng tăng nguy cơ sảy thai nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy làm thế nào để mẹ bầu phát hiện sớm bệnh và cách điều trị bệnh quai bị dứt điểm ở bà bầu là gì để không ảnh hưởng đến thai nhi. Câu trả lời sẽ được Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp ngay sau đây.

Xem thêm:

1. Mang thai 3 tháng đầu bị quai bị có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị quai bị sẽ không gặp biến chứng nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu chủ quan, để bệnh kéo dài thì có thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Mức độ ảnh hưởng có nghiêm trọng hay không phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh. Cụ thể:

Với thai nhi, mẹ bầu bị quai bị khi mang thai 3 tháng đầu có khả năng tăng nguy cơ sảy thai, thai nhi dị dạng, sinh non hoặc chết. Vì khi cơ thể nhiễm virus sẽ liên tục sốt cao. Thai nhi trong giai đoạn này thường đang bắt đầu quá trình hình thành các bộ phận.

Với mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu mắc quai bị phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sưng ở ngực và buồng trứng, khi nhiễm trùng có thể bị sốt và đau đầu. Nặng nhất có thể bị nhiễm trùng não hoặc mất thính lực đáng kể tuy nhiên biến chứng này rất hiếm gặp

Một số trường hợp hiếm gặp, biến chứng quai bị có thể là nhiễm trùng não hoặc mất thính lực đáng kể.

Mặc dù nguy cơ trẻ em bị dị tật sau sinh không cao nhưng mẹ bầu không nên chủ quan. Vì vẫn có một vài trường hợp cho thấy trẻ em bị điếc bẩm sinh sau khi sinh ra do mẹ mắc bệnh quai bị.

Mang thai 3 tháng đầu bị quai bị nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới sảy thai

Mang thai 3 tháng đầu bị quai bị nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới sảy thai

Quai bị là bệnh không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, mẹ bầu nên nắm rõ các nguyên nhân và biểu hiện để nhanh chóng xác định bệnh.

>>> Xem thêm: Bà bầu 3 tháng có nên đi bộ nhiều hay không? Hướng dẫn đi bộ đúng cách

2. Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu 3 tháng đầu bị quai bị

Các triệu chứng của quai bị thường phát triển nhanh thường khiến cho các mẹ bầu rơi vào trạng thái bị động, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng. Biểu hiện đặc trưng của quai bị mà mẹ bầu 3 tháng đầu thường thấy đó là:

  • Với mẹ bầu, mắc quai bị trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên khiến cơ thể mẹ rất khó chịu.
  • Sốt cao 38 độ, thậm chí có thể lên tới 39 – 40 độ kèm theo nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể,…
  • Đau cơ, nhức mỏi toàn thân.
  • Tuyến nước bọt đau nhức, nước bọt ít, khi há miệng đau hàm, khó khăn khi nhai nuốt, họng viêm đỏ,…
  • Cơ thể mẹ bầu lúc này sẽ rất mệt mỏi, đau họng và tuyến nước bọt bị viêm. Virus quai bị có khả năng tấn công cơ quan sinh sản gây viêm nhiễm buồng trứng.
  • Đau hàm khi há miệng, nhai hoặc nuốt. Đau lan ra tai.
  • Hai bên má hoặc một bên (tuyến mang tai)  Lúc đầu sưng một bên sau 1-2 ngày sưng tiếp bên kia nhưng ít gặp sưng 1 bên thường là sưng cả hai bên và hai bên sưng thường không đối xứng (một bên sưng nhỏ, một bên sưng to) căng, bóng, sờ nóng, ấn không lõm.

Virus quai bị gây viêm các tuyến nước bọt nên các triệu chứng của quai bị thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm và viêm nhiễm vùng hàm mặt. Vì vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu không nên chủ quan, cần quan sát thật kỹ những biểu hiện và kịp thời giải quyết.

Sốt cao là triệu chứng điển hình của bệnh quai bị

Sốt cao là triệu chứng điển hình của bệnh quai bị

3. Nguyên nhân bà bầu 3 tháng đầu bị quai bị

Quai bị là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu virus Paramyxovirus gây nên. Con đường lây bệnh quai bị chủ yếu là tiếp xúc với nguồn bệnh qua đường hô hấp như: nước bọt, dịch tiết mũi họng khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc nói chuyện, khạc nhổ,…

Quai bị là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu virus Paramyxovirus gây nên

Quai bị là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu virus Paramyxovirus gây nên

Trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, sự thay đổi hormone chorionic gonadotropin (hCG) và estrogen dẫn đến tình trạng ốm nghén. Điều này làm các mẹ bầu ăn không ngon, cản trở cơ thể hấp thu dinh dưỡng làm suy giảm hệ miễn dịch. Chính vì hệ miễn dịch yếu nên việc cơ thể bị virus tấn công càng dễ dàng hơn khiến bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị quai bị

4. Mang thai 3 tháng đầu bị quai bị phải làm sao?

Khi gặp phải các triệu chứng trên, mẹ bầu 3 tháng đầu nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp. Nếu chẳng may mẹ bầu bị chẩn đoán mắc quai bị thì nên bình tĩnh, đừng quá lo lắng. Việc căng thẳng quá mức có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp và sinh non.

Lúc này mẹ bầu cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, cũng nên có các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà như:

4.1 Hạ sốt an toàn cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu

Triệu chứng đặc trứng của quai bị đó là bị sốt cao vì vậy việc đầu tiên cần phải làm là hạ sốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu một cách an toàn. Dưới đây là hướng dẫn cách hạ sốt dành cho các mẹ bầu:

  • Mẹ bầu nên sử dụng nước ấm để lau người. Nhiệt độ ấm làm giãn nở lỗ chân lông, giúp nước bốc hơi khỏi da đem theo nhiệt độ trong cơ thể ra ngoài. Mẹ bầu không nên nên hạ sốt bằng khăn lạnh hoặc chườm lạnh vì hơi lạnh là co mạch máu, làm chậm quá trình tỏa nhiệt.
  • Để hạ sốt mẹ bầu 3 tháng có thể nhúng một chiếc khăn sạch vào nước ấm, vắt thật khô rồi đặt lên trán. Nhiệt độ của khăn (30 – 40 độ) có tác dụng làm giãn các mạch máu ngoại vi, tăng khả năng lưu thông máu, tăng khả năng tản nhiệt giúp hạ nhiệt nhanh hơn.
  • Có thể sử dụng thuốc hạ sốt nếu mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị quai bị không thuyên giảm, nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc tại nhà.
Nên chườm khăn ấm để hạ sốt cho bà bầu khi bị sốt virus

Mẹ bầu nên sử dụng khăn ấm để chườm

4.2 Uống nước lọc ấm, nước điện giải

Sốt cao khi mắc bệnh quai bị, có thể khiến mẹ bầu mất nước. Do đó, bổ sung nước là việc cần thiết. Uống nhiều nước không chỉ giúp mẹ bầu cân bằng mức chất lỏng trong cơ thể mà còn hỗ trợ hạ nhiệt từ bên trong.

Lượng nước mà mẹ bầu nên uống vào mỗi ngày sẽ phụ thuộc vào mức độ cân nặng. Trung bình thì mẹ bầu 3 tháng đầu nên uống từ 2 – 3 lít nước lọc mỗi ngày.

Mẹ bầu 3 tháng đầu mắc quai bị nên bổ sung nhiều nước lọc

Mẹ bầu 3 tháng đầu mắc quai bị nên bổ sung nhiều nước lọc

4.3 Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn này sẽ giúp tăng sức đề kháng. Nhờ đó giúp cơ thể mẹ bầu tăng cường khả năng “phòng vệ”, chống lại sự xâm nhập và phát triển của virus. Từ đó, mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị quai bị có thể giảm thiểu những ảnh hưởng do bệnh gây ra.

  • Các món ăn chế biến từ đậu: Đây là nhóm thực phẩm giàu các loại vitamin cần thiết giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng như: vitamin A, vitamin C, vitamin B1… Vì vậy, bổ sung những món ăn chế biến từ đậu vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày là cần thiết với mẹ bầu 3 tháng đầu.
  • Các loại rau xanh: Trong rau xanh chứa rất nhiều vitamin A, K, C, E tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng trưởng thể chất và bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng.
  • Thức ăn dạng lỏng: Mẹ bầu 3 tháng đầu bị bệnh quai bị thường rất khó khăn trong ăn uống bởi tuyến nước bọt đau nhức. Vì vậy, mẹ bầu nên ưu tiên ăn những thức ăn dạng lỏng, đầy đủ dinh dưỡng như: canh trứng, ngó sen, cháo gạo tẻ,…
Mẹ bầu nên bổ sung thêm món ăn từ nhóm hạt đậu vào thực đơn của mình trong giai đoạn bị quai bị

Mẹ bầu nên bổ sung thêm món ăn từ nhóm hạt đậu vào thực đơn của mình trong giai đoạn bị quai bị

4.4 Vệ sinh thân thể

Mẹ bầu 3 tháng đầu mắc bệnh quai bị nên giữ vệ sinh cơ thể và cả không gian sống để tránh vi khuẩn. Cụ thể:

  • Mẹ bầu nên tắm bằng nước nóng, cần tắm nhanh, tránh ngâm mình trong bồn quá lâu hay tắm bằng nước lạnh.
  • Mẹ bầu nên giữ vệ sinh vòm họng bằng cách súc nước muối sinh lý, nước muối ấm hay nước súc miệng, khuyến khích từ 3 – 5 lần/ngày.

4.5 Bà bầu cần có chế độ nghỉ ngơi khoa học khi bị quai bị

Mang thai 3 tháng đầu bị quai bị, các mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Điều này giúp cơ thể bớt mệt mỏi, giảm thiểu tình trạng chóng mặt, buồn nôn,… Khi cơ thể được nghỉ ngơi tốt thì có thể hỗ trợ tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng.

Mang thai 3 tháng đầu mắc quai bị, các mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn

Mang thai 3 tháng đầu mắc quai bị, các mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn

4.6 Những điều kiêng kỵ khi bị quai bị

Để việc điều trị bệnh quai bị nhanh và hiệu quả thì trong quá trình chữa trị, các mẹ bầu nên lưu ý tránh những việc sau:

  • Kiêng đồ ăn cay: Mang thai 3 tháng đầu bị quai bị nên kiêng những loại thực phẩm chua, cay. Bởi vì những thực phẩm này khiến tuyến nước bọt của người bệnh hoạt động nhiều hơn, khiến chỗ quai bị sưng to hơn.
  • Kiêng đồ ăn từ gạo nếp: Những món ăn được làm từ nếp như xôi vì món ăn tính dẻo, dai nên gây khó khăn khi nhai và ảnh hưởng hệ tiêu hóa.
  • Kiêng gió lạnh: Trong sinh hoạt, mẹ bầu 3 tháng nên tránh các hoạt động ngoài trời, kiêng gió lạnh để tránh tình trạng lây lan.
Khi mắc bệnh quai bị trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên ở trong nhà để tránh gặp gió lạnh

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị quai bị, mẹ bầu nên ở trong nhà để tránh gặp gió lạnh

4.7 Cách ly phòng tránh lây nhiễm bệnh quai bị ở bà bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu bị quai bị nên hạn chế tiếp xúc gần với mọi người cho đến khi hết sưng. Những người thân trong gia đình khi chăm sóc thai phụ phải đeo khẩu trang và không được dùng chung vật dụng cá nhân. Điều này nhằm tránh việc lây nhiễm mầm bệnh cho người khác, vì bệnh quai bị lây qua đường hô hấp.

Mẹ bầu nên tự chủ động cách ly với người thân khi bị quai bị

Mẹ bầu nên tự chủ động cách ly với người thân khi bị quai bị

4.8 Bà bầu không tự ý sử dụng thuốc để chữa quai bị

3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm với mà bầu vì thai chưa ổn định. Việc sử dụng các loại kháng sinh có nguy cơ sảy thai cao. Hơn nữa, bệnh quai bị hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị quai bị không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà, nên nghe theo ý kiến của bác sĩ.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên tự ý áp dụng các biện pháp dân gian vì nếu không hiệu quả thì bệnh để lâu càng dễ gây biến chứng.

Mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh quai bị, không nên tự ý sử dụng thuốc

Mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh quai bị, không nên tự ý sử dụng thuốc

5. Cách phòng tránh quai bị khi mang thai

Đối với các mẹ bầu 3 tháng đầu, cách phòng tránh quai bị khi mang thai tốt nhất là khám thai định kỳ. Điều này giúp tầm soát sớm các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ, như vậy có thể kịp thời phát hiện và có hướng điều trị tránh hậu quả nghiêm trọng.

Ghi nhớ 2 mốc khám thai quan trọng trong giai đoạn 3 tháng đầu

  • Khám thai lần đầu tiên khoảng tuần thứ 5 – 8: Bác sĩ sẽ chỉ định một vài đánh giá liên quan đến cân nặng, huyết áp,… của mẹ bầu. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí phôi thai, và thực hiện một số xét nghiệm bệnh sởi, bệnh thủy đậu, viêm gan B, bệnh giang mai, HIV/AIDS,…
  • Lần khám thai thứ 2 khoảng từ tuần 11 – 13: Bác sĩ sẽ kiểm tra các chỉ số trên cơ thể của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi. Đặc biệt giai đoạn này thường sẽ làm một số xét nghiệm để sàng lọc thai nhi.

Chủ động tiêm phòng vacxin 3 trong 1: Ngoài ra, để phòng tránh mắc bệnh quai bị trong quá trình mang thai, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo cần tiêm phòng vacxin 3 trong 1: sởi – quai bị – rubella trước khi mang thai.

Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc hoặc nghi mắc bệnh: Các mẹ bầu trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu cũng nên chủ động hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc hoặc nghi mắc quai bị. Khi ra ngoài, mẹ bầu nên đeo khẩu trang và rửa tay ngay khi về nhà để phòng tránh vi khuẩn.

Phụ nữ nên tiêm phòng vắc xin 3 trong 1: sởi - quai bị - rubella trước khi mang thai

Phụ nữ nên tiêm phòng vắc xin 3 trong 1: sởi – quai bị – rubella trước khi mang thai

Quai bị sẽ không để lại nhiều nguy hiểm cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Để phòng tránh mang thai 3 tháng đầu bị quai bị mẹ bầu nên chủ động bổ sung nhiều dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, giữ không gian sống sạch sẽ, thông thoáng.

Hy vọng những chia sẻ của chuyên gia MEDIPLUS đã giúp mẹ bầu giải đáp được những thắc mắc về căn bệnh này. Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn rong biển được không? Câu trả lời và lưu ý từ chuyên gia

    Rong biển được biết là loại rau cực tốt nhưng cũng cực độc, không phải ai cũng ăn là bổ. Vậy “Bầu ăn rong biển…

    22 Th8, 2023
    7.9K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn rau lang được không? Mẹ bầu nhất định phải biết

    Bầu ăn rau lang được không là một trong vô vàn các câu hỏi mà bất kỳ ai mang thai đều muốn biết. Hãy cùng…

    28 Th8, 2023
    3.1K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn đậu bắp được không? Hướng dẫn mẹ bầu chi tiết

    Bầu ăn đậu bắp được không? Là thắc mắc của nhiều mẹ bầu bởi bất kỳ loại thực phẩm nào trong giai đoạn này cũng…

    11 Th9, 2023
    1.7K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn khoai lang được không? Giải đáp từ chuyên gia

    Bầu ăn khoai lang được không là câu hỏi nhiều chị em băn khoăn, nhất là những người “ghiền” món ăn này. Vậy bầu có…

    08 Th9, 2023
    1.3K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám