Hướng dẫn cách bổ sung sắt cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Cập nhật 28/04/2023

2.7K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sản khoa

Theo thống kê, khoảng 50% phụ nữ mang thai không bổ sung đủ chất sắt trong suốt thai kỳ. Cũng có thể hiểu được sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tạo tế bào hồng cầu, cung cấp oxy hỗ trợ hoạt động hô hấp của bé. Vậy bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào là hợp lý, tốt cho mẹ bầu, tốt cho sự phát triển của thai nhi? Cùng theo dõi chia sẻ của chuyên gia MEDIPLUS thông qua bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức hứu ích.

Tại sao mẹ bầu cần phải bổ sung sắt?

Chất sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tạo nên tế bào hồng cầu và cấu tạo enzym của hệ miễn dịch, đồng thời sắt còn giúp cải thiện và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Đối với người thường, khi bị thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu gây mệt mỏi. Với đối tượng đặc biệt là phụ nữ mang thai, thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Thai nhi sẽ gặp vấn đề trong quá trình hô hấp do bị thiếu oxy từ phổi mẹ, vì khi thiếu sắt thì oxi không thể được vận chuyển đến em bé cũng như các phần còn lại của cơ thể mẹ.

Xem thêm bài viết:

Sắt đóng vai trò quan trọng đến quá trình vận chuyển oxy trong máu

Sắt đóng vai trò quan trọng đến quá trình vận chuyển oxy trong máu

Một điều mà nhiều mẹ bầu không ngờ tới, chính là sắt đóng vai trò rất lớn trong việc làm tăng cảm giác ngon miệng. Đối với những phụ nữ mang thai, nhất là ở giai đoạn đầu của thai kỳ mà bị thiếu máu do thiếu sắt gây ra sẽ có cảm giác chán ăn, bỏ bữa, người mệt mỏi và khó ngủ vì không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho não cũng như các tế bào khác trong cơ thể. Khi bị thiếu sắt, sức đề kháng của mẹ bầu có thể bị suy giảm rõ rệt, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng. Lúc này, thai nhi sinh ra sẽ bị ảnh hưởng rất lớn và có nguy cơ cao bị thiếu máu.

Đối với mẹ bầu, khi bị thiếu sắt sẽ làm tăng khả năng sinh non, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản và suy nhược cơ thể. Cơ thể mẹ và bé lúc này là một thực thể gắn kết, chính vì thế khi mẹ không ổn thì tình trạng của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu, có thể dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng bào thai, thai nhi non tháng và nhẹ cân, điều này có tác động xấu đến sự phát triển toàn diện của trẻ sau này kể cả về thể lực và trí lực.

Trẻ có thể bị sinh non nếu mẹ thiếu sắt trong quá trình mang thai

Trẻ có thể bị sinh non nếu mẹ thiếu sắt trong quá trình mang thai

Việc thiếu sắt có rất nhiều ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé, chính vì thế những ông bố bà mẹ cần phải đặc biệt lưu tâm đến vấn đề bổ sung sắt cho bà bầu, đảm bảo sự phát triển ổn định về lâu dài cho cả mẹ và bé.

Các triệu chứng thiếu sắt của mẹ bầu trong thời gian mang thai

Vì sắt là một vi chất rất quan trọng trong suốt thai kỳ, chính vì thế mỗi mẹ bầu cần nhận thức được đâu chính là dấu hiệu của việc thiếu sắt, để từ đó chủ động trong việc bổ sung chất sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây chính là những dấu hiệu cơ bản khi bị thiếu sắt trong quá trình mang thai mà mẹ bầu nên tham khảo:(*)

Mệt mỏi kéo dài

Việc thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, có dấu hiệu dễ bị kiệt sức chính là những dấu hiệu thiếu sắt cơ bản và phổ biến nhất đối với những ai bị thiếu sắt. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này là do thiếu sắt nên việc vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác bị sụt giảm, gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi và thậm chí là ngất xỉu.

Bầu thiếu sắt thường bị mệt mỏi kéo dài

Bầu thiếu sắt lượng oxy bị sụt giảm nên thường bị mệt mỏi kéo dài

Rụng tóc, bong móng

Thiếu sắt khi mang thai là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu ở bà bầu, điều này khiến cho da dẻ bị nhăn nheo, móng tay mỏng đi và tóc cũng dễ bị gãy rụng hơn.

Da dẻ nhợt nhạt hoặc có màu vàng nhạt

Theo các chuyên gia MEDIPLUS, sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra các tế bào hồng cầu. Chính vì thế khi cơ thể mẹ bầu bị thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu tế bào hồng cầu. Huyết sắc tố tồn tại trong tế bào hồng cầu chính là nguyên nhân làm cho máu có màu đỏ, do đó khi thiếu sắt mẹ bầu  sẽ thấy da dẻ nhợt nhạt hơn, sắc mặt cũng xanh xao hẳn đi thay vì hồng hào.

Tim đập nhanh

Khi cơ thể bị thiếu sắt, tỷ lệ huyết sắc tố thấp đi khiến trái tim phải làm việc cật lực hơn để thúc đẩy quá trình mang oxy đến khắp nơi trong cơ thể. Do đó, mẹ bầu sẽ có thể cảm nhận được nhịp tim của mình không đều hoặc tim đập nhanh một cách bất thường. Nếu tình trạng thiếu sắt kéo dài, chức năng của hệ tim mạch và hệ hô hấp rất có thể bị suy giảm do phải làm việc quá nhiều.

Nhức đầu, chóng mặt

Khi bị thiếu sắt, nồng độ hemoglobin trong tế bào hồng cầu sẽ không đủ để oxy được vận chuyển đến não. Điều này làm cho mạch máu có thể bị sưng lên, tạo áp lực trong não và chính là tác nhân gây ra hiện tượng đau đầu ở bà bầu.

Khi bị thiếu sắt, nồng độ hemoglobin

Khi bị thiếu sắt, nồng độ hemoglobin không đủ vận chuyển oxy

Triệu chứng ở thai nhi

Việc bổ sung sắt cho bà bầu là vô cùng quan trọng, bởi lẽ khi bị thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ mà còn gây tác động rất lớn đến sức khỏe thai nhi. Khi cơ thể mẹ thiếu sắt, thai nhi sẽ không nhận được đủ máu và oxy do quá trình vận chuyển oxy từ phổi mẹ bị chậm lại… Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu có thể xảy ra hiện tượng không mong muốn là lưu thai. Không những thế, nếu được sinh ra thì trẻ sơ sinh có khả năng bị nhẹ cân và dễ mắc bệnh, trí não cũng khó phát triển toàn diện.

Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu qua các thực phẩm

Việc bổ sung sắt cho bà bầu trong suốt thai kỳ là vô cùng quan trọng, đặc biệt là ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Bà bầu có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm giàu sắt như: các loại nấm, ớt chuông, thịt bò, đậu đỗ, đặc biệt là những loại rau xanh và trái cây có chứa nhiều vitamin C để hỗ trợ quá trình hấp thu chất sắt được tốt hơn.

Bên cạnh việc bổ sung qua thực phẩm và xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, mẹ bầu cũng có thể bổ sung sắt thông qua các loại thuốc. Thuốc sắt thường có hai dạng: sắt vô cơ và sắt hữu cơ, trong đó thuốc hữu cơ được các chuyên gia khuyến khích hơn vì rất dễ hấp thu và ít gây táo bón như thuốc vô cơ.

Bà bầu nên uống sắt khi đói và kết hợp cùng các thức uống có nhiều vitamin C như nước cam hoặc nước chanh, vì vitamin C có vai trò hỗ trợ quá trình hấp thu sắt được tốt hơn. Việc uống sắt nên diễn ra vào thời điểm 1 đến 2 giờ sau ăn để đạt được kết quả tốt nhất.

Mẹ bầu có thể bổ sung chất sắt thông qua đường uống

Mẹ bầu có thể bổ sung chất sắt thông qua đường uống

Bổ sung lượng sắt cho bà bầu  bao nhiêu là đủ? Theo các nghiên cứu y khoa cho thấy bà bầu cần được bổ sung 27 mg sắt mỗi ngày, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với người bình thường. Bởi lẽ, lúc này sắt không chỉ có tác dụng đối với cơ thể mẹ mà còn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.(*)

Lưu ý: Một lưu ý vô cùng quan trọng khi uống thuốc sắt là tránh uống cùng với sữa hoặc các thực phẩm giàu canxi, vì trái ngược với vitamin C thì canxi lại cản trợ và làm chậm quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.

Một quan điểm mà các mẹ bầu thường cho là đúng chính là trong giai đoạn mang bầu mới cần bổ sung chất sắt. Thực ra, việc bổ sung chất sắt là cần thiết trong cả trước, trong và sau thai kỳ. Trước khi mang thai uống sắt để dự trữ, trong khi mang thai để mẹ và bé phát triển tốt và sau khi sinh mẹ bầu cũng cần được bổ sung sắt. Bởi lẽ khi sinh thì các mẹ bầu thường mất rất nhiều máu, do đó cần bổ sung sắt để đề phòng tình trạng thiếu máu sau sinh.

Hy vọng thông qua bài viết này, phụ nữ mang thai sẽ có thêm những hiểu biết đúng đắn về việc bổ sung sắt cho bà bầu, hiểu được tầm quan trọng của sắt trong thai kỳ, đồng thời nhận diện được các triệu chứng khi bị thiếu sắt để có thể chủ động lên kế hoạch bổ sung, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mẹ và bé. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 của tổ hợp Y tế MEDIPLUS để nhận được giải đáp từ chuyên gia.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu có được cắt tóc không? 7 Lưu ý cho mẹ

    Khi mang thai, có rất nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một trong những…

    16 Th9, 2024
    2.5K

    Chuyên mục: Sản khoa

    12 cách tăng lượng sữa mẹ an toàn cho mẹ và bé

    Nuôi con bằng sữa mẹ không phải đơn giản, vì có những trường hợp mẹ bầu bị mất sữa không khi sinh, không đủ sữa…

    28 Th10, 2024
    332

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu tắm biển được không? 4 trường hợp mẹ không nên đi

    Mẹ bầu tắm biển được không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Khi mang thai, việc tắm biển đối với mẹ bầu vừa có…

    16 Th9, 2024
    929

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì? 5 Lưu ý cho mẹ

    Thời gian mang thai, khẩu phần ăn của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết…

    16 Th9, 2024
    802

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám