Phân biệt mang thai 3 tháng đầu bị sốt xuất huyết với sốt virus

Cập nhật 24/06/2023

2.0K

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị sốt xuất huyết hay nhầm với sốt virus bởi có nhiều biểu hiện giống nhau dẫn đến lo lắng thái quá ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Vậy làm thế nào để phân biệt được sốt xuất huyết với sốt virus? Chuyên gia Tổ hợp MEDIPLUS sẽ giúp mẹ bầu phân biệt trong bài viết này.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân bị sốt xuất huyết, sốt virus ở bà bầu 3 tháng đầu

Yếu tố phân biệt sốt xuất huyết với sốt virus ở bà bầu đầu tiên đó là nguyên nhân sốt virus và sốt xuất huyết hoàn toàn khác nhau từ yếu tố gây bệnh cho đến con đường lây nhiễm. Cụ thể là:

Nguyên nhân mang thai 3 tháng đầu bị sốt xuất huyết

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue gây ra. Bệnh thường xảy ra ở các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, trong đó có cả Việt Nam.

Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết cho người

Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết cho người

Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh từ người nhiễm virus Dengue sang người lành tính thông qua vết muỗi đốt. Bệnh sốt xuất huyết có 4 loại bệnh được kí hiệu là D1, D2, D3, D4, cả 4 nhóm này đều gặp ở nước ta và luân phiên gây bệnh.

Sốt xuất huyết lây nhiễm qua đường máu do muỗi vằn truyền bệnh Aedes Aegypti hoặc Aedes Albopictus gây ra. Ngoài ra, việc tiếp xúc với máu người bệnh qua bơm kim tiêm cũng là con đường lây nhiễm của căn bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh sốt virus ở bà bầu 3 tháng đầu

Nguyên nhân gây bệnh sốt virus sẽ phức tạp hơn sốt xuất huyết vì đây là một dạng nhiễm trùng do nhiều chủng virus khác nhau gây ra. Sốt virus có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc chất dịch (nước bọt) trong cơ thể người bệnh.

Các chủng virus sẽ xâm nhập vào cơ thể người lành qua đường mũi, miệng nếu tiếp xúc gần người bệnh. Triệu chứng bệnh sẽ bộc phát hoàn toàn trong khoảng 16 – 48 giờ sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

Con đường lây bệnh sốt virus qua các giọt bắn từ người bệnh

Con đường lây bệnh sốt virus qua các giọt bắn từ người bệnh

2. Thời điểm mắc bệnh sốt xuất huyết, sốt virus ở bà bầu

Vì nguyên nhân gây bệnh khác nhau nên thời điểm mắc bệnh sốt xuất huyết và sốt virus cũng không giống nhau. Cụ thể là:

Thời điểm dễ mắc bệnh sốt xuất huyết

Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng bùng thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào 4 tháng 7, 8 , 9 và 10 trong năm. Thời điểm này mưa nhiều, không khí ẩm trở thành môi trường lý tưởng cho muỗi và virus sinh sôi, phát triển và gây bệnh.

Thời điểm dễ mắc bệnh sốt virus

Bệnh sốt virus có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên căn bệnh này sẽ xuất hiện rõ nhất vào thời điểm giao mùa. Cao điểm là vào mùa hè hoặc mùa mưa, mưa nắng thất thường tạo điều kiện cho virus dễ dàng phát triển và gây bệnh.

3. Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết, sốt virus ở bà bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu nên ghi nhớ biểu hiện của từng bệnh để có các phương án xử lý kịp thời, hạn chế các nguy cơ xấu tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Dưới đây là những biểu hiện cụ thể của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị sốt xuất huyết và sốt virus.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở bà bầu

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết trải qua 3 giai đoạn khác nhau và tùy thuộc vào mỗi giai đoạn thì triệu chứng sốt xuất huyết cũng sẽ khác nhau. Cụ thể là:

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở thể nhẹ

Ở thể nhẹ bệnh sốt xuất huyết có các triệu chứng điển hình và chưa gây ra biến chứng. Sau 4 – 7 ngày bị virus tấn công thì bà bầu có thể sẽ có những biểu hiện dưới đây:

  • Sốt cao 39 – 40 độ, kéo dài từ 2 – 7 ngày và khó hạ sốt bằng các loại thuốc hạ sốt như Paracetamol
  • Biểu hiện mất nước như khát nước, tiểu ít
  • Đau dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu
  • Đau người, chân tay nhức mỏi, đau cơ
  • Chấm xuất huyết ngoài da
Bà bầu bị sốt cao nên chú ý thêm các triệu chứng khác để nhận biết mình có bị sốt xuất huyết hay không

Bà bầu bị sốt cao nên chú ý thêm các triệu chứng khác để nhận biết mình có bị sốt xuất huyết hay không

Triệu chứng sốt xuất huyết ở thể nặng

Sốt xuất huyết ở thể nặng nếu như không được phát hiện sớm có thể dẫn tới nguy hiểm tới tính mạng của bà bầu. Ở thể nặng sốt xuất huyết có thể gây ra một số triệu chứng như:

  • Hạ huyết áp (choáng, nhịp tim nhanh): Đây là biểu hiện nặng nhất của sốt xuất huyết ở bà bầu mang thai 3 tháng đầu. Trường hợp bà bầu bị mất máu nhiều, chảy máu ồ ạt khó kiểm soát sẽ dẫn tới hạ huyết áp gây choáng, nhịp tim nhanh, thậm chí có thể gây sốc cho bà bầu.
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng: Mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện máu ở vùng chân răng hoặc đột nhiên chảy máu cam.
  • Vết bầm tím ở chỗ tiêm: Nguyên nhân là do máu từ các mao mạch nhỏ thoát ra, gây nên tình trạng bầm tím ở xung quanh vùng da bị tác động bởi kim tiêm.
  • Nôn ra máu, đi cầu phân đen (xuất huyết nội tạng): Biểu hiện này còn gọi là xuất huyết đường tiêu hóa. Đây là hệ quả của việc huyết tương bị thất thoát ra khỏi mạch máu hoặc tràn dịch màng bụng gây áp lực cho mạch máu, dẫn tới xuất huyết đường tiêu hóa gây triệu chứng nôn ra máu, đi cầu phân đen.
  • Đau bụng, buồn nôn: Khi huyết tương bị thất thoát ra khỏi mạch máu có thể gây ra áp lực cho màng bao gan gây ra triệu chứng đau bụng. Trường hợp khác, nếu bà bầu bị viêm tắc mạch máu nội tạng cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng, buồn nôn.

Triệu chứng sốt virus ở bà bầu

Sốt virus có những biểu hiện gần giống sốt xuất huyết ở thể nhẹ, chính vì điều này khiến cho nhiều người dễ bị nhầm lẫn. Dưới đây là những biểu hiện sốt virus mà bà bầu cần chú ý:

  • Sốt cao 38 – 39 độ: Sau khoảng 16 – 48 giờ tiếp xúc với nguồn bệnh bà bầu sẽ có triệu chứng sốt cao, sốt cao đột ngột khoảng 38 – 39 độ C. Trong cơn sốt bà bầu thường cảm thấy mệt mỏi và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
  • Dấu hiệu viêm đường hô hấp: Virus siêu vi tấn công cơ thể bà bầu sẽ gây tổn thương hệ hô hấp trên làm xuất hiện dịch mũi, gây ho, sổ mũi, viêm họng, thậm chí khó thở.
  • Rối loạn tiêu hóa: Sau vài ngày sốt virus siêu vi bà bầu có thể sẽ gặp phải triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc phân có chất nhầy là biểu hiện rối loạn tiêu hóa mà bà bầu mang thai 3 tháng đầu dễ dàng gặp phải.
  • Đau nhức đầu, người mệt mỏi: Đau nhức đầu, người mệt mỏi là biểu hiện thường thấy của bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị sốt virus. Ngoài đau đầu bà bầu còn cảm thấy đau nhức phần hốc mắt, đau nhức cơ bắp, cảm giác uể oải, khó chịu.
  • Một số triệu chứng khác: như mắt đỏ, chảy nước mắt, nổi ban trên da. Ban đỏ trên da có thể xuất hiện sau sốt 2 – 3 ngày.
Mẹ bầu bị sốt cao kèm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nhức mỏi có nguy cơ cao bị sốt virus

Mẹ bầu bị sốt cao kèm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nhức mỏi có nguy cơ cao bị sốt virus

Mẹ bầu bị sốt cao kèm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nhức mỏi có nguy cơ cao bị sốt virus

Khi thấy mình có biểu hiện bất thường như sốt, ho, đau đầu, rối loạn tiêu hóa hoặc xuất huyết tiêu hóa,… thì bà bầu không nên chủ quan. Điều cần làm là nên thăm khám sớm để xác định rõ nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

4. Nguy cơ bà bầu mắc sốt xuất huyết, sốt virus ảnh hưởng đến thai nhi

Mỗi một loại virus sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn đầu mang thai.

Nguy cơ ảnh hưởng của sốt xuất huyết

Cho đến nay, việc bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị sốt xuất huyết gây ra dị tật cho thai nhi vẫn chưa được khẳng định chắc chắn. Tuy nhiên, bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị nhiễm virus sốt xuất huyết có thể tiềm ẩn một số nguy cơ như: Tiền sản giật, làm tăng nguy cơ thai lưu, sảy thai ở bà bầu trong giai đoạn đầu mang thai.

Chưa có nghiên cứu nào cho thấy bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị sốt xuất huyết gây ra dị tật cho thai nhi

Chưa có nghiên cứu nào cho thấy bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị sốt xuất huyết gây ra dị tật cho thai nhi

Ngoài ra, triệu chứng sốt cao ở bà bầu bị sốt xuất huyết trong 3 tháng đầu mang thai có thể làm ảnh hưởng đến nhịp tim thai nhi. Điều này cũng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi trong những giai đoạn sau này.

Nguy cơ ảnh hưởng của sốt virus

Tùy thuộc vào chủng virus, giai đoạn thai kỳ cũng như mức độ nặng nhẹ sốt virus có thể gây ra những biến chứng cho thai nhi như: chậm phát triển, thai chết lưu, sinh non hoặc sảy thai, dị tật bẩm sinh, thiếu bộ phận cơ thể, tự kỷ,…

5. Chăm sóc và điều trị cho bà bầu khi bị sốt xuất huyết và sốt virus

Biến chứng do sốt virus hoặc sốt xuất huyết gây ra cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu là rất khó lường trước, vì thế nếu như không may mắc phải một trong 2 bệnh lý này thì bà bầu cần:

Nên đi khám bác sĩ ngay khi xuất hiện triệu chứng của bệnh

Để có hướng dẫn xử lý đúng đắn: Khi bà bầu thấy mình có biểu hiện bất thường của sốt virus hoặc sốt xuất huyết như: sốt, phát ban, đau đầu, mất nước, đau nhức cơ, rối loạn tiêu hóa,… thì cần đi khám bác sĩ ngay. Bởi vì, bác sĩ sẽ biết cách chẩn đoán chính xác bà bầu bị sốt xuất huyết hay sốt virus. Từ đó, họ sẽ đưa ra những cách xử lý hiệu quả và an toàn nhất cho bà bầu.

Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn điều trị bác sỹ

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu không tự ý sử dụng thuốc hoặc bài thuốc dân gian, không tăng giảm liều lượng thuốc cũng như việc sử dụng các biện pháp dân gian nếu như không có chỉ định của bác sĩ. Bởi vì nếu sử dụng không đúng cách sẽ dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc và tác dụng phụ cho bà bầu và thai nhi.

Bổ sung nước, oresol

cCần bổ sung nước và chất điện giải Oresol ngay lập tức

Cần bổ sung nước và chất điện giải Oresol ngay lập tức

 Khi bị sốt virus hoặc sốt xuất huyết, bà bầu thường có cảm giác khát nước, mệt mỏi do cơ thể bị mất nước và chất điện giải. Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là cần bổ sung nước và chất điện giải Oresol ngay lập tức. Việc này sẽ giúp cơ thể hạ sốt, giảm nguy cơ gây biến chứng do nhiệt độ thay đổi như dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng

 Trong và sau giai đoạn bị sốt xuất huyết thì bà bầu nên tích cực bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường đề kháng. Các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như: cam, bưởi, dưa hấu, chanh,… có tác dụng thanh lọc cơ thể và tăng cường đề kháng hiệu quả giúp bà bầu nhanh khỏi bệnh hơn.

Mẹ bầu nên bổ sung nhiều loại trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng

Mẹ bầu nên bổ sung nhiều loại trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất tốt cho hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây lan

  • Ngủ trong màn (kể cả ban ngày): Vật trung gian lây nhiễm sốt xuất huyết là muỗi vằn Aedes, loại muỗi này xuất hiện cả ban ngày và khắp nơi trong môi trường sống của bà bầu. Vì thế, mẹ bầu nên ngủ trong màn, dù đó là ban ngày.
  • Mặc quần áo dài tay: Mặc quần áo dài tay làm hạn chế nguy cơ khiến cho thể bị muỗi vằn tấn công và gây bệnh sốt xuất huyết ở bà bầu trong 3 tháng đầu hiệu quả hơn.

6. Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, sốt virus ở bà bầu

Để đảm bảo sức khỏe của bản thân và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh trong giai đoạn đầu mang thai thì bà bầu cần ghi nhớ cách phòng ngừa bệnh như sau:

Phòng ngừa sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết chủ yếu là do muỗi vằn gây ra, vì thế để phòng bệnh thì bà bầu có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Ngăn ngừa sự sản sinh của muỗi ở các vật dụng trong gia đình: bình đựng nước, thường xuyên vệ sinh đồ đạc, giữ môi trường sống thoáng đãng.
  • Căng màn kín khỉ ngủ và tránh mặc quần áo ngắn tay để phòng muỗi đốt.
  • Phun thuốc diệt muỗi theo lịch của xã phường cùng với việc sử dụng biện pháp diệt muỗi cá nhân: thoa kem chống muỗi, sử dụng vợt muỗi…
  • Có thể sử dụng một số hương liệu thiên nhiên như: xả, vỏ cam, vỏ chanh…để đuổi muỗi.
Phun thuốc diệt muỗi theo lịch của xã phường

Phun thuốc diệt muỗi theo lịch của xã phường

Phòng ngừa sốt virus

Sốt virus có thể lây nhiễm qua tiếp xúc hàng ngày, đặc biệt với bà bầu mang thai 3 tháng đầu có hệ miễn dịch yếu cần hết sức thận trọng. Để phòng ngừa sốt virus trong 3 tháng đầu mang thai bà bầu cần:

  • Không tiếp xúc người ốm: Những người ốm mắc triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sốt… rất có thể đang tồn tại virus siêu vi. Vì thế nếu như bà bầu tiếp xúc gần không có biện pháp phòng tránh rất có thể bị lây nhiễm căn bệnh này.
  • Ăn uống đầy đủ, giữ gìn vệ sinh cá nhân: Bà bầu cần bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, bà bầu nên rửa tay, súc họng, dùng tay che miệng khi ho và hắt hơi,… để phòng bệnh hiệu quả hơn.
  • Bổ sung dưỡng chất nâng cao sức đề kháng: Bà bầu nên ăn những loại thực phẩm như: bông cải xanh, tỏi, các loại quả chứa nhiều vitamin C, ớt chuông đỏ, gừng,…
Những loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Những loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Bảng tham khảo dưới đây giúp bà bầu tóm gọn được cách phân biệt giữa bệnh sốt virus và sốt xuất huyết:

Tiêu chí so sánh Sốt virus Sốt xuất huyết
Nguyên nhân gây bệnh Nhiều chủng virus gây bệnh sốt virus khác nhau. Bệnh thường lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp. Virus Dengue lây qua muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh.
Thời điểm mắc bệnh Vào lúc thời tiết giao mùa, nắng mưa thất thường. Thường là vào mùa mưa từ tháng 7-10 hàng hàng năm.
Thời gian phát bệnh Tùy thuộc vào chủng virus gây bệnh thời điểm phát bệnh có thể kéo dài từ 7-10 ngày. Có trường hợp là 14 ngày. Từ 7-10 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh.
Biểu hiện của bệnh
  • Sốt cao từ 38-39 độ C, ít đáp ứng thuốc hạ sốt.
  • Có triệu chứng viêm đường hô hấp trên.
  • Xuất hiện triệu chứng liên quan đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy.
  • Đau nhức cơ.
  • Sốt từ 39-40 độ C, khó hạ sốt bằng thuốc.
  • Đau đầu, đau vùng trán, hốc mắt.
  • Sung huyết, xuất huyết dưới da.
  • Buồn nôn, chán ăn.
  • Đau cơ, đau khớp
Nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi Tùy thuộc vào chủng gây bệnh và mức độ bệnh nặng nhẹ sẽ gây ra ảnh hưởng nhất định như: Nguy cơ dị tật bẩm sinh, sinh non, thai chết lưu, tự kỷ sau sinh,… Chưa có chứng minh khoa học sốt xuất huyết ở bà bầu gây dị tật thai nhi. Tuy nhiên bệnh có thể gây nguy cơ thai lưu, sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi trong những năm tháng về sau.
Cách chăm sóc và điều trị Cần tuần thủ chặt chẽ hướng dẫn điều trị của bác sĩ thăm khám trực tiếp. Biện pháp điều trị chính gồm:

  • Hạ sốt, bù điện giải
  • Uống nhiều nước
  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng
Cách phòng ngừa
  • Tránh tiếp xúc với người ốm, những nơi đông người.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống.
  • Sử dụng khẩu trang và sát khuẩn tay thường xuyên.
  • Ăn uống đầy đủ, thường xuyên sử dụng thực phẩm giúp tăng đề kháng.
  • Ngủ trong màn ( kể cả ban ngày.
  • Mặc quần áo dài tay để hạn chế muỗi đốt.
  • Giữ môi trường sống thoáng đãng, vệ sinh nhà cửa thường xuyên.
  • Trang bị lưới, cửa chống muỗi.

 

Hy vọng bài viết của Tổ hợp y tế MEDIPLUS đã giúp các mẹ bầu phân biệt mang thai 3 tháng đầu bị sốt xuất huyết với sốt virus. Đây là 2 căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra những biến chứng cho mẹ bầu và thai nhi. Vì thế khi thấy mình có biểu hiện kể trên bà bầu cần thăm khám sớm để có biện pháp điều trị phù hợp.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn sứa được không? Đọc ngay để giúp thai nhi khỏe mạnh

    Bầu ăn sứa được không? Là thắc mắc của nhiều người, mặc dù đây là món ăn ngon, mát, dễ ăn. Hãy dành 1 phút…

    25 Th9, 2023
    5.2K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn rau cần được không? Những điều nhất định phải biết trước khi ăn

    Bầu ăn rau cần được không? được rất nhiều mẹ bầu thắc mắc. Bởi tất cả các nguồn thực phẩm được hấp thụ vào cơ…

    25 Th9, 2023
    6.4K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn đậu bắp được không? Hướng dẫn mẹ bầu chi tiết

    Bầu ăn đậu bắp được không? Là thắc mắc của nhiều mẹ bầu bởi bất kỳ loại thực phẩm nào trong giai đoạn này cũng…

    11 Th9, 2023
    1.7K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Tiêm kích trứng loại thuốc nào, hướng dẫn thực hiện tại nhà

    Tiêm kích trứng là một bước cần thiết khi tiến hành kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).…

    15 Th5, 2023
    2.3K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám