Mang thai 3 tháng đầu bị táo bón – 5 sai lầm khi điều trị

Cập nhật 24/06/2023

5.4K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón thường do nội tiết tố thay đổi làm giảm co bóp tử cung và nhu động ruột. Một nguyên nhân nữa khiến mẹ bầu bị táo bón kéo dài là mắc một số sai lầm khi điều trị. Trong bài viết này, chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ chỉ ra 5 sai lầm phổ biến và cách điều trị phù hợp cho bệnh này.

1. 5 sai lầm phổ biến trong điều trị táo bón ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Các sai lầm phổ biến khi điều trị táo bón ở các mẹ bầu có thể kể đến như:

1.1. Chỉ chú trọng bổ sung chất xơ

Chất xơ từ rau xanh, các loại quả sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giảm tình trạng táo bón. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu chỉ chú trọng bổ sung chất xơ hoặc sử dụng quá nhiều sẽ gây ra những hệ quả, đó là:

  • Đầy hơi, tiêu chảy: Khi ăn nhiều chất xơ vào cơ thể sẽ khiến cho cơ thể hấp thu kém khoáng chất kẽm. Kẽm có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Thiếu kẽm sẽ có nguy cơ dẫn tới tình trạng tiêu chảy.
  • Mất cân bằng dinh dưỡng: Ăn quá nhiều chất xơ khiến mẹ bầu không thể ăn những thực phẩm khác, dẫn tới tình trạng thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Do vậy, các mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học, cân bằng các chất dinh dưỡng. Đồng thời mẹ bầu nên tuân thủ nguyên tắc ăn uống tránh táo bón là: Bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa và hạn chế các thực phẩm khó tiêu.

Những nhóm thực phẩm mà mẹ bầu nên sử dụng để tránh táo bón bao gồm:

  • Nhóm thực phẩm giàu chất xơ: Chủ yếu là các rau xanh hoặc hoa quả.  Hàm lượng chất xơ mà mẹ bầu nên cung cấp vào cơ thể để tránh bị táo bón là 30-35 gram/ngày. Dưới đây là một số loại thực phẩm và hàm lượng mà mẹ bầu có thể tham khảo.
Thực phẩm Lượng chất xơ trong 100 gram thực phẩm
6,7  g
3,1 g
Táo 2,4 g
Chuối 2,6 g
Cà rốt 2,8 g
Đậu xanh 7,6 g
Bông cải xanh 2,6 g
Củ cải đường 2,8 g
Chuối 2,6 g
Yến mạch 10,6 g
Khoai lang 2,5 g
  • Nhóm thực phẩm giàu probiotics: Nhóm này chuyên cung cấp lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa. Ví dụ: Sữa chua, phô mai, men vi sinh,…
  • Nhóm thực phẩm giàu magie: Magie có tác dụng nhuận tràng giúp tiêu hóa tốt. Magie có nhiều trong lúa mì, yến mạch, các loại đậu, hạt; các loại rau xanh đậm và các loại trái cây (bơ, nho,…)
Lạm dụng các thực phẩm giàu chất xơ có nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa

Lạm dụng các thực phẩm giàu chất xơ có nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa

1.2. Đi vệ sinh không đúng cách

Nhiều mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu bị táo bón do các thói quen đi vệ sinh không tốt như:

  • Nhịn đi đại tiện: Thói quen này có thể gây ra những rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng. Lượng phân bị giữ lại trong cơ thể càng lâu, mẹ bầu càng khó đi ngoài do đại tràng hấp thu nước từ phân, khiến phân rắn, cứng, gây đau.
  • Làm việc khác trong lúc đi vệ sinh: Khi đi vệ sinh mẹ bầu không nên làm các việc khác như nghịch điện thoại, đọc sách báo,… Việc làm này là nguyên nhân kéo dài thời gian đi vệ sinh, tạo thói quen xấu và dẫn tới nguy cơ bị bệnh trĩ do ngồi đi vệ sinh quá lâu.

Một cách giúp các mẹ bầu thấy thoải mái khi đi vệ sinh đó là sử dụng thêm 1 chiếc ghế. Mẹ bầu có thể đặt chân lên ghế, thân người ngả về trước, kết hợp với massage vùng bụng dưới để việc đi đại tiện được dễ dàng hơn.

Đặt chân lên cao, người ngả về phía  trước hỗ trợ mẹ bầu đi ngoài dễ dàng hơn

Đặt chân lên cao, người ngả về phía  trước hỗ trợ mẹ bầu đi ngoài dễ dàng hơn

1.3. Lạm dụng thuốc nhuận tràng

Phụ nữ khi mang thai bị táo bón thường được bác sĩ khuyên thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để cải thiện bệnh. Tuy nhiên, khi cách này không mang lại hiệu quả cho mẹ bầu thì bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu sử dụng thuốc nhuận tràng.
Thuốc nhuận tràng là thuốc được sử dụng trong việc điều trị táo bón bằng cách làm mềm phân hoặc tăng nhu động ruột, tăng đẩy phân ra ngoài. Tuy nhiên mẹ bầu không nên lạm dụng các thuốc nhuận tràng hoặc sử dụng không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi vì, việc này sẽ dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Giảm hấp thu chất dinh dưỡng: Thuốc nhuận tràng khiến thức ăn bị đẩy ra ngoài quá nhanh, cơ thể không kịp hấp thu.
  • Giảm nồng độ magie máu: Magie máu giảm là nguyên nhân dẫn tới chứng hốt hoảng thai kỳ, stress, căng thẳng.

Để đảm bảo an toàn, khi sử dụng thuốc nhuận tràng các mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị táo bón cần lưu ý những điều sau:

  • Ưu tiên điều trị táo bón bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
  • Không tùy ý sử dụng thuốc nhuận tràng, nếu sử dụng thuốc, cần hỏi ý kiến và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc kết hợp với uống nhiều nước để tác dụng nhuận tràng của thuốc đạt hiệu quả cao.
Mẹ bầu cần được bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng thuốc nhuận tràng

Mẹ bầu cần được bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng thuốc nhuận tràng

1.4. Nạp quá nhiều canxi và sắt gây táo bón

Cơ thể mẹ bầu đòi hỏi lượng sắt cao hơn 50% và lượng canxi cao hơn 40% bình thường. Bởi vì, khi mang thai  mẹ cần có đủ chất để đảm bảo nhu cầu tạo máu, hạn chế loãng xương cho mẹ và phát triển hệ xương cho thai nhi.

Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều canxi và sắt sẽ gây ra tình trạng táo bón ở mẹ bầu. Lượng sắt và canxi dư sẽ bị cơ thể loại bỏ ra ngoài, tạo áp lực cho hệ tiêu hóa gây ra tình trạng khó tiêu, táo bón.

Theo chuyên gia của MEDIPLUS thì mẹ bầu nên cung cấp sắt và canxi với hàm lượng và cách dùng như sau:

Sắt: Mẹ bầu nên bổ sung khoảng 30 mg sắt/ngày. Đối với phụ nữ mang thai lần đầu, liều sắt cần bổ sung là 60mg/ngày, uống kéo dài tới khi sau sinh một tháng. Lưu ý: Các chế phẩm khác nhau có nguy cơ gây táo bón khác nhau, cụ thể là:

  • Sử dụng dạng sắt nước bổ sung ít gây táo bón hơn dạng sắt viên.
  • Dạng sắt hữu cơ (sắt fumarat và sắt gluconate) ít gây táo bón hơn dạng sắt vô cơ (Sắt sulfat).

Canxi: Đối với mẹ bầu 3 tháng đầu, liều canxi cần bổ sung là 800mg/ngày (3 tháng giữa là 1000mg/ngày, 3 tháng cuối thai kỳ là  1500mg/ngày). Lưu ý: Các chế phẩm canxi hữu cơ (canxi gluconate, canxi lactat, canxi citrat) dễ tiêu hóa và ít gây táo bón hơn chế phẩm canxi vô cơ (canxi cacbonat, canxi photphat).

Không nên sử dụng đồng thời thuốc bổ sung sắt và canxi cùng một lúc. Các mẹ bầu nên sử dụng viên bổ sung sắt và canxi cách nhau vài giờ để thuốc hấp thu được tốt nhất.

Bổ sung quá nhiều sắt và canxi là nguyên nhân gây táo bón ở các mẹ bầu

Bổ sung quá nhiều sắt và canxi là nguyên nhân gây táo bón ở các mẹ bầu

>>> Mẹ bầu cần biết:

1.5. Táo bón là chuyện bình thường của bà bầu không chú trọng điều trị và phòng ngừa khiến bệnh thêm nặng

Tâm lý chủ quan, không phòng ngừa và điều trị là một sai lầm nghiêm trọng của các mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu bị táo bón. Táo bón lâu dài có thể để lại các biến chứng như:

  • Mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
  • Sinh non, sảy thai khi mẹ bầu rặn đi ngoài.
  • Nguy cơ gây trĩ, tổn thương hậu môn, sa trực tràng ở mẹ bầu.
  • Mẹ bầu rối loạn tiêu hóa, chán ăn, thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng.
  • Các chất có hại, độc từ phân ứ đọng lâu ngày được hấp thụ ngược lại cơ thể, ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi.

2. Cách phòng ngừa hiện tượng táo bón ở bà bầu 3 tháng đầu

Để tránh hiện tượng mang thai 3 tháng đầu bị táo bón, các mẹ bầu nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống như sau:

  • Uống đủ nước: Nước giúp phân mềm và dễ đi ngoài hơn. Mẹ bầu nên uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn thay vì ăn nhiều thức ăn cùng một lúc sẽ hạn chế áp lực cho đường tiêu hóa, giúp đường ruột tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.
  • Vận động nhẹ nhàng: Các bài tập, vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền sẽ giúp cơ thể mẹ được thư giãn, đường ruột được co bóp và hoạt động trơn tru. Điều này sẽ giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng táo bón ở các mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu.
  • Bổ sung chất làm giảm táo bón: Các thực phẩm hỗ trợ làm giảm và phòng ngừa táo bón cần được bổ sung cho mẹ bầu như các chất xơ, rau củ quả hay sữa chua. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên lạm dụng và sử dụng quá nhiều gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Tập luyện nhẹ nhàng, thường xuyên hạn chế tình trạng táo bón ở các mẹ bầu

Tập luyện nhẹ nhàng, thường xuyên hạn chế tình trạng táo bón ở các mẹ bầu

Mang thai 3 tháng đầu bị táo bón là hiện tượng thường gặp ở các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên chủ quan. Khi gặp các triệu chứng của bệnh táo bón mẹ bầu nên thay đổi chế độ ăn uống và lối sống hợp lý.

Thực hiện chế độ điều trị đúng cách sẽ giảm các tác động do táo bón ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này xin vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

*Bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Vỡ ối mà tử cung chưa mở có nguy hiểm không? 4 lưu ý cho mẹ

    Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và chuẩn bị sinh bé ra, tuy nhiên vỡ ối mà tử cung chưa…

    28 Th10, 2024
    917

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu bị ngứa toàn thân có nguy hiểm không? Gợi ý 5 cách chữa

    Mẹ bầu bị ngứa toàn thân hoặc từng vùng khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy…

    16 Th9, 2024
    1.5K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá giang được không? 3 Lợi ích, 4 lưu ý

    Câu hỏi về việc bà bầu ăn lá giang được không là một thắc mắc phổ biến khi các mẹ bắt đầu lập thực đơn…

    16 Th9, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu ít nước ối phải làm sao: 5 cách cải thiện

    Thiểu ối là một tình trạng không hiếm gặp trong thai kỳ, đặc biệt là ở những tháng cuối, khi lượng nước ối ít hơn…

    21 Th10, 2024
    206

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám