Mang thai 3 tháng đầu có nên đi xe máy không – 10 điều nhất định phải biết

Cập nhật 24/06/2023

23.3K

Bác sĩ Chu Việt Anh

Tham vấn y khoa:Bác sĩ Chu Việt Anh

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Ba tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm vì bào thai chưa ổn định trong tử cung. Do vậy, nhiều mẹ bầu quan tâm liệu “mang thai 3 tháng đầu có nên đi xe máy không?” Câu trả lời là có thể nhưng nên hạn chế. Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ chia sẻ 10 lưu ý quan trọng trong bài viết này để giúp mẹ bầu di chuyển an toàn hơn.

1. Mẹ bầu nên đi với tốc độ bao nhiêu?

Khi di chuyển, mẹ bầu nên giữ tốc độ chậm khoảng dưới 30km/h, điều này giúp bạn dễ dàng phản ứng với các chướng ngại trên đường như xe khác, ổ gà hay vỏ lon bia,…

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên đi xe máy với tốc độ chậm

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên đi xe máy với tốc độ chậm

Trong trường hợp cần đến nơi gấp, mẹ bầu nên gọi cho đối tác để được thông cảm và xin đến trễ, không nên phóng nhanh dễ gây nguy hiểm cho bản thân và thai nhi.

Xem thêm:

2. Nên đi vào thời gian nào?

Mẹ bầu nên tránh các giờ cao điểm vì vào giờ này lượng xe lưu thông nhiều, dễ gây tắc đường và lượng khói xe thải ra lớn. Khi di chuyển vào thời gian này, mẹ bầu mất thời gian chờ đợi cộng với việc hít khói bụi làm mẹ càng thêm mệt mỏi.

Mẹ bầu cần tránh giờ cao điểm để giảm cảm giác mệt mỏi do chờ đợi và hít khói bụi

Mẹ bầu cần tránh giờ cao điểm để giảm cảm giác mệt mỏi do chờ đợi và hít khói bụi

Các công ty, doanh nghiệp thường có các chính sách ưu tiên cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, mẹ bầu nên liên hệ với bộ phận nhân sự về thời gian đi làm phù hợp, tránh được giờ cao điểm.

Vào những ngày trời quá nắng nóng hay oi bức, nhiệt độ ngoài trời cao khiến cơ thể mất muối và nước, tình trạng này kéo dài có thể gây kiệt sức cho mẹ bầu. Trong thời tiết như vậy, mẹ bầu không nên tự đi xe máy mà nên lựa chọn các phương tiện di chuyển khác như ô tô hay xe buýt.

3. Quãng đường di chuyển an toàn cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu?

Mẹ bầu 3 tháng đầu chỉ nên di chuyển quãng đường gần từ 3 – 10km cho mục đích đi làm hoặc công việc gần.

Mẹ bầu chỉ nên tự đi xe máy ở quãng đường gần

Mẹ bầu chỉ nên tự đi xe máy ở quãng đường gần

Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên tự di chuyển bằng xe máy cho quãng đường xa, đi đường lâu dễ gây mệt mỏi, mất sức và kém tập trung. Thay vào đó, mẹ bầu hãy lựa chọn các phương tiện như ô tô hay xe khách sẽ an toàn hơn.

4. Chọn xe phù hợp

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu đi xe máy nhiều nên chọn xe đã quen thuộc từ trước đó, các thao tác xử lý quen tay để kịp ứng phó tình huống bất ngờ. Nếu phải chọn một chiếc xe khác, mẹ bầu cần ưu tiên xe tay ga, hình dáng thấp, có yên ngồi êm và chỗ để chân rộng rãi để bạn có thể ngồi thẳng lưng, thoải mái và dễ điều khiển xe.

Mẹ bầu nên đi xe tay ga, thấp và chỗ để chân thoải mái

Mẹ bầu nên đi xe tay ga, thấp và chỗ để chân thoải mái

Khi chưa quen với xe mới, mẹ bầu cần luyện tập, chạy quãng đường ngắn và có người kèm cặp. Xe cần được kiểm tra các hệ thống đảm bảo an toàn kỹ càng.

5. Loại giày thích hợp để mẹ bầu 3 tháng đầu đi xe máy?

Mẹ bầu 3 tháng đầu được bác sĩ khuyên không nên đi giày cao gót. Giày cao gót thiếu tính cân bằng nên dễ gây trượt ngã, bị thương hay đáng tiếc hơn là sẩy thai. Bên cạnh đó, do trọng lượng cơ thể mẹ bầu tăng, mẹ bầu mang giày cao gót dễ dẫn đến đau lưng, đau chân ảnh hưởng đến việc di chuyển của mẹ bầu.

Mẹ bầu nên hạn chế đi giày cao gót để tránh nguy hiểm trong quá trình di chuyển

Mẹ bầu nên hạn chế đi giày cao gót để tránh nguy hiểm trong quá trình di chuyển

Thay vì đi giày cao gót, mẹ bầu nên đi giày thể thao, giày búp bê hoặc sandal. Chọn giày có đế cao vừa phải, chú ý không dùng những đôi giày đế bệt quá mỏng để bảo vệ chân khỏi các vật nhọn, cũng không nên chọn giày quá cứng gây đau chân.

6. Hãy luôn mang theo thông tin cá nhân

Mẹ bầu nên mang theo thông tin cá nhân mọi lúc mọi nơi và đặt vào nơi dễ thấy trong túi, ví. Mẹ bầu cũng không nên lưu tên người thân bằng tên riêng hoặc biệt danh, thay vào đó hãy dùng các danh xưng như chồng, mẹ hay chị để người khác dễ dàng nhận biết.

Việc mẹ bầu chủ động chuẩn bị các thông tin liên quan đến người nhà nhằm mục đích khi mẹ bầu gặp các vấn đề trên đường như tai nạn, ngất,… thì người xung quanh có thể dựa vào giấy tờ tùy thân, số điện thoại để có thể nhanh chóng liên hệ gọi người nhà đến.

7. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên chọn trang phục sao cho phù hợp?

Ở giai đoạn 3 tháng đầu, mặc dù chưa có nhiều thay đổi về ngoại hình, các mẹ bầu cũng nên ưu tiên trang phục gọn gàng, thoải mái, đặc biệt ở phần chân và bụng để dễ xử lý khi đi xe.

Mẹ bầu nên mặc trang phục thoải mái, gọn gàng

Mẹ bầu nên mặc trang phục thoải mái, gọn gàng

Mẹ bầu nên tránh các trang phục bó, ôm, vì tư thế ngồi xe máy dễ gây sức ép cho vùng bụng, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Bên cạnh đó mẹ bầu cũng nên tránh các trang phục vướng víu khi đi xe máy như áo dài, váy đầm quá dài.

8. Xử lý như thế nào khi trời mưa, đường ngập?

Nếu mẹ bầu cần ra khỏi nhà khi trời mưa để đi làm hay có công việc gấp, đừng đi xe máy mà hãy gọi taxi. Trong trường hợp đang đi đường thì gặp mưa, mẹ bầu cần dừng xe lại, tìm chỗ trú và gọi điện cho người thân.

Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên đi xe máy khi trời mưa để tránh các nguy hiểm như ngã xe hoặc di chuyển trong nước mưa lạnh

Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên đi xe máy khi trời mưa để tránh các nguy hiểm như ngã xe hoặc di chuyển trong nước mưa lạnh

Mẹ bầu nên hạn chế ra đường khi trời mưa vì dễ gây nguy hiểm. Trời mưa gây cản trở tầm nhìn, mặt đường trở nên trơn trượt, ngập úng hoặc cây xanh ngã đổ,… sẽ khiến mẹ bầu trở tay không kịp với các tình huống bất ngờ.

9. Mẹ bầu nên kiểm tra xe thường xuyên

Mẹ bầu cần chú ý kiểm tra phanh, lốp, gương chiếu hậu, đèn,… trên 3 lần một tuần. Việc kiểm tra thường xuyên để tránh nguy cơ xe bị hư hỏng khi tham gia giao thông, hoặc nghiêm trọng hơn là gây ra tai nạn đáng tiếc.

10. Bảo dưỡng xe định kỳ

Mẹ bầu cũng nên bảo dưỡng xe thường xuyên để hạn chế hư hỏng, duy trì tuổi thọ của xe. Việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu xác định tình trạng xe hiện tại và kịp thời phát hiện ra những hỏng hóc. Mẹ bầu nên bảo dưỡng xe định kỳ sau mỗi 3000 – 5000km hoặc 3 – 6 tháng sử dụng.

11. Một số lưu ý khác dành cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Các mẹ bầu trong 3 tháng đầu vẫn chưa gặp quá nhiều khó khăn khi di chuyển nên có thể thoải mái khi đi đường xa. Tuy nhiên vẫn nên hạn chế, trong trường hợp bắt buộc phải đi thì mẹ bầu cần một số lưu ý sau:

  • Sau chặng đường dài xóc, cơ thể và tinh thần mẹ bầu đều bị gây sức ép. Mẹ bầu cần dành thời gian để nghỉ ngơi để giảm mệt mỏi, chăm sóc cơ thể.
  • Lựa chọn phương tiện khác xe máy khi di chuyển xa.

Khi cần phải di chuyển xa, thì mẹ không nên đi bằng xe máy. Thay vào đó, mẹ nên đi bằng máy bay, tàu hỏa dạng giường nằm, xe khách giường nằm,… Khi di chuyển, mẹ bầu nên chuẩn bị những vật dụng và giấy tờ sau:

  • Giấy tờ tùy thân để phòng trường hợp xảy ra sự cố, người xung quanh có thể liên hệ với người nhà mẹ bầu.
  • Thuốc dự phòng và số điện thoại của bác sĩ phụ trách.
  • Gối chữ U giúp mẹ bầu thoải mái khi đi đường xa.
  • Bịt tai chống ồn.
  • Bịt mắt ngủ.

Trong bài viết trên, Tổ hợp y tế MEDIPLUS đã trả lời câu hỏi “Mang thai 3 tháng đầu có nên đi xe máy không?” Đồng thời đưa ra nhiều lời khuyên cho các mẹ bầu khi di chuyển bằng xe máy. Mong rằng mẹ bầu sẽ có được những lựa chọn tối ưu cho mình.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bầu ăn bún đậu mắm tôm được không? Chuyên gia giải đáp

    Thắc mắc “Bầu ăn bún đậu mắm tôm được không?” Của rất nhiều phụ nữ trong giai đoạn mang thai vì món ăn này dễ…

    27 Th9, 2023
    2.6K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn bầu được không? Ăn quả bầu có tốt cho thai nhi

    Bà bầu ăn bầu được không là câu hỏi mà hầu hết chị em nào mang thai lần đầu đều quan tâm. Bởi các loại…

    24 Th8, 2023
    7.2K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn mắm tôm được không? Những lưu ý cho mẹ bầu

    Mẹ bầu ăn mắm tôm được không là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ đang trong thai kỳ. Với nhiều tranh cãi…

    22 Th8, 2023
    3.1K

    Tham vấn y khoa: ThS.BS Trương Quang Hải

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bánh tráng trộn được không? Mẹ bầu cần lưu ý những gì

    Bầu ăn bánh tráng trộn được không? Là câu hỏi của các tín đồ ăn vặt khi bước vào giai đoạn mang thai. Tuy đây…

    22 Th9, 2023
    3.9K

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám